Đại học thái nguyên 15 năm xây dựng và phát triển (1994 – 2009)

5 323 0
Đại học thái nguyên 15 năm xây dựng và phát triển (1994 – 2009)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đại học thái nguyên 15 năm xây dựng và phát triển (1994 – 2009)

Khoa Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 151 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SINH VIÊN VỚI VIỆC HỌC TÍN CHỈ Khoa Thu Hoài Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Việc học theo tín chỉ đã bắt đầu trở nên phổ biến ở các trường đại học trên cả nước, nhưng nỗi lòng của sinh viên khi theo học tín chỉ như thế nào, họ có những thuận lợi khó khăn gì thì không phải ai cũng biết,và ngay cả các giảng viên khi đứng trên bục giảng cũng có những trăn trở. Bài báo này nêu lên những thuận lợi khó khăn của sinh viên giải pháp khắc phục cũng như gợi ý về phương pháp để giúp sinh viên có thể tham khảo sao cho việc học tập trong môi trường mới trở nên dễ dàng hơn. Bạn nào giữ được niềm đam mê học tập, hăng say học tập, giữ được mục tiêu học tập thì mọi trở ngại đều trở nên nhỏ bé. Từ khóa: Tín chỉ, tự học, thảo luận, sinh viên  Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của chính phủ ban hành ngày 2.11.2005 về đổi mới cơ bản toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu rõ: “ xây dựng thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi nghành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước ở nước ngoài”. Theo quy trình đó, từ năm 2010, các trường ĐH-CĐ sẽ chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ.Vậy dạy học theo tín chỉ khác gì so với dạy học theo niên chế? Sinh viên có những lợi thế khó khăn gì khi học tín chỉ? MỘT SỐ NÉT VỀ HỌC CHẾ TÍN CHỈ Lịch sử về học chế tín chỉ Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tổ chức sao cho mỗi sinh viên (SV) có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải nhanh chóng thích nghi đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống. Vào năm 1872, Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun mà mỗi SV có thể lựa chọn một cách rộng rãi. Có thể xem sự kiện đó là điểm mốc khai sinh học chế tín chỉ. Đến đầu thế kỷ 20 hệ thống tín chỉ (TC) được áp dụng rộng rãi hầu như trong mọi trường đại  Tel: 0914602999;Email: khoathuhoai@gmail.com học Hoa Kỳ. Trước năm 1975 một số trường đại học chịu ảnh hưởng của Mỹ tại Miền Nam Việt Nam đã áp dụng học chế TC: Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Thủ Đức . Trong quá trình "Đổi mới" ở nước ta từ cuối năm 1986 chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục đại học ở nước ta cũng có nhiều thay đổi. Theo chủ trương đó, học chế "học phần" đã ra đời được triển khai trong toàn bộ hệ thống các trường đại học cao đẳng nước ta từ năm 1988 đến nay. Học chế học phần được xây dựng trên tinh thần tích lũy dần kiến thức theo các môđun trong quá trình học tập, tức là cùng theo ý tưởng của học chế TC xuất phát từ Mỹ. Tuy nhiên, về một số phương diện, học chế học phần chưa thật sự mềm dẻo như học chế TC của Mỹ, do đó nó được gọi là "sự kết hợp niên chế với TC", tuy nhiên những khó khăn về đời sống trong xã hội nói chung trong các trường đại học nói riêng lúc đó chưa cho phép đặt vấn đề thực hiện học chế môđun hóa triệt để. Vào năm 1993, khi những khó khăn chung của đất nước của các trường đại học dịu bớt, Bộ GD&ĐT chủ trương tiến thêm một bước, thực hiện học chế học phần triệt để hơn, theo mô hình học chế TC của Mỹ. (Trích bài viết của GS. Lâm Quang Thiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 5- 2008) Đặc điểm của học chế tín chỉ Khoa Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 152 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nói một cách dễ hiểu thì học chế tín chỉ là mỗi môn học được lượng hóa bằng một tín chỉ. Sinh viên (SV) tích lũy dần, hoàn thành chương trình học của mình theo số tín chỉ chứ không phải lên lớp theo từng học kì, từng năm học như ở phổ thông. Ở bậc đại học, theo qui định của từng trường nhưng trung bình mỗi SV phải tích lũy khoảng 150 tín chỉ trong một chương trình đào tạo. Đặc điểm của học chế tín chỉ là SV được chủ động tự chọn đăng ký môn học theo cấu chúc trương trình đào tạo theo kế hoạch học tập, nhu cầu của mình. Từ đó, nhà trường sẽ căn cứ vào số lượng đăng kí môn học đó để mở lớp học cho cho SV. Học nhanh hay chậm tùy khả năng điều kiện kinh tế của từng SV nhưng tối đa không quá 6,5 năm. Học chế tín chỉ thực chất là cá nhân hóa quy trình đào tạo, trao quyền chủ động cho SV, tạo cơ hội cho SV tự quyết định về tiến độ tốc độ tích lũy tín chỉ một cách phù hợp nhất với năng lực nhu cầu . Điều đó đảm bảo cho quá trình đào tạo trong các trường đại học trở nên mềm dẻo hơn, đồng thời cũng tạo khả năng cho việc thiết kế chương trình liên thông giữa các cấp đào tạo đại học giữa các ngành đào tạo khác nhau. -Với học chế TC, SV có thể chủ động ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những quy định chung về cơ cấu khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Nó cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu. -Với học chế TC, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc hỏng một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, SV không bị buộc phải quay lại học từ đầu - Học chế TC cho phép ghi nhận cả những kiến thức khả năng tích luỹ được ngoài trường lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn gốc khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi. Về phương diện này có thể nói học chế TC là một trong những công cụ quan trọng để chuyển từ nền đại học mang tính tinh hoa (elitist) thành nền đại học mang tính đại chúng (mass). -Học chế TC cung cấp cho các trường đại học một ngôn ngữ chung, tạo thuận lợi cho SV khi cần chuyển trường cả trong nước cũng như ngoài nước. -Tuy nhiên học chế TC cũng có nhược điểm : do phần lớn các môđun trong học chế TC được quy định tương đối nhỏ,3 hoặc 4 TC. Do vậy, sẽ không đủ thời gian để trình bày kiến thức thực sự có hệ thống theo một trình tự liên tục. Từ đó, gây cảm giác các kiến thức bị cắt vụn. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách không thiết kế các môđun quá nhỏ dưới 3 TC trong những năm cuối, thường thiết kế các kỳ thi có tính tổng hợp để SV có cơ hội liên kết, tổng hợp các kiến thức đã học. Mặt khác khó tạo nên sự gắn kết trong SV vì các lớp học theo môđun không ổn định. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách sắp xếp thời khoá biểu để SV có thể tham gia các hoạt động đoàn thể tạo nên sự gắn kết. Sinh viên với việc học tín chỉ Những thuận lợi - Nó làm cho SV chủ động hơn trong hoạt động học tập, đặc biệt nó tạo một tác phong công nghiệp đối với mọi hoạt động của nhà trường, kể cả trong SV trong giáo chức, vì mọi hoạt động đào tạo trong trường phải được khớp nối đúng thời gian địa điểm. Với học chế TC việc hỗ trợ sinh viên thuộc diện chính sách hoặc diện học yếu phải kéo dài thời gian học tập thuận lợi hơn nhiều so với kiểu học theo niên chế. - Căn cứ vào chương trình chung được xây dựng với quy định số tín chỉ tối thiểu cần đạt được, SV có thể ghi danh đăng ký một lịch học phù hợp với mình. SV không phải thi cuối năm, thi tốt nghiệp hay làm luận văn tốt nghiệp, chỉ cần hoàn thành số tín chỉ cần thiết của chương trình trong một thời gian thuận lợi nhất cho mình. Sự lựa chọn mở này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huy năng lực cá nhân, phù hợp với nhu cầu sở nguyện. - Bên cạnh đó đào tạo tín chỉ giúp người học chuyển đổi ngành học, chuyển đổi hình thức đào tạo khi có nhu cầu hoặc có thể kết hợp học để lấy văn bằng hai, ba chuyên ngành khác nhau một cách thuận lợi. Hiệu quả tiết kiệm có thể thấy rõ nhất: tuỳ theo năng lực nhu cầu hoàn cảnh, sinh viên có thể rút Khoa Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 153 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngắn thời gian đào tạo một năm hoặc kéo dài tối đa là hai năm (đối với hệ đại học 4,5 năm) ba năm (đối với hệ đại học 6 năm). - Đào tạo tín chỉ có một nguyên tắc quan trọng là đào tạo theo trình độ thực tế của người học. Cụ thể là căn cứ trình độ để xếp lớp nên có ưu điểm là người học đã đạt đến trình độ nào thì được công nhận đến trình độ ấy, không phải học lại từ đầu, tránh được tình trạng cào bằng gây mất thời gian công sức. -Ngoài ra, phải kể đến là phương thức đánh giá của đào tạo tín chỉ rất chặt chẽ. Đó là đánh giá trong cả quá trình học chứ không phải bằng một kỳ thi kết thúc học kỳ (hay học phần) nên đảm bảo chính xác hơn. Những điểm không đạt sẽ bị loại ra khỏi điểm trung bình chung. Người học cứ phải đạt đủ số tín chỉ mới được công nhận tốt nghiệp. Chuyển sang đào tạo tín chỉ phương thức đánh giá sẽ thay đổi từ điểm số như hiện nay sang đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D, F. Trong đó F là mức chưa đạt yêu cầu phải học thi lại tín chỉ đó Những vướng mắc - Đối với SV, những người đã được “chăn dắt” từ trường phổ thông khi bước vào trường đại học hết sức ngỡ ngàng về mọi mặt, học chế TC tạo nên bước chuyển khá đột ngột, họ phải mất một thời gian để làm quen. Ở bậc đại học, khối lượng kiến thức nhiều hơn, giảng viên dạy nhanh hơn ở trung học phổ thông rất nhiều. Chẳng hạn ở trung học phổ thông, có thể một môn học chỉ có một cuốn sách nhưng ở bậc đại học là 10 cuốn. Đòi hỏi SV phải biết cách đọc sách, cách thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho môn học. Bên cạnh đó, SV cần phải biết cách sắp xếp thời gian học tập. - Mặt khác ở phổ thông các em hầu hết học theo phương pháp thầy đọc trò ghi, ít khi phải tự chuẩn bị lượng kiến thức trước ở nhà. Còn với việc học theo tín chỉ thì ngược lại SV phải chuẩn bị lượng kiến thức trước ở nhà, trên lớp giảng viên đưa ra những nội dung chính gợi mở để thầy trò cùng thảo luận ghi lại kết quả cuối cùng. Với cách học như vậy nếu các em chuẩn bị trước bài ở nhà kỹ sẽ thấy những vướng mắc khi lên lớp có thể hỏi bạn bè thảo luận cùng giảng viên sẽ giúp việc ghi nhớ bài một cách sâu sắc cặn kẽ. Nhưng SV mới hầu như chưa quen với việc đọc trước bài ở nhà chuẩn bị sẵn những thắc mắc nên việc lên lớp gần như nghe mới hoàn toàn nên với việc tóm tắt nội dung của giảng viên thì SV chỉ hiểu bài một cách lõm bõm, sơ sài. Gợi ý cách khắc phục -Để tránh được những khó khăn cho việc học của mình trước hết các em hãy tìm hiểu nắm vững các tiêu chí đánh giá kết quả học tập như: - Điểm trung bình chung học kỳ - Số tín chỉ tích luỹ Điểm trung bình chung tích luỹ Sau đó sẽ đăng ký học theo khả năng có thể để SV tránh được cảnh cáo kết quả trong từng học kỳ. - Để đảm bảo điểm trung bình chung học kỳ không quá thấp, ngoài các học phần đăng ký theo thời khóa biểu học kỳ của Nhà trường, các em nên đăng ký học lại hoặc học cải thiện điểm của các học phần học trong các học kỳ trước (những học phần học lại này nếu đạt điểm học phần cao hơn điểm cũ sẽ tính vào trung bình chung học kỳ, còn nếu thấp hơn điểm cũ thì các em có thể rút kết quả). - Đảm bảo điểm trung bình chung tích luỹ có đủ thời gian để cải thiện. Nếu thấy điểm trung bình chung tích luỹ chưa đạt thì phải giảm các học phần mới, tăng các học phần học lại các học phần cải thiện điểm. - Đối với sinh viên, khó nhất của học theo tín chỉ là phải áp dụng phương pháp học tích cực, đó là phương pháp học lấy tự học học cái cốt lõi là chính. Phương pháp học này phát huy tính năng động sáng tạo của sinh viên. - Học lý thuyết trên lớp: Giờ học lý thuyết không chỉ ghi chép những lời thầy cô giảng trên lớp một cách thụ động mà phải nghe, suy ngẫm nắm được “linh hồn” những vấn đề mà thầy cô truyền đạt? Thầy cô đặt vấn đề như thế nào? Tại sao lại đặt vấn đề như thế? Thông số đầu vào là những thông số nào? Thông số đầu ra cần phải xác định là những thông số nào? Nguyên tắc để giải quyết vấn đề là gì? Phương pháp con đường cụ thể để giải quyết những vấn đề đó là gì? mà chưa cần nắm rõ những chi tiết cụ thể. Vì thế những sinh viên không đến lớp sẽ không có Khoa Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 154 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn được bức tranh tổng quát của học phần từng chương, mục. - Học thảo luận trên lớp: Giờ thảo luận là giờ để làm rõ những vấn đề của giờ lý thuyết áp dụng vào những bài toán cụ thể. Nếu như giờ lý thuyết chủ yếu là nghe, viết suy ngẫm thì giờ thảo luận phải là nói nhiều tranh luận. Ưu tiên đặt câu hỏi hơn là trả lời. Tránh đi vào những vấn đề quá sâu, phức tạp mất nhiều thời gian. Đừng nôn nóng hiểu sâu, hãy hiểu những vấn đề cơ bản trước. - Ở nhà: Học cách tự đọc tài liệu để hiểu sâu “linh hồn” của từng chương tiến tới cả học phần. SV phải biết cách thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho môn học. Bên cạnh đó, SV cần phải biết cách sắp xếp thời gian học tập. Tự triển khai những vấn đề cụ thể của học phần như giải bài tập, thiết kế, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận trên lớp. Hãy đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tăng cường trao đổi bài theo nhóm. Người biết khi giảng cho người chưa biết sẽ càng giỏi hơn, người chưa biết hỏi người biết sẽ hiểu được vấn đề - Sinh viên cần nắm bắt thông tin chính xác kịp thời. Mỗi SV cần nắm vững Quy chế. Mỗi tuần nên vào Website của trường ít nhất 2 lần để đọc cập nhật những thông tin có liên quan đến SV. Tham gia diễn đàn học tập rèn luyện của SV để nhằm tạo thêm động lực để học tốt. Tất cả những vấn đề nêu trên sẽ không là trở ngại nếu SV học đại học với quyết tâm như khi thi đại học. Chỉ sợ những bạn nào “ngơi nghỉ” một chút thành ra sẽ “mất đà”. Quan trọng là có niềm đam mê học tập, hăng say học tập, giữ được mục tiêu học tập như khi thi vào đại học. Bạn nào giữ được cái đó cộng với sự năng động, khả năng thích nghi tốt sẽ vượt qua. Hãy chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến chinh phục đỉnh cao mới, buông lơi ngay sau khi bước qua ngưỡng cửa đại học là một trong những vấp ngã phổ biến đáng tiếc nhất mà chúng tôi nhìn thấy trong những năm qua. Tất nhiên cũng có những yêu cầu mà học chế tín chỉ có đòi hỏi cao hơn như tính chủ động sáng tạo, khả năng quyết định tính thích nghi, … đây thực sự là những kỹ năng sẽ giúp ích cho các em suốt cuộc sống sau này. Khả năng ngoại ngữ - tiếng Anh cũng là một lợi thế cho việc học, tự học cả khi ra trường xin việc, đi làm … việc này nên bắt đầu chuẩn bị càng sớm càng tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Gordon W. Green J r. '' Để luôn đạt điểm 10 '' Nhà xuất bản Văn hoá thông tin -2007. [2]. Khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm- ĐHTN '' Tài liệu học tập Giáo dục học phần II'' năm 2004 [3]. Trích thư của GS Nguyễn Cảnh Toàn ''Bàn thêm về tự học với nhà văn Nguyên Ngọc'' Trên diễn đàn trí tuệ Việt Nam số 21 tháng 11 năm 2007. [4]. The History of Higher Education, ASHE Reader Series, Simon & Schuster Custom Publishing, 1997. [5]. Lâm Quang Thiệp, Lê Viết Khuyến: Chương trình quy trình đào tạo đại học. trích: "Một số vấn đề về Giáơ dục đại học", Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004. [6]. Arthur Levine - Handbook on Undergraduate Curriculum. San Francissco: Jossey Bass, 1978. [7] Omporn Regel - The Academic Credit System in Higher Education: Effectivness and Relevance in Developing Country - The World Bank (Bản dịch: "Về hệ thống tín chỉ học tập" - Bộ Giáo dục Đào tạo - 1994). Khoa Thu Hoài Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 155 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SUMMARY STUDENTS WITH CREDIT PROGRAM Khoa Thu Hoai  Faculty of Information Technology Thai Nguyen University Educational credit program has become popular in universities nationwide. However, what do learners think about educational credit program? what are their advantages and disadvantages? That are not easy questions to find the answers, even to the lecturers. This article states advantages and difficulties of students, proposing solutions as well as suggestions on method to help student make learning in a new environment easier. These above-mentioned issues are not really problems to university students if they determine to try to get the most positive results. Students who keep passion for studying, trying to study, keeping studying goals, all obstacles will be easily solved. Key words: credit program, study , comment, student  Tel: 0914602999;Email: khoathuhoai@gmail.com . tạo một năm hoặc kéo dài tối đa là hai năm (đối với hệ đại học 4,5 năm) và ba năm (đối với hệ đại học 6 năm) . - Đào tạo tín chỉ có một nguyên. Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 71(9): 151 - 155 151 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngày đăng: 23/02/2013, 17:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan