Tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp cụ thể chị Nguyễn Thị H)

26 1.1K 9
Tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp cụ thể chị Nguyễn Thị H)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo thống kê trên Thế giới cho biết “Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng”. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt. Ông bà ta vẫn nói: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Vì thế, có thể nói, những người khiếm thị chính là những người “nghèo” nhất. Thế nhưng, họ vẫn sống, vẫn vươn lên bằng nghị lực phi thường với khát khao được hoà nhập cộng đồng. Tuy mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều đang cố gắng hoàn thiện mình để trở thành người có ích cho xã hội. Hơn ai hết, người khiếm thị phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống thường nhật nên họ rất cần sự cảm thông và chia sẻ của toàn xã hội. Nghĩa cử đó dù là tinh thần hay vật chất cũng đều đem lại cho người khiếm thị niềm hạnh phúc lớn lao để họ vững tin vươn lên học tập, lao động, sống hoà nhập cộng đồng, bởi chỉ có ánh sáng của tri thức mới bù đắp được sánh sáng của đôi mắt.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ² TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT, CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH ĐỀ TÀI: Tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp cụ thể chị Nguyễn Thị H) Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà : PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viên : Nguyễn Thị Vân Anh : Nguyễn Thị Vân Anh Lớp : CTXH 1 -2012 : CTXH 1 -2012 Hà Nội – 04/2014 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Theo thống kê trên Thế giới cho biết “Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng”. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc chữa trị các bệnh về mắt. Ông bà ta vẫn nói: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Vì thế, có thể nói, những người khiếm thị chính là những người “nghèo” nhất. Thế nhưng, họ vẫn sống, vẫn vươn lên bằng nghị lực phi thường với khát khao được hoà nhập cộng đồng. Tuy mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ đều đang cố gắng hoàn thiện mình để trở thành người có ích cho xã hội. Hơn ai hết, người khiếm thị phải chịu nhiều thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống thường nhật nên họ rất cần sự cảm thông và chia sẻ của toàn xã hội. Nghĩa cử đó dù là tinh thần hay vật chất cũng đều đem lại cho người khiếm thị niềm hạnh phúc lớn lao để họ vững tin vươn lên học tập, lao động, sống hoà nhập cộng đồng, bởi chỉ có ánh sáng của tri thức mới bù đắp được sánh sáng của đôi mắt. Trong những năm qua , Đảng và nhà nước ta đã luôn nỗ lực quan tâm đến vấn đề việc làm cho người khuyết tật đặc biệt là người khiếm thị. Đã có rất nhiều chương trình và chính sách trợ giúp trong việc hỗ trợ tạo việc làm cho người khiếm thị, tuy nhiên trong công tác hỗ trợ vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót, một số đối tượng là người khiếm thị vẫn phải sống cuộc sống khó 2 khăn, thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, sống phụ thuộc vào gia đình trong khi họ rất muốn có việc làm tạo thu nhập để giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới những người khiếm thị đặc biệt là quan tâm đến nhu cầu có việc làm để cho người khiếm thị vơi đi phần nào sự mặc cảm tự ti về số phận, tăng khả năng thích ứng với xã hội, tạo cơ hội cho họ tham gia vào các hoạt động xã hội và cống hiến tài năng bản thân vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bài cuối kỳ sẽ đi sâu vào nghiên cứu tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp cụ thể) làm đề tài nghiên cứu cuối kỳ. 2. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa lý luận – khoa học Đề tài vận dụng kiến thức công tác xã hội cũng như tiến trình quản lý ca với người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Đây là một đề tài nghiên cứu khám phá để tạo đà cho những nghiên cứu mang tính khoa học hơn vể đề tài người khiếm thị. - Ý nghĩa thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết trong công tác xã hội vào thực tiễn, có sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu của người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Từ đó, giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo. 3. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: nghiên cứu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng. - Phương pháp thu thập thông tin: + Phương pháp thu thập thông tin: Để có số liệu cụ thể về vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một số tài liệu liên quan đến vấn đề người 3 khuyết tật, người khiếm thị từ đó làm rõ nhiều khía cạnh của vấn đề quản lý trường hợp với người khiếm thị và đưa ra những đánh giá đúng, khách quan, phù hợp với đề tài nghiên cứu. + Phương pháp phân tích tài liệu: trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu và các tài liệu về người khuyết tật, người khiếm thị, dựa vào các thông tin thu thập được nhà nghiên cứu tiến hành lập kế hoạch trợ giúp đối tượng, phân tích, đánh giá những nguồn lực thực hiện để giúp đối tượng lựa chọn vấn đề ưu tiên giải quyết. 4. Bố cục của bài viết Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị Chương 3: Kết luận 4 NỘI DUNG CHÍNH Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn I. Cơ sở lý luận 1. Một số khái niệm 1.1. Khái niệm Công tác xã hội Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng, là một nghề chuyên môn có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội của con người, của mỗi quốc gia. Sự ra đời và phát triển của công tác xã hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Theo Từ điển Công tác xã hội ( 1995): “ Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người”. Theo Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thì: “ Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội. Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của ngành”. 1.2. Khái niệm khuyết tật Trong hệ thống phân loại Quốc tế ICF, WHO định nghĩa khuyết tật như sau: “ Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa cá 5 nhân một người ( về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác). 1.3. Khái niệm người khuyết tật Theo Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998: Người khuyết tật (không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật) là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng Khuyết tật được phân thành nhiều loại: tật vận động, tật giác quan, tật trí tuệ… Theo mô hình từ thiện: Người khuyết tật như là một nạn nhân của suy giảm chức năng, tình trạng rất bi đát, bất hạnh, chịu nhiều đau khổ họ cần các dịch vụ y tế đặc biệt, dịch vụ xã hội đặc biệt và trường học đặc biệt. Theo đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 định nghĩa: “người khuyết tật là người người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”. Theo Công ước quốc tế (30/3/2007) thì: “ Người khuyết tật là những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc các giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”. Theo luật người khuyết tật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010: “ Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. 1.4. Khái niệm về Công tác xã hội với người khuyết tật Công tác xã hội với người khuyết tật là hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội giúp đỡ những người khuyết tật tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ, huy động nguồn lực, xác định những dịch vụ cần thiết để hỗ trợ người khuyết tật, gia đình và cộng đồng 6 triển khai hoạt động chăm sóc trợ giúp họ một cách hiệu quả, vượt qua những rào cản, đảm bảo sự tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội trên nền tảng sự công bằng như những người khác trong xã hội. 1.5. Khái niệm người khiếm thị Người khiếm thị là người sau khi được điều trị và hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Trong ngôn ngữ thường ngày để nói tránh người ta gọi người mù là người khiếm thị nhưng thực ra hai khái niệm này khác nhau, người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối. Để chỉ chung người khiếm thị và người mù người ta dùng thuật ngữ người mù lòa (visually impaired) mà đôi khi còn có tên khác là người suy giảm thị lực. 2. Phân loại khuyết tật - Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển. - Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói. - Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. - Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc. - Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các dạng trên. 3. Đặc điểm tâm, sinh lý của người khuyết tật 7 Là một nhân viên công tác xã hội muốn giúp đỡ và giải quyết những khó khăn của người khuyết tật thì trước hết phải hiểu về đặc điểm tâm, sinh lý, nhu cầu của các nhóm người khuyết tật. Ngoài những nhu cầu chung nhất họ còn có những đòi hỏi riêng mà nhà công tác xã hội cần chú ý: - Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể giảm sút, vì vậy họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, học tập…Do đó gia đình và xã hội cần có hỗ trợ, ưu tiên đặc biệt cho nhóm đối tượng này như: chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, làm tay chân giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết bị tiện nghi, nhà ở…cần có đuợc các dịch vụ giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật. Cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật được thể hiện rõ nét: khi họ mất đi khả năng hoạt động của các cơ quan cảm giác nào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự nhận biết thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan còn lại này. Do mất hoặc giảm khả năng hoạt động một trong các cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết cho hoạt động nhận thức nên phần lớn một số người khuyết tật giác quan, tật thần kinh hoạt động tư duy có phần bị giảm sút về tốc độ do khối lượng thông tin cần tiếp thu bị hạn chế. Chính vì vậy trong hoạt động giáo dục, dạy nghề ta cần cung cấp thông tin của nhiều kênh, nhiều nguồn bằng nhiều biện pháp để tăng cường lượng thông tin cho hoạt động nhận thức của đối tượng. Do bị bệnh tật, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động, giao lưu hạn chế hơn so với người bình thường nếu không có hỗ trợ xã hội thì phạm vi quan hệ xã hội ở người khuyết tật sẽ bị thu hẹp. Do đó, gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho đối tượng hoà nhập vào cuộc sống xã hội của những người bình thường. Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nên người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu 8 gắt, nóng nảy/…Ngay cả khi như vậy họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng Cộng đồng và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa lánh, cần loại bỏ những tên gọi theo dị tật như “ thằng què, con cụt” xúc phạm đến họ. Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của thân chủ. Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trải qua, nhưng họ lại là những người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật nguyền. Với sự hỗ trợ thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được nhiều thành tích cao trong lao động và học tập. Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm và tế nhị, họ rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bình thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các nhóm tự giúp. Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn. II. Cơ sở thực tiễn 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề người khuyết tật Mục tiêu quan trọng của chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta là hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm, phát triển vì con người và do con người. Vì vậy hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp xã hội nói chung và công tác chăm sóc nuôi dưỡng đối với các đối tượng người khuyết tật là từng bước thực hiện chiến lược này. Xuất phát từ tình hình thực tế ở nước ta trong những năm qua Đảng ta đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách về chăm sóc người khuyết tật nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác trợ giúp xã hội. Người khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, họ cũng có niềm tin, giá trị , mong muốn đóng góp cho xã hội. Vì thế Nhà nước, cộng đồng, xã hội cần quan tâm tạo cơ hội cho người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng được phát triển. 9 Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn khuyết tật, phục hồi chức năng cho người tàn tật, nhằm đem lại sự bình đẳng và tạo cơ hội cho người tàn tật trong xã hội. Điều đó được thể hiện bằng hệ thông các chính sách, các văn bản pháp luật cụ thể: - Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 - Nghị định 55/ 1999/ NĐ – CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ về quy định tyhi hành một số điều của pháp lệnh người tàn tật - Quyết định số 590/TTg ngày 04/12/1993 của Chính phủ về việc thành lập hội cứu trợ trẻ em bị tàn tật. - Quyết định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính Phủ về việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về người tàn tật - Thông tư liên bộ số 13/TTLB/LĐTBXH – GDDT ngày 17/6/1995 của Bộ lao động TB%XH và Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện NĐ 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hoá cho trẻ em bị tàn tật. - Thông tư liên tịch số 13/TTLB/LĐTBXH – GDĐT ngày 17/6/1995 của Bộ Lao động TB$XH và Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai thực hiện NĐ 26/CP ngày 17/4/1995 của Chính Phủ về việc giao nhiệm vụ dạy văn hoá cho trê bị tàn tật. - Nghị định 67/2007 – NĐ – CP ngày 13/4/2007 của Chính Phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội - Thông tư số 09/2007/ TT – BLĐTBXH ngày 13/7/2007. Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007 – NĐ – CP. - Nghị định số 62/2009/NĐ – CP ngày 27/7/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế Ngoài ra còn một số các chương trình dự án trong và ngoài nước cũng đã và đang đuợc thực hiện trên cả nước nhằm hỗ trợ cho người khuyết tật trong việc học hành, tạo việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ chỉnh hình. 10 [...]... xã hội đối với người khuyết tật để giúp cho người khuyết tật có thể sống tự lực không phụ thuộc vào ai, có cơ hội để học tập, lao động và nhất là có mối quan hệ với mọi người một cách bình thường 13 Chương 2: Tiến trình quản lý trường hợp với người khiếm thị 1 Trường hợp can thiệp Gia đình chị Nguyễn Thị H gồm có 5 người, năm nay chị H 35 tuổi, chồng chị là anh Nguyễn Văn T 38 tuổi, anh chị có 3 cô... nữ xã - Liên hệ cho chị H cùng sinh hoạt với nhóm người khuyết tật 3 Xóa bỏ tâm lý mặc cảm, tự ti của chị H, giúp chị vui vẻ trở lại Cung cấp cho chị H những thông tin liên quan tâm lý của người khiếm thị, giúp chị thay đổi nhận thức rằng chị k phải là người thừa, người bỏ đi trong gia đình Giúp chị thay đổi nhận thức rằng chị k phải là người thừa, người bỏ đi trong gia đình, giúp chị có được niêm tin... Liên hệ cho chị H cùng sinh hoạt với nhóm người khuyết tật 4 Chị H, anh T được cung cấp thông tin về chăm sóc người khiếm thị - Giúp gia đình chị H có được những hiểu biết cơ bản đặc điểm, nhu cầu của người khiếm thị, từ đó có 21 - Tổ buổi Chị H nhận được sự quan tâm, yêu thương từ phía gia chức đình, làng tọa xóm cách chăm sóc tốt nhất cho chị H đàm, chia sẻ thông tin về người khiếm thị NVCTXH cần... hội với người khiếm thị, với gia đình người khiếm thị để giúp chị H tăng thêm chức năng tự túc sinh hoạt và giáo dục gia đình người khiếm thị đặc biệt là anh T về việc chăm nuôi, phục hồi cho chính bản thân chị H, để a cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của vợ, xóa bỏ những suy nghĩ không tốt về người vợ khuyết tật của mình Bản thân nhân viên xã hội cần phải có những hoạt động bảo vệ, biện hộ cho người. .. họ có thể có từng bước hoà nhập với cộng đồng Tuy nhiên vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của toàn xã hội đến đời sống vật chất, tinh thần cho người khiếm thị để họ bớt đi phần nào sự mặc cảm, tự ti và vươn lên hoà nhập cộng đồng, xã hội Đối với trường hợp của chị H, để có thể hỗ trợ chị trong việc giải quyết các vấn đề theo thứ tự ưu tiên thì trước tiên NV CTXH cần lập kế hoạch can thiệp cụ thể: STT... tật (Giáo trình dành cho bậc Đại học và SĐH chỉnh sửa lần 5), Trường ĐH KHXHNV-ĐH QGHN 2 Mai Kim Thanh (2 010), Nhập môn Công tác xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Bùi Thị Xuân Mai (2 012), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội 4 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2 005), Giáo trình công tác xã hội cá nhân, Trường Đại học Lao Động - Xã hội, Hà Nội 5 Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn. .. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan - Lim Shaw Hui (2 008), Giáo Trình Tham Vấn, Nxb Lao Động xã Hội, Hà Nội 6 Nguyễn Thị Tứ (2 008), Thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh 7 Nguyễn Thị Báo (2 007), Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị... kinh tế Chị H nhận được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ chồng 3 Xóa bỏ tâm lý Chị H mặc cảm, tự ti của chị H, giúp chị vui vẻ trở lại NVCTXH, Kỹ năng 3 tuần Hội phụ tạo lập mối nữ quan hệ, kỹ năng thuyết phục 4 Chị H, anh T Chị H, được cung cấp anh T thông tin về chăm sóc người khiếm thị NVCTXH, hội phụ nữ, chính quyền địa phương Kỹ năng thuyết trình, tham vấn, kỹ năng chia sẻ 3 tuần Giúp chị thay... tự do (kinh doanh quán nước ven đường) Tình trạng sức khỏe: đôi mắt bị mù Những vấn đề về tâm lý: lầm lì, ít nói, trầm cảm Thành phần gia đình: stt Họ và tên Tuổi Quan hệ với đối tượng Nghề nghiệp 1 Nguyễn Văn T 38 Chồng Buôn bán tự do 2 Nguyễn Thị A 15 Con gái Học sinh 3 Nguyễn Thị H 11 Con gái Học sinh 4 Nguyễn Thị C 5 Con gái Còn nhỏ => Nhận xét: Gia đình chị H có 3 con gái Là gia đình đông người. .. chị tỏ ra trầm tính, ít nói, tự ti về hoàn cảnh khuyết tật của bản thân 2 Tiến trình quản lý trường hợp - Tiếp nhận thông tin, đánh giá sơ bộ - Xác minh, đánh giá toàn diện - Lập kế hoạch cụ thể - Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch - Giám sát, đánh giá, kết thúc 3 Các bước tiến hành 3.1 Bước 1: Tiếp nhận thông tin, đánh giá sơ bộ về thân chủ Thu thập thông tin về thân chủ: Họ và tên: Nguyễn Thị . khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp cụ thể chị Nguyễn Thị H) Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà : PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viên : Nguyễn Thị Vân Anh : Nguyễn Thị Vân Anh. Tuổi Quan hệ với đối tượng Nghề nghiệp 1 Nguyễn Văn T 38 Chồng Buôn bán tự do 2 Nguyễn Thị A 15 Con gái Học sinh 3 Nguyễn Thị H 11 Con gái Học sinh 4 Nguyễn Thị C 5 Con gái Còn nhỏ => Nhận xét:. lý trường hợp với người khiếm thị 1. Trường hợp can thiệp Gia đình chị Nguyễn Thị H gồm có 5 người, năm nay chị H 35 tuổi, chồng chị là anh Nguyễn Văn T 38 tuổi, anh chị có 3 cô con gái, trong

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan