Chọn vợt cầu lông

2 397 1
Chọn vợt cầu lông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mua vợt cầu lông Không nhất thiết chọn loại vợt của các nhà vô địch, chỉ cần phù hợp với trình độ và túi tiền Đến với cầu lông, dù thuộc hệ "dưỡng sinh", nghiệp dư hay chuyên nghiệp, các vận động viên đều quan tâm tới một thiết bị quan trọng: vợt. Ngay cả trên diễn đàn cầu lông lớn nhất thế giới badmintoncentral.com, thiên hạ cũng chỉ bàn tán nhiều đến chuyện này. Vừa sức Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai Điểm thứ nhất cần chú ý là trọng lượng vợt, nay thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn, vợt càng nhẹ; với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr). Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa. Điểm thứ hai là chu vi cán vợt, thường được các nhà sản xuất ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; dân Âu Mỹ chuộng cán chu vi G2, G3, còn người Việt ta thường chọn G4, G5. Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5 , bạn có thể hiểu trước xem nó có vừa vặn với mình không. Điểm thứ ba là chiều dài vợt, được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm; hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi "long" hoặc "longsize", với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của Yonex dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để sơ-cua), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi. Điểm thứ tư, khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu là bạn sẽ chọn vợt nặng đầu (heavy head), cân bằng (even balance) hay nhẹ đầu (light head), những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy. Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu. Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800 Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt: người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn. Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. Thực tế, các nhà sản xuất cũng có "chiêu" làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là "tăng lực" các kiểu. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì "trợ lực" ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt "tăng lực" này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ "tăng" là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp "gu". Cuối cùng, nếu bạn không dự định làm vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính. Vừa túi tiền Nói "tiền sao, của vậy" hơi quá đáng, nhưng nếu bạn mua vợt tầm dưới 200 ngàn đồng/cái thì hơi phí bởi cái sự vừa nặng, vừa cứng, lại không bền. Trong khoảng từ 200 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bạn có thể chọn được vợt tốt hơn của các nhà sản xuất như đã nêu trên cùng với của một số thương hiệu khác như Finnex, Winex. Riêng vợt cầu lông của một số đại gia "chuyên trị" dụng cụ quần vợt như Wilson, Prince, Babolat , dù không phổ biến lắm nhưng cũng có một số loại phù hợp, trong đó có nhóm nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt). Nếu đầu tư trên 1 triệu đồng, bạn có thể vừa đã mua chất lượng vợt, vừa chi thêm cho thương hiệu vợt mà Yonex là tiêu biểu. Hầu hết các loại Yonex bình dân (giá dưới 1 triệu đồng) đều không sản xuất tại Nhật mà từ một nước khác. Các loại Yonex cấp cao và chính gốc thường đến VN với dòng chữ made in Japan và mã vùng phân phối SP (Singapore), TL (Thái Lan), IP (Indonesia), số ít là vợt xách tay có mã vùng phân phối TW (Đài Loan) hoặc tên viết tắt của một số nước khác được khắc ở sau số serie trên cán vợt. Tùy loại, giá Yonex cao cấp dao động từ 1,2 đến hơn 3,5 triệu đồng. Trừ nhóm Carbonex, các nhóm vợt còn lại của Yonex như Isometric, Titanium, Muscle Power, Armotec, Nanospeed khá dễ "bầm dập" khi va chạm, cần được sử dụng cẩn thận. Cũng cần tập trung chú ý đến hàng giả, hàng nhái Yonex đầy rẫy trên thị trường, y chang các kiểu vợt cao cấp nhưng bán ra vài ba trăm ngàn đồng một cái, có thể phát hiện qua chất lượng sơn kém hơn, số serie chỉ được in (chứ không khắc) trên cán Chỉ cái vợt cầu lông không thể nào làm nâng cao đẳng cấp của bạn. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với trình độ và túi tiền, không nhất thiết phải chọn loại vợt của các nhà vô địch. Công chúa Thái Lan lúc đến VN dự giải cầu lông quốc tế, cũng chỉ sử dụng vợt tầm trung bình của Yonex là MP 66. Còn các vận động viên đỉnh cao trong nước và quốc tế luôn dùng vợt do nhà tài trợ cung cấp; thành tích của họ do bài bản và khổ luyện, chứ không chỉ do cái vợt đắt tiền thuộc model mới nhất. Nguồn: Nguyên Lễ (Thanh Niên) Luân Kid 13-10-2005, 20:57 Bài này hay đó , bác HA khá nhỉ . Mọi người xài thử vợt Bay đi , hiệu của Mỹ , có ưu diểm là bền , chịu được lực căng cao , trên lý thuyết thì 13-14kg , với lại giá cả phải chăng khoang 5-6 trăm. Emotion 14-10-2005, 02:10 Hồi trước muốn kiếm một cây vợt Yonex chính hiệu con nai vàng quả thật không dễ dàng vì thị trường hàng giả thì nhiều mà hàng thật thì lúc có lúc không (mà lúc không nhiều lúc có) . Tuy nhiên hãng Yonex đã có nhà phân phối chính thức tại VN (địa chỉ sẽ bổ sung sau), cho nên chúng ta cũng có nhiều cơ hội chọn nhiều series vợt kèm theo chính sách bảo đảm của nhà phân phối nên rủi ro ít hơn. Trong phần này Emotion chỉ đề cập cách thức để chúng ta hiểu được mã (code) được khắc trên mỗi cây vợt Yonex nhằm cho chúng ta biết được cây vợt được sản xuất dành cho thị trường nào và ngày tháng xuất xưởng của nó (nhằm nhiều khi mua nhằm đồ cổ mà không biết) Nếu bạn nào đã từng xài qua vợt Yonex thì chắc cũng biết trên mỗi cây vợt đều có một code được khắc chìm trên mỗi cậy vợt. Có 2 loại code mà bạn có thể thấy trên cây vợt: + Những cây vợt được sx trước năm 2000: Nó sẽ bao gồm mã quốc gia và mã cây vợt (mã này là độc nhất). + Những cây vợt được sx sau năm 2000: Nó bao gồm 2 bộ code. Bộ đầu tiên là số s e r ie của cây vợt gồm 7 kí tự. Con số này là độc nhất Bộ thứ 2 sẽ là date code, nó sẽ cho ta biết số phận của cây vợt đó, code này có thể hiểu được như sau DDMMYxCC, trong đó DD là ngày, MM là tháng, Y là năm, CC là mã quốc gia (nó sẽ cho ta biết là cây vợt đó được sx cho thị trường nào).Minh họa hình số 2 Nói dông dài làm một phát vd là hiểu ngay: Code trên cây vợt của tui là dzậy nè: 4979394 110646IP. Như vậy số 4979394 là số s e r i als number của cây vợt, còn 110646IP tương ứng DDMMYxCC như vậy cây vợt được xuất xưởng vào ngày 11 tháng 06 năm 2004 và được dành cho thị trường Indonexia (mã là IP). Với thông tin trên bạn sẽ biết được chính xác cây vợt được sx ở đâu. Mã phân phối (Distribution Code): CC là 2 kí tự thể hiện quốc gia mà dòng vợt sẽ được phân phối ở đó chứ nó không thể giúp mình biết được cây vợt được sx ở đâu? Cho nên đừng có lầm nghĩ code IP ở trên có nghĩa là cây vợt đó được sx tại Indo, không phải vậy ở đâu thì tui khôg biết nhưng tui chỉ biết là cây vợt đó được sx cho thị trường Indo. Các dòng cao cấp của Yonex thì đa phần được sx tại Nhật (trên cây vợt có ghi made in Japan luôn), hiện nay Yonex đã cho nước thứ 2 gia công vợt của mình Tại thị trường VN, đa phần các cây vợt có code country là SP. Chữ SP có thể hiểu chung chung là vợt dành cho thị trường SE Asia, và nhà phân phối chính của nó là thuộc nước Singapore Một số loại code country thông dụng: AS - Australia BR - Brazil BX - Belgium/Netherlands CD - Canada CH - China CN/CP - Chinese National Team DK - Denmark FR - France GR - Germany HK - Hong Kong ID - India IN/IP - Indonesia JP - Japan KR - Korea MA - Malaysia NZ - New Zealand SD - Sweden SP - Singapore SW - Switzerland TH - Thailand TW - Taiwan UA - United Arab Emirates UK - United Kingdom US - USA Nguồn tham khảo: badmintoncentral.com . Mua vợt cầu lông Không nhất thiết chọn loại vợt của các nhà vô địch, chỉ cần phù hợp với trình độ và túi tiền Đến với cầu lông, dù thuộc hệ "dưỡng sinh",. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với trình độ và túi tiền, không nhất thiết phải chọn loại vợt của các nhà vô địch AT700, AT800 Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt: người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo

Ngày đăng: 06/07/2014, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan