TMT - Sach Tro Choi Dan Gian

68 169 1
TMT - Sach Tro Choi Dan Gian

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT BA TRI TRƯỜNG THCS AN THUÛY TROØ CHÔI DAÂN GIAN NĂM HỌC: 2009- 2010 Khaựi nieọm troứ chụi daõn gian I- Trũ chi l gỡ ? - Trũ chi l mt hot ng t nhiờn v cn thit nhm tha món nhng nhu cu gii trớ a dng ca con ngi. - Trũ chi l mt phng phỏp giỏo dc thc hnh hiu nghim nht i vi vic hỡnh thnh nhõn cỏch, trớ lc ca tr em. - Trũ chi l mt hỡnh thc dng sinh ca ngi ln tui, giỳp h hng hỏi, th gión, vui v, tr tớnh II- Mc ớch ca trũ chi : Nhiu ngi trong chỳng ta cũn cha ỏnh giỏ ỳng mc s ớch li ca trũ chi trong vic giỏo dc thanh thiu niờn. ụi khi h cũn cho rng ú l mt th cụng vic vụ b, mt thi gi quan nim ú hon ton sai lm. Vi ngi ln, trũ chi l gii trớ, th gión, giỳp cho u úc bt cng thng sau nhng gi lm vic mt nhc. Vi tr em, ngoi s gii trớ, trũ chi cũn l mt nhu cu cn thit cho s phỏt trin Trớ, c, Th v Nhõn Cỏch con ngi. i vi cỏc phong tro thanh thiu niờn, trũ chi l mt li khớ chớnh yu trong nhng phng phỏp giỏo dc, giỳp tr em rốn luyn v phỏt trin ton m cỏc giỏc quan chớnh, lm cho tr khộo lộo hn, trớ tng tng phong phỳ hn. Trũ chi cũn giỳp tr bit quan sỏt v phn ng nhanh, bit tụn trng k lut, bit t ch, t ú ny n tỡnh ng i, on kt thng yờu nhau Trong phng phỏp giỏo dc hin i, trũ chi l mt mụn hun luyn quan trng. Nc B ng hng u v tin b s phm, thy rừ s quan trng v ớch li ca trũ chi trong cụng tỏc giỏo dc, nờn ó a b mụn trũ chi vo trong chng trỡnh giỏo dc quc gia. Nh tõm lý hc Kunkel ngi Anh núi: Trũ chi l mt phng tin tỏi to li tõm lý n nh cho mt s em khú tớnh, d ngi, vụ trt t vỡ trong lỳc chi, tr em khụng thu mỡnh li, chỳng s vui v hn lờn, thớch hot ng hn Khi b khộp vo lut chi, cỏc em s dn dn cú trt t, k lut v sinh ng hn Thụng qua trũ chi, cỏc nh giỏo dc, cỏc anh ch Ph trỏch s hiu rừ hn v tớnh tỡnh ca tng em nh: mnh bo, nhỳt nhỏt, ớch k, v tha, núng ny, im m, thụng minh, n n, khộo lộo, vng v Túm li: Trũ chi l mt phng tin giỏo dc v gii trớ, giỳp cho cỏ nhõn c rốn luyn, giỳp cho tp th cú c bu khụng khớ vui v, thõn ỏi, thụng cm ch li ca trũ chi Nh ó cp n trong phn mc ớch, bt k trũ chi no cng mang mt ớch li trong vic giỏo dc v rốn luyn nht nh: - Tng cng sc khe: Trũ chi thng c t chc ngoi thiờn nhiờn thoáng đãng, không khí trong lành. Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác - Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng (trò chơi Kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt bắt dê ) - Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng. Tự chủ, không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột. Chấp hành kỷ luật của trò chơi. Kiên nhẫn trong khi chơi. Biết sáng tạo, linh động. - Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động. Rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng xóm nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần. Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh Phân loại trò chơi Có nhiều cách phân loại trò chơi, nhưng với đối tượng của chúng ta là thanh thiếu niên, chúng ta tạm phân loại theo ba cách sau đây: 1. Phân loại trò chơi theo sự năng động - Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến cơ bắp của người chơi như chạy nhảy, nhào lộn, kéo đẩy, gồng gánh, vượt chướng ngại - Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, người chơi ít di chuyển cũng như ít vận động cơ bắp, những trò chơi tĩnh như: bắn tên, ghi nhớ lâu 2. Phân loại trò chơi theo không gian - Trò chơi ngoài trời: hầu như tất cả những trò chơi đều có thể chơi được ngoài trời, nhưng chúng ta phải lưu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. Thí dụ: sân đất cứng, sân gạch hay xi măng thì không nên chơi những trò chơi mạnh bạo, có thể té ngã gây thương tích. Sân có nhiều cây cối, chướng ngại thì không nên chơi rượt đuổi hay bịt mắt - Trò chơi trong nhà: thường áp dụng trong giờ giải lao của một buổi hội họp, học tập hoặc vì mưa gió không thể chơi ngoài trời được. trò chơi trong nhà thường là trò chơi tĩnh, ít di chuyển 3. Phân loại trò chơi theo mức độ - Trò chơi nhỏ: là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui và thời gian chơi cũng rất ngắn, chỉ khoảng 5-10 phút. - Trò chơi lớn: là những trò chơi được dàn dựng công phu dựa theo một câu chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử Cũng có khi dùng trò chơi lớn như một cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn được dàn dựng ở những địa thế rộng lớn như núi rừng đồng ruộng, sông biển Được tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, cá biệt có những trò chơi dài đến hàng tháng. - Ngoài ra, người ta còn phân trò chơi theo từng thể loại như, trò chơi luyện giác quan (ai đây, bịt mắt), trò chơi khéo léo (ném bóng, thổi đèn cầy), trò chơi nhanh nhẹn (đập tay, ném bóng), trò chơi lý luận (có, không), trò chơi phản xạ (trời đất, nước, bắn súng), trò chơi vận động nhẹ (chuyền dép), trò chơi luyện trí nhớ (kim) Yêu cầu trò chơi Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội đủ 3 yếu tố sau: - Xây dựng bầu khí - Rèn luyện kỹ năng - Giáo dục chiều sâu Thiếu một trong ba yếu tố trên, trò chơi sẽ trở thành phản tác dụng, có tai hại nhất thời hoặc sâu xa. Xây dựng bầu khí: Trò chơi phải góp phần xây dựng một bầu không khí vui tươi, sống động, lôi kéo mọi người cùng tham gia, xóa bỏ xa lạ ngại ngùng, khép kín, thụ động, giải tỏa mọi căng thẳng, đem lại niềm vui và nụ cười. (cần hỗ trợ một vài bài hát sinh hoạt ngắn, vui, vài băng reo hay múa tập thể đơn giản). Nhưng dẫu có vui thế nào, dẫu có cười đến chảy nước mắt đi nữa mà thiếu 2 yếu tố sau, thì niềm vui sẽ hời hợt chóng qua hay sượng sùng trơ trẽn. Rèn luyện kỹ năng: Làm sao để cho các bài tập thể dục biến thành trò chơi phản xạ nhanh, tháo vát (con cò con bò con sò, thụt thò, dài ngắn cao thấp ). Các bài khóa huấn luyện kỹ năng khô khan, biến thành trò chơi ứng dụng thực hành hiệu quả và hấp dẫn (đua xe tam mã, tìm vàng ). Các bài toán rối trí biến thành trò chơi động não, suy luận, phân tích lý thú (em học toán) Như vậy qua nhiều lần chơi với các trò chơi khác nhau, các em đã nghiễm nhiên được rèn luyện từng chút một mà không hay biết. Không cần những bài khóa dài dòng tốn công sức và thời gian. Giáo dục chiều sâu: Yêu cầu này, chúng ta không nhận thấy bộc lộ một cách rõ rệt nhưng lại hết sức quan trọng. Nó góp phần vun đắp tính nhân bản một cách âm thầm, tiệm tiến nhưng hiệu quả có thể nói là thấm thía sâu xa hơn so với các bài công dân, đạo đức, trong các trường lớp. Nó giúp các em nhận thức được tinh thần đồng đội và kỷ luật tập thể, tính trung thực trong khi thi đấu, mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, vâng phục người lớn, tôn trọng người khác Chọn lựa trò chơi Chúng ta thường ít quan tâm đến việc chọn lựa trò chơi cho thật phù hợp với hoàn cảnh, mà cứ nhớ trò chơi nào là “xào” trò chơi đó, cho nên đôi khi gặp nhiều trường hợp lố bịch, phản giáo dục, quá thấp hay quá cao so với trình độ người tham dự Chúng ta nên chọn lựa trò chơi theo những yếu tố sau: - Chọn lựa trò chơi theo độ tuổi - Chọn lựa trò chơi theo giới tính - Chọn lựa trò chơi theo trình độ - Chọn lựa trò chơi theo số lượng người tham dự - Chọn lựa trò chơi theo kỹ năng tập thể (đã từng sinh hoạt, chưa quen sinh hoạt, quen biết nhau hay còn xa lạ ) - Chọn lựa trò chơi theo tình trạng sức khỏe và tinh thần (hưng phấn, vui vẻ hay mệt mỏi, buồn chán ) - Chọn lựa trò chơi theo sân bãi (trò chơi trong rừng, trò chơi trên sân cứng, trên bãi cát mềm, trò chơi dưới nước ) - Chọn lựa trò chơi theo thời gian (ngày, đêm) Ngoài ra, chúng ta cũng cần để ý đến các yếu tố thời tiết, ánh sáng, dụng cụ, khung cảnh, hoàn cảnh Một trò chơi hay mà đưa ra không đúng lúc thì cũng tẻ nhạt, vô ích và đôi khi lố bịch, nhàm chán Nhưng nếu đúng lúc, đúng hoàn cảnh thì nó là một thang thuốc đại bổ. Điều khiển trò chơi Trò chơi có hấp dẫn hay không là tùy thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người quản trò. Cần thực hiện một trò chơi theo từng giai đoạn sau đây: Chuẩn bị: 1. Xác định đối tượng: Lứa tuổi, giới tính, trình độ, sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý. 2. Số lượng người chơi: Chọn những trò chơi sao cho phù hợp với số lượng người chơi và cố gắng làm sao cho càng nhiều người tham gia vào trò chơi càng tốt. Đừng nên chọn một trò chơi mà từ đầu đến cuối chỉ có một hai người chơi, còn bao nhiêu thì làm khán giả. 3. Điều kiện sân bãi (hay trong phòng): Diện tích sân chơi có thể chứa được bao nhiêu người. Trò chơi nào phù hợp với sân bãi hay phòng ốc đó (thí dụ: một sân khá rộng, có thể chứa được nhiều người, nhưng không phù hợp với những trò chơi có rượt đuổi). 4. Dụng cụ: Nếu là trò chơi cần có dụng cụ (gậy, banh, dây, khăn, còi ) thì phải chuẩn bị sẵn. 5. Ước lượng những tình huống có thể xảy ra: Trong khi hăng say tranh giành phần thắng về mình, các em sẽ bất chấp tất cả mưa gió, té ngã, trầy da sứt trán, rách áo quần đôi khi dẫn đến sự trớ trêu, lố bịch, vô luân (nhất là những trò chơi mạnh, hỗn hợp nam nữ), hoặc lén lút ăn gian, qua mặt trọng tài hay người hướng dẫn để giành phần thắng chúng ta cũng nên lưu ý đến yếu tố ánh sáng, thí dụ nếu trời tối mà người hướng dẫn ra hiệu bằng ngón tay hoặc những vật nhỏ thì người chơi không thể nào nhìn thấy được. Thực hiện trò chơi 1. Giải thích trò chơi: - Yêu cầu mọi người im lặng, tập trung - Chọn lối trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dí dỏm - Qui định luật chơi và khung thưởng phạt - Hỏi lại lần cuối xem người đã hoàn toàn hiểu chưa 2. Phân chia lực lượng: Nếu là trò chơi có sự thi đua tập thể, thì chúng ta phải biết phân chia lực lượng thành từng đội, nhóm làm sao cho đồng đều về số lượng, về thể lực, về giới tính 3. Phân công (nếu cần): Nếu trò chơi cần thêm người phụ tá trợ giúp hay cần thêm trọng tài, thì phải phân công cho thật cụ thể, để họ hiểu rõ phần trách nhiệm của mình nằm trong giới hạn nào. 4. Làm nháp: Tùy theo trò chơi và đối tượng mà chúng ta có thể cho chơi thử một hoặc hai lần, rồi “xé nháp” và vào cuộc. Nhưng nếu trò chơi cũ hay dễ chơi, thì đối tượng có thể bỏ thủ tục làm nháp để trò chơi có thể hấp dẫn ngay từ đầu. 5. Tiến hành chơi: - Người hướng dẫn phải luôn di động, bao quát sân chơi. - Quan sát mọi phản ứng về tâm lý, ngôn ngữ, hành động của người chơi. - Khai thác khía cạnh dí dỏm của trò chơi, sáng tạo, linh hoạt với tiến độ chơi, đối tượng chơi. - Đề cao tinh thần tự giác, mã thượng, thẳng thắn, kỷ luật. - Phải công bằng, chính xác, dứt khoát trong việc bắt lỗi vi phạm luật chơi và bảo vệ luật chơi. - Dành cho người chơi phát huy sáng kiến trong khi chơi, miễn là không vi phạm luật chơi. - Thay đổi cách chơi, làm sao cho mọi người chơi đều có dịp thắng cuộc (người thì do thông minh, người thì do nhanh nhẹn, người thì do sức lực ) - Biết dừng lại đúng lúc trước khi mọi người quá mỏi mệt hay trò chơi trở nên nhàm chán. Kết thúc trò chơi Nên xử phạt người thua bằng các hình thức nhẹ nhàng, tế nhị để người thua vui vẻ tự nguyện tiếp thu mà không bị “sốc” hay miễn cưỡng, gượng ép. Người hướng dẫn nhận xét, phê bình và kiểm điểm trò chơi, nêu ra những ưu khuyết điểm về không khí cuộc chơi, luật chơi Tính cách người hướng dẫn: Người hướng dẫn không hẳn là một quản trò, cũng không phải là một hoạt náo viên mà là một nhà giáo dục. Cho nên ngoài khả năng tạo bầu không khí sinh động, vui vẻ cho tập thể, người hướng dẫn còn phải biết khai thác góc cạnh giáo dục của trò chơi. Muốn được như vậy, các bạn cần phải rèn luyện một số đức tính cũng như cần có một số điều kiện sau: - Biết coi trò chơi như là một công cụ giáo dục, một việc làm đứng đắn. - Thật tâm yêu mến trẻ và dễ dàng hòa nhập với họ. - Bản thân phải vui vẻ, hăng hái thì mới lôi cuốn mọi người. - Đã từng điều khiển trò chơi nhiều lần, có vốn liếng phong phú về trò chơi. Có sổ tay ghi chép phân loại trò chơi. - Biết tường tận mọi biến thái của trò chơi và tiên liệu được mọi tình huống có thể xảy ra. - Bản lĩnh vững vàng, tài năng đa dạng, ứng biến nhanh nhạy và có thể biến tất cả các bài học thành trò chơi. - Biết tự rút cho mình những bài học về những sai phạm, vấp váp hay thành công sau mỗi lần điều khiển một trò chơi. - Buộc mọi người chấp hành nghiêm chỉnh luật chơi, nhưng cũng biết xem kết quả của trò chơi là “chơi”. - Có một giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc để giải thích và điều khiển trò chơi. Trò chơi dân gian Hất phết Tương truyền có từ thời Hai Bà Trưng, đây là môn rèn luyện thể lực cho nữ quân. Quả phết to bằng quả bưởi, bằng gỗ đẽo tròn, có nơi sơn son để thờ ở đình, vào hội mới đưa ra chơi. Gậy đánh phết bằng gốc tre, đào cả củ, dài khoảng 1m, gọt nhẵn hết rễ nhưng để nguyên củ tre phình ra dưới gốc.Số người chơi chia làm hai phe bằng nhau. Sân phết vạch chia đôi, giữa sân vẽ một vòng tròn, là nơi đặt quả phết khi vào cuộc.Cuối hai bên sân đều đào một hố to lọt quả phết.Lối chơi gần giống môn khúc côn cầu.Mỗi bên dùng gậy phết hất quả phết về phía sân đối phương sao cho lọt xuống hố là thắng. Như vậy vừa phải dẫn phết, vừa phải lừa đối thủ, vừa tránh họ phang vào phết, không để họ cướp được quả phết.Ở làng Phù Đổng, sân phết chỉ có một hố, người chơi chia làm hai phe, một phe bảo vệ hố không cho bên kia đưa phết vào hố, một phe tìm cách lừa đối phương đưa phết từ xa bật đến sát hố dể đẩy vào.Hễ thắng là hết ván, đổi phiên giữa hai phe đánh tiếp.Trong lễ hội làng Đông Đồ (nay thuộc xã Nam Hồng - Đông Anh) có hất phết thành lệ từ xa xưa. Trai làng dùng gậy hất phết đưa từ sân đình ra đến Cổng Cầu rồi lại hất đưa phết quay trở về. Người đưa, người dẫn, người chặn hai bên để phết không rơi xuống ruộng.Hội đền Linh Lang (Voi Phục) xưa cũng có trò chơi hất phết. Triều Lý - Trần, vua, quan cũng tổ chức hất phết trong dịp đầu xuân, mỗi đội 12 người, mặc sắc phục khác nhau, cưỡi ngựa cầm gậy hất phết lăn vào hố bên nào là bên ấy thua. Cạnh hố có để một giá cờ. Cứ mỗi bàn thắng, bên đội thắng được cắm một lá cờ.Trọng tài dùng trống cái làm hiệu lệnh.Lúc đầu, phết chỉ dành cho phái nữ. Nam muốn chơi phải mặc giả nữ. Sau ai chơi cũng được. Vật cầu Tương truyền đây là môn thể thao dân gian do tướng quân Phạm Ngũ Lão bày ra để rèn luyện thể lực cho quân sĩ, thời nhà Trần chống quân Nguyên – Mông. Vật cầu còn gọi vật cù. Quả cầu (cù) làm bằng gỗ sơn đen hoặc đỏ, có nơi làm bằng quả bưởi to hoặc gọt bằng gốc chuối. Sân chơi có vạch ngang ở giữa, hai đầu đào hai hố sâu lọt quả cầu. Số người chơi không hạn chế. Chia làm hai đội bằng nhau, mỗi bên thắt lưng một màu khác (bên đỏ, bên xanh). Cầu đặt ở chính giữa vạch. Hai bên dàn quân. Nghe xong lệnh xướng, xô vào cướp cầu bằng tay, tung chuyền cho đồng đội đưa về bên sân đối phương, ném xuống hố là thắng. Trống thúc ngũ liên cổ vũ. Có thể dùng mọi cách để tranh cướp cầu về phe mình, còn đối phương thì ra sức bảo vệ đồng đội đã ôm được quả cầu di chuyển về hố đối lập hoặc tung ra ngoài vòng vây để người khác dẫn tiếp. Hội làng Xuân Dục (huyện Sóc Sơn), Thúy Lĩnh (Thanh Trì) có trò vật cầu. Còn ở Hội Chi Nam - thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi (Gia Lâm) có trò chơi cũng giống như vật cầu. Người chơi chia làm hai phe, mình trần, một bên khố đỏ, bao vàng, một bên khố xanh, bao trắng. Hai bên "đánh quân" bằng vật và đấu gậy cho đền lục quân địch (khố xanh, bao trắng) bị thua. Ông đám đội từ đình ra chiếc mâm son trên bày quả dừa. Ông trịnh trọng đặt quả dừa lên ngọn tre trồng giữa sân. Ngọn tre đã chẻ sẵn làm tư để cặp chặt lấy quả dừa. Nghe trống lệnh, trai bao vàng xô lại rung cây tre cho quả dừa rơi xuống, rồi chèn nhau để cướp lấy quả dừa. Ai cướp được, tôn là "tông" được ngồi ăn với già làng ở chiếu nhất. Còn quả dừa đập nát chia cho các trai dự trò chơi mỗi người một mảnh con lấy lộc may. Ném còn Thường chơi trong Hội Lồng tổng của đồng bào Tày, Nùng, Thái, Mèo vùng Tây Bắc, nhưng do giao lưu văn hóa mà người Khme ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có ném còn. Người Việt vùng châu thổ sông Hồng thời Lý, vua, quan cũng có tục chơi ném còn vào lễ hội xuân. Dân gian chơi ở xã Bồ Đề, Gia Lâm: "ném còn ao chạ" ở hội làng Kiêu Kỵ, Gia Lâm. Bao nhiêu người chơi cũng được, chia làm hai phe nam - nữ đứng hai bên. Ở giữa bãi rộng trồng một cây tre thẳng, cao, có ngọn, gần đỉnh treo một vòng tròn uốn bằng nan tre, phất giấy hai mặt, một mặt màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, một mặt màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Chiếc vòng tròn này được gọi là "phông còn", nó còn có ý nghĩa vật linh của người con gái (màng trinh), khi bị quả còn ném thủng là biểu lộ mở đầu sự sinh sản bảo tồn nòi giống. Đường kính "phông còn" từ gang rưỡi đến hai, ba gang tay, tùy cây tre cao, thấp. "Quả còn" làm bằng vải, kết nhiều mảnh màu lại thành những múi, bọc chặt lấy những hạt thóc giống, hạt bông, hai sản phẩm chính để tự túc của nhà nông. Có nơi nhồi cả ít đất, cát. Cuối múi là túm tua dài kết bằng chỉ ngũ sắc, dài ba gang tay, đủ để cầm vung vẩy tạo đà định hướng, nhằm ném tung quả còn vào phông còn. Mỗi nhà được làm hai quả còn. Ai cũng muốn quả còn nhà mình rực rỡ nhất, đẹp nhất. [...]... đá to nặng 50 - 60kg lên khỏi mặt đất Thi chạy Một trong những trò chơi rèn thể lực ở hội ba làng Thạch Cầu, Cự Linh, Ngô thôn nay đều thuộc xã Thạch Bàn (Gia Lâm) theo tục lệ có ba trò là: - Làng Cầu đuổi lợn - Làng Cự kéo co - Làng Ngò chạy ngựa "Chạy ngựa" của làng Ngò (Ngô thôn) chính là cuộc thi chạy Trò thi chạy tổ chức vào hai buổi sáng trong hội làng mùa xuân đầu tháng hai Thời gian kéo dài... thi xay, giã, dần sàng gạo Phần thổi cơm - thi chia làm 3 mục: Mục 1 - Thi chạy lấy nước Mỗi giáp 1 người cầm bình đồng chạy xa khoảng 500m lấy nước vào bình rồi chạy về chỗ nấu cơm Ai về trước, còn đủ nước vo gạo thổi cơm là thắng Mục 2 - Thi kéo lửa, hai nam dùng hai thanh dang già, gác bếp lâu ngày, cọ vào nhau cho đến khi bật lửa bén vào bùi nhùi Mục 3 - Thổi cơm thi, hai cô gái tiếp lửa, nhóm... đường đua từ sau đình ra chùa Trấn Quốc Cũng có năm lại bơi sang chỗ mỏ Phượng (nay ở trong khu trường Chu Văn An) Bơi chải Thượng Cát có 6 đội bơi, 3 đội nam và 3 đội nữ, mỗi đội 16 người Đua theo giới, lần lượt cứ một đội nam lại đến một đội nữ, bơi vòng trong đầm ba lượt Làng Vĩnh Thanh - còn có tên nôm là làng Ruộng - đua ở hồ làng 4 giáp, 4 thuyền: hai chạm đầu rồng, hai thuyền đầu hạc 12 tay bơi... phu, vất vả, tốn kém Phải chọn lựa trong 30 - 40 con mới được một đàn đồng đều Phần lớn người nuôi chim dự thi đều ở các làng ngoại thành, ven sông Hồng, sông Đuống Chọi gà Chọi gà không chỉ chơi trong ngày hội mà có mặt bất thường ở sân bãi có hẹn với nhau Trò chơi này có từ lâu và đã từng làm lắm người đam mê, nên thành ngữ có câu: Đông như đám chọi gà? Cũng vì vậy, trong "Hịch tướng sĩ" của Hưng Đạo... ngửa ra Đấu giải thường từ giải ba lên dần đến giải nhất Mỗi giải đều có người đứng ra giữ Người giữ phải thắng hơn người phá giải một keo theo quy ước chung là: giải ba trong bốn, ngoài ba; giải nhì trong năm ngoài bốn; giải nhất trong sáu ngoài năm Người giữ giải phải thắng sáu keo mới đoạt giải nhất, còn người phá giải chỉ cần thắng liền năm keo là được Vào sới vật hai đô bao giờ cũng mở đầu bằng... vào sân đình có rào tre xung quanh Trai làng dự trò chơi đuổi lợn, luân phiên nhau từng người một, sau khi làm lễ thần, mở rào vào trong sân đuổi bắt lợn trong tiếng trống cái thúc ngũ liên và người xem reo hò quanh rào Lợn nghe trống và tiếng reo hoảng sợ chạy nháo nhào trong sân rộng, đuổi theo nó đã khó lại phải làm sao tóm được thật nhanh hai chân sau để vật: ngửa lợn ra mà trói lại Cho nên phải... kéo có chỗ tì đạp Người kéo đầu dây phải vừa mạnh, vừa khôn ngoan, biết ghìm dây, lúc cương, lúc nhu để đối phó với từng phút cao điểm dồn lực của bên kia Đua thuyền - bơi chải Sống ở vùng sông nước, đua thuyền đã trở thành truyền thống trong lễ hội từ lâu đời ở nước ta Sử cũ từng ghi vua Lê Đại Hành là người đầu tiên tổ chức đua thuyền để rèn luyện thủy quân, đồng thời gắn liền với tín ngưỡng cầu nước... thuyền còn gọi là bơi chải - chải cũng là tên gọi các thuyền đua Hà Nội có hàng chục làng có tục bơi chải như Yên Duyên, Vĩnh Tuy (Thanh Trì), Bồ Đề, Thổ Khối (Gia Lâm), Vĩnh Thanh, Võng La, Tầm Xá (Đông Anh), Yên Phụ, Nghi Tàm (Tây Hồ), Thượng Cát, Thụy Phương, Tây Tựu, Phú Diễn (Từ Liêm) Nổi bật hơn cả về quy mô hoành tráng là hội bơi chải làng Đăm (Tây Tựu) Đua thuyền - bơi chải ở mỗi làng có quy... dự thi chạy Đường chạy có người giám sát để không được chạy tắt, tránh qua chỗ khó khăn Ai về đích trước sân đình đầu tiên được giải của làng, năm ấy có nhiều may mắn Đánh quân - chạy cờ Nhiều nơi có tục này như một trò chơi trong hội làng, mỗi nơi có những chi tiết khác nhau ở hình thức hoặc tính chất, nhưng tựu trung đều là một cách luyện quân, đánh trận giả Ở làng Triều Khúc gọi là "chạy cờ" Tráng... đã có câu ca "Làng Đăm có hội bơi thuyền Có lò đánh vật có miền trồng rau" Bơi Đăm là hội đua thuyền sôi nổi, hào hứng thu hút hàng vạn du khách về xem vào ngày lễ hội hằng năm - mồng 10 tháng Ba âm lịch Ngoài trò đua chải, trong hội Chèm còn có tục rước nước bằng thuyền, đoàn thuyền từ đình bơi ngược lên Liên Mạc, lúc quay xoay tròn trên sông ba vòng, miêu tả lại cuộc giao tranh thời xưa với thủy . TRO CHÔI DAÂN GIAN NĂM HỌC: 200 9- 2010 Khaựi nieọm tro chụi daõn gian I- Trũ chi l gỡ ? - Trũ chi l mt hot ng t nhiờn v cn thit nhm tha món nhng nhu cu gii trớ a dng ca con ngi. - Trũ. độ - Trò chơi nhỏ: là những trò chơi được tổ chức trong nhà hay trên sân bãi nhỏ, ứng dụng trong những sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui và thời gian chơi cũng rất ngắn, chỉ khoảng 5-1 0. theo những yếu tố sau: - Chọn lựa trò chơi theo độ tuổi - Chọn lựa trò chơi theo giới tính - Chọn lựa trò chơi theo trình độ - Chọn lựa trò chơi theo số lượng người tham dự - Chọn lựa trò chơi theo

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan