Tập hợp những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 – 3 tuổi

8 3.5K 28
Tập hợp những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 – 3 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tập hợp những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 – 3 tuổi

Tập hợp những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 – 3 tuổi 1. Một số trò chơi cho bé giai đoạn 0-3 tuổi Bé từ 0-3 tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhận thức, khám phá mọi vật xung quanh và luôn cần sự dẫn dắt, chỉ bảo tận tình của cha mẹ. Giai đoạn này, trẻ nhận biết thế giới thông qua cảm giác của mình, thu được kinh nghiệm học tập thông qua cách mô phỏng đơn giản rồi trưởng thành hơn qua những kinh nghiệm đó. Muốn trẻ tiếp nhận sự giáo dục tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, phương pháp hữu hiệu là bố mẹ và trẻ cùng tham gia những trò chơi bổ ích. Ở thời kỳ sơ sinh đến 3 tuổi, trò chơi đặc biệt sẽ kích thích sự phát triển lành mạnh, là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển hoàn thiện. Vì thế, bố mẹ hãy dành thời gian chơi với bé thường xuyên, điều đó không chỉ tốt cho bé yêu mà còn tốt cho cả bố mẹ của bé nữa. Bố mẹ sẽ cảm nhận được nhiều hơn sự ngây thơ của bé và hạnh phúc hơn khi được làm bạn với thiên thần nhỏ đáng yêu. Dưới đây là một số trò chơi thích hợp với từng giai đoạn phát triển của bé 0- 3 tuổi, bố mẹ bé hãy cùng chơi với bé cho bé yêu cười vui mỗi ngày nhé. 1. Để mẹ hôn con nào! - thích hợp với trẻ 0 - 2 tháng Mục tiêu học tập: Phát triển xúc giác, khơi dậy niềm vui Phương pháp: 1. Đặt trẻ trên tay, nhẹ nhàng đung đưa theo tiết tấu. 2. Mỉm cười nói với trẻ: “Con ngoan, mẹ yêu con”. 3. Khi nói đến chữ “con”, hôn lên trán, mũi, mặt và tay của trẻ. 4. Chú ý quan sát xem tâm trạng của trẻ có thay đổi hay không, có tỏ vẻ thích thú hay không. Mách nhỏ: Khi nói chuyện với trẻ có thể thay đổi những cách gọi khác nhau, ví dụ, “Bé yêu”, “Cục cưng” Chú ý dùng từ ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời cho trẻ thời gian nghe và suy ngẫm. 2. Chạm trán - thích hợp với trẻ 2 - 3 tháng Mục tiêu học tập: Kích thích phát triển não bộ, hình thành cảm giác an toàn cần thiết trong quá trình trưởng thành. Phương pháp: 1. Trò chuyện với trẻ bằng ánh mắt, ôm trẻ thật chặt và đáp lại những phản ứng của trẻ. 2. Chạm trán của mình vào chán trẻ. 3. Khẽ dùng lực để trẻ hoàn toàn có thể cảm nhận được. 4. Dừng lại nhìn vào mắt trẻ, mỉm cười rồi sờ trán trẻ. 5. Sau đó lại chạm trán rồi dừng lại, lặp đi lặp lại nhiều lần. Mách nhỏ: Chạm trán là trò chơi mà rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Mặc dù trẻ chưa biết cách thể hiện niềm yêu thích của mình một cách rõ rệt nhưng ta vẫn có thể nhận ra điều đó qua cách phối hợp của trẻ. Nếu trẻ tỏ vẻ khó chịu thì hãy lập tức dừng trò chơi lại. 3. Tìm đồ chơi - thích hợp với trẻ 6 – 12 tháng Mục tiêu học tập: Rèn luyện khả năng chú ý, để trẻ cảm nhận niềm vui trong quá trình đi tìm đồ chơi. Phương pháp: 1. Cho trẻ xem đồ chơi mà trẻ thích nhất, sau đó giấu trong tay mẹ. 2. Khích lệ trẻ tìm đồ chơi, hỏi trẻ: “Nó có ở trên trời không?” Sau đó ngẩng đầu nhìn lên trời. 3. Hỏi trẻ: “Nó có ở dưới đất không?” Sau đó cúi nhìn xuống đất. 4. Hỏi trẻ: “Nó có ở trong tay mẹ không?” 5. Mẹ nói: “Đúng vậy, nó ở đây”. Sau đó xòe tay ra cho trẻ nhìn đồ chơi. Mách nhỏ: Nếu trẻ hứng thú với trò chơi này, bạn có thể giấu đồ chơi sau lưng rồi xòe tay nói với trẻ: “Đồ chơi đâu?” Sau đó lại gần trẻ, để trẻ có thể chạm vào người bạn. Gợi ý để trẻ lấy đồ chơi, không ngừng lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng bao lâu trẻ có thể tự mình làm được. 4. Chú hề - thích hợp với trẻ 18 – 36 tháng Mục tiêu học tập: Bồi dưỡng khả năng biểu đạt ngôn ngữ và khả năng biểu diễn. Phương pháp: 1. Tìm hai chiếc cốc giấy, dùng bút nhọn vẽ lên cốc, một chiếc vẽ mặt cười, một chiếc vẽ mặt mếu. 2. Mẹ ngồi trên ghế, đặt trẻ ngồi lên đầu gối. 3. Giơ cốc có mặt cười, kể những chuyện vui. 4. Giơ cốc mặt mếu, thay đổi giọng điệu kể chuyện buồn. 5. Hỏi xem trẻ thích chuyện vui hay chuyện buồn. Sau đó đưa cho trẻ một chiếc cốc giấy, khích lệ trẻ kể chuyện. Mách nhỏ: Có thể để trẻ tự chọn hình vẽ trên chiếc cốc. Có thể vẽ chú ong chăm chỉ, chú lợn tham ăn, chú bướm xinh đẹp. Mẹ hãy hướng dẫn trẻ cùng vẽ. Những trò chơi thật hay, thật thú vị phải không các bạn? Còn nhiều nhiều trò chơi khác nữa bố mẹ có thể chơi hàng ngày với bé yêu của mình đấy. Bạn hãy chọn những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi của bé để đảm bảo phát huy tốt nhất nhận thức cũng như kỹ năng của bé nhé. Trò chơi kích thích IQ cho trẻ 1 - 3 tuổi Từ 1-3 tuổi, bé đã có thể chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ, khám phá thế giới xung quanh bằng đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát triển nhanh để học hỏi ngôn ngữ , cử động và vô vàn điều kỳ diệu khác. Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt thì những trò chơi cũng giúp bé năng động, thông minh, thành công và vững vàng hơn trong tương lai. 1. Người giao hàng tí hon Trước tiên bạn cần giữ lại những vỏ hộp cũ: hộp bánh, hộp trà, hộp sữa… và chuẩn bị 2 chiếc giỏ. Để tất cả những cái hộp vào một chiếc giỏ đặt ở một đầu phòng, một chiếc giỏ không ở một góc nào đó trong phòng. Nhiệm vụ của trẻ là vận chuyển những cái hộp từ giỏ này sang giỏ kia. Lúc đầu là chuyển bất cứ thứ gì trẻ thích, sau đó khi đã thành thạo hơn trẻ sẽ chuyển hàng theo yêu cầu. Trò chơi này rèn luyện kỹ năng vận động, sự khéo léo và cả trí nhớ cho trẻ. 2. Nhận biết màu sắc Nhận biết và phân biệt màu sắc là kỹ năng cần thiết bạn cần dạy cho bé càng sớm càng tốt. Có một trò chơi rất đơn giản là bạn chỉ cho bé một đồ vật có một màu cơ bản như: xanh, đỏ, vàng… hoặc đen, sau đó, bạn yêu cầu bé chỉ ra những đồ vật có màu tương tự xung quanh. Sớm làm quen với màu sắc giúp bé nhận biết và phối màu tốt hơn. 3. Tìm kiếm đồ vật Trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhạy này giúp phát triển phản xạ của bé. Khi chơi cùng bé, bạn hãy đọc to tên đồ vật nào đó hiện có xung quanh như: bức ảnh, chiếc ô hay cái bút…, rồi khích lệ bé nhận diện nhanh, vận động nhanh nhất có thể và đưa đến cho bạn đồ vật bạn vừa nêu tên. 4. Trò chơi hoá trang Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ một túi đồ nho nhỏ, đựng các vật dụng mô phỏng các đồ hoá trang quen thuộc như: các bộ quần áo, mũ, giày dép… Khi trẻ chơi trò đóng vai các nhân vật, chuẩn bị sẵn búp bê, gấu bông… để cùng chơi với trẻ. Bạn cũng có thể chọn một địa điểm rộng rãi, sạch sẽ và cho trẻ chơi các trò hoá trang như: trình diễn thời trang, dạ hội, tiệc trà… cùng bạn bè của trẻ. 5. Diễn viên nhí Hãy tạo cho trẻ cảm giác mình đã lớn bằng các trò chơi đóng giả, bắt chước các hành động của người lớn. Cùng các bé gái chơi các trò: nấu ăn, mua sắm, chăm sóc em bé… Các bé trai cũng sẽ rất thích thú khi chơi cùng bạn những trò chơi mạnh mẽ như: xây dựng, lái xe… giống như người lớn. 6. Phân biệt màu sắc Trò chơi này các bé có thể chơi cũng bố mẹ hoặc nhiều bé thì chia ra nhóm để thi với nhau. * Vật dụng cần chuẩn bị: - Giấy màu (nhiều màu) cắt hoặc xé nhiều hình dạng, kích thước khoảng 4 - 5 cm vuông. - 1 cái rổ hoặc thùng lớn, 4 - 5 cái rổ hoặc thùng nhỏ (tùy theo số lượng màu sắc đã chuẩn bị) - Cho tất cả các loại giấy màu đã cắt vào rổ lớn, xếp rổ nhỏ thành hàng ngang để các bé cho màu vào. * Cách chơi: Yêu cầu bé tìm màu và cho vào rổ nhỏ. Mỗi rổ là 1 một, không được để nhầm rổ. (nếu cho các bé chơi nhóm. thì chia ra thành 3 - 4 nhóm, mỗi nhóm 1 được 1 màu. Từng thành viên cuỉa nhóm lần lượt chạy đến rổ lớn, lấy 1 tờ màu của đội mình cho vào rổ nhỏ, rồi người tiếp theo lại lên. Lần lượt như vậy cho đến khi hết giờ. Cuối cùng đếm số lượng màu mỗi đội lấy được. Đội nào nhiều sẽ có quà.) * Lưu ý, nếu cho chơi theo nhóm thì phải chuẩn bị nhiều giấy màu và số lượng các màu bằng nhau. Thời gian các đội thi không giới hạn, khi nhìn thấy màu trong rổ lớn còn khoảng 1/3 ban đầu là cho dừng lại để công bố kết quả. 7. Trò chơi xây nhà Với những viên gạch nhựa đầy màu sắc, bé sẽ xây thành nhà búp bê, đường ray xe lửa… Trò chơi này giúp con bạn rèn kỹ năng tạo dựng các hình khối. 8. Bán đồ hàng Một trong những trò chơi “ruột”của các bé gái là bắt chước mẹ nấu nướng với lá cây, cát… Nhiệm vụ của bạn là dành thời gian để cùng chơi với bé. 9. Rèn luyện trí nhớ Đặt 5 món đồ vào trong một chiếc khay, gồm: một chiếc thìa, tách, món đồ chơi nhỏ, bút chì và lược. Hãy để trẻ ghi nhớ 5 món đồ ấy trong 1 phút. Sau đó dùng khăn phủ lại và xem bé nhớ được bao nhiêu thứ. 10. Vỗ tay theo nhịp Đầu tiên bạn vỗ tay theo một nhịp điệu đơn giản rồi bảo bé lặp lại. Qua trò chơi này, bạn có thể phát hiện bé có bị chứng chậm biết đọc không. 11. Nhận diện mặt chữ cái Trước hết, bạn cần chuẩn bị một bộ chữ cái (bằng gỗ, nhựa). Sau đó, viết một chữ lên giấy và bảo bé tìm thử. 12. Trẻ rất thích hát Bạn hãy hát cho bé nghe những bài dễ thuộc và cho chúng nghe nhạc trong máy hát. Âm nhạc giúp tâm hồn trẻ thêm sâu sắc. 13. Chơi với con rối Khuyến khích con sáng tác lời thoại cho những người bạn rối, thú bông. Đây là cơ hội rất tốt để bé rèn kỹ năng nói. 14. Ném bóng Bạn đứng đối mặt với con, cách khoảng 1m, ném nhẹ quả bóng nhỏ về phía trẻ để chúng bắt bằng hai tay. Không chỉ vui, trò chơi còn giúp bé vận động toàn thân. 15. Mèo, gà… kêu thế nào? Với trò chơi giả tiếng các con vật này, bé sẽ học được nhiều điều lý thú từ thiên nhiên quanh mình. 16. Dẫn bé đến hồ bơi Ngoài việc học bơi, bé còn được thỏa sức chơi đùa dưới làn nước mát. Bạn đừng quên theo sát bé mọi lúc mọi nơi nhé! Để giúp bé phát triển tốt khả năng nhận thức màu sắc, bạn có thể áp dụng một số cách sau: 17. Trò chơi sắp xếp Bạn hãy chuẩn bị một số hình khối nhiều màu sắc và hướng dẫn bé cách sắp xếp chúng theo từng nhóm màu sắc (màu đỏ xếp riêng, màu xanh xếp riêng…). Bạn cũng có thể đề nghị bé giúp bạn tìm và sắp xếp những chiếc tất có màu giống nhau. Bạn sẽ rất vui khi thấy bé dần dần nhận thức được các màu sắc cơ bản thông qua quá trình bé tự giải quyết các vấn đề. 18. Cầu vồng tự tạo Bạn hãy tìm mua những chiếc rèm trang trí làm bằng nhựa trong nhiều màu sắc, hình dáng và treo ở cửa phòng bé hoặc ở cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Ánh sáng chiếu vào những ô nhựa đầy màu sắc sẽ tạo nên những chiếc “cầu vồng” rực rỡ trên tường. Điều này sẽ làm cho bé yêu vô cùng thích thú. Bạn cũng có thể chỉ cho bé những màu sắc tạo nên “cầu vồng”. 19. “Bình thường hóa” màu sắc Bạn có thể tạo những nhận thức ban đầu về màu sắc cho bé trong những cuộc đối thoại hàng ngày. Chẳng hạn như “Hôm nay con thích mặc áo màu gì?”, “Con tìm cho mẹ cái ôtô trắng nhé”… Khi bạn đọc truyện cho bé nghe, bạn cũng có thể bảo bé tìm cho bạn con chim màu đỏ hay con sư tử màu vàng… trong tranh vẽ. Bạn cũng có thể hỏi bé xem con gà có màu gì?… 20. Phối hợp màu sắc Bạn hãy chuẩn bị một ít đất nặn hoặc bột bánh và chia vào một số bát nhỏ. Thêm vào mỗi bát một vài giọt màu thực phẩm khác nhau và trộn đều màu sắc với đất nặn/bột bánh. Sau khi chuẩn bị xong, bạn hãy cùng bé yêu khám phá sự trộn lẫn màu sắc. Bạn hãy giúp bé trộn lẫn những cục đất nặn/bột nhiều màu với nhau và cùng dự đoán xem màu sắc sẽ thay đổi như thế nào. Bạn cũng có thể chuẩn bị một số lọ thủy tinh đựng nước sạch và nhỏ vào mỗi lọ một ít màu thực phẩm khác nhau. Đợi lúc trời nắng, bạn và bé yêu hãy cùng nhau mang những chiếc lọ này đặt lên bệ cửa sổ và ngắm sự biến đổi của màu sắc dưới ánh nắng. Thời kỳ phát triển quan trọng của trẻ là 0 đến 3 tuổi. Muốn trẻ tiếp nhận sự giáo dục tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, phương pháp hữu hiệu nhất là bố mẹ và trẻ cùng tham gia trò chơi. Chơi trò chơi là phương pháp giáo dục tốt nhất, cũng là phương pháp trẻ thích nhất để hoàn thành giáo dục thời kỳ đầu về trí tuệ của trẻ. . Tập hợp những trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 – 3 tuổi 1. Một số trò chơi cho bé giai đoạn 0 -3 tuổi Bé từ 0 -3 tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhận thức, khám phá. bé nhé. Trò chơi kích thích IQ cho trẻ 1 - 3 tuổi Từ 1- 3 tuổi, bé đã có thể chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ, khám phá thế giới xung quanh bằng đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát triển nhanh. qua cách phối hợp của trẻ. Nếu trẻ tỏ vẻ khó chịu thì hãy lập tức dừng trò chơi lại. 3. Tìm đồ chơi - thích hợp với trẻ 6 – 12 tháng Mục tiêu học tập: Rèn luyện khả năng chú ý, để trẻ cảm nhận

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan