Bài giảng đạo đức lớp 4 - HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ppsx

8 16.5K 72
Bài giảng đạo đức lớp 4 - HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: -Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ. -Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. -Kính yêu ông bà, cha mẹ. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức lớp 4 -Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”. -Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: -Một số HS thực hiện. +Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”. +Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân. -GV ghi điểm. 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” b .Nội dung: * Khởi động : Hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu. -GV hỏi: +Bài hát nói về điều gì? +Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng? *Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng” –SGK/17-18. -GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong -HS nhận xét. -HS trả lời. -HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. tiểu phẩm “Phần thưởng”. -GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm. +Đối với HS đóng vai Hưng. Vì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng? +Đối với HS đóng vai bà của Hưng:  “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình? -GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà, Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/18-19) -GV nêu yêu cầu của bài tập 1: + Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao? a. Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. b. Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho -Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử. -HS trao đổi trong nhóm (4 nhóm) mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà. c. Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?” d. Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng. đ. Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà. -GV mời đại diện các nhóm trình bày. -GV kết luận: +Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. +Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông -Đại diện các nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm HS thảo luận. -Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác trao đổi. bà, cha mẹ. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19) -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh. Nhóm 1 : Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2 -GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20) Bài tập 5 : Em hãy sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -2 HS đọc. -Cả lớp thực hiện. Tiết: 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3- SGK/19 -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm Nhóm 1 : Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. Nhóm 2 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. -GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/20) -GV nêu yêu cầu bài tập 4. -Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. -Các nhóm lên đóng vai. -Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả lớp). -HS thảo luận theo nhóm đôi. +Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -GV mời 1 số HS trình bày. -GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20) -GV mời HS trình bày trước lớp. -GV kết luận chung: +Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. +Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -Cho HS đọc ghi nhớ trong khung. 4.Củng cố - Dặn dò: -Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. -HS trình bày cả lớp trao đổi. -HS trình bày . -4 HS đọc. -HS cả lớp. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” . hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. -Kính yêu ông bà, cha mẹ. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức lớp 4 - ồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”. -Bài hát “Cho con -. HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng: -Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ. -Biết. thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. -2 HS đọc. -Cả lớp

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan