Giải pháp cho ngân quỹ gia đình doc

8 184 0
Giải pháp cho ngân quỹ gia đình doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp cho ngân quỹ gia đình Có lẽ bạn đã nghe qua điều này: tiền bạc là một trong những nguyên nhân phổ biến khơi nguồn cho sự mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Cũng chẳng ngạc nhiên khi “tiền hết sức có ý nghĩa với con người – từ mặt bảo vệ và tạo sự an toàn cho đến việc mang lại sức mạnh quyền lực và lòng tự trọng”, Harriet Pappenheim, nhà phân tích tâm lý ở New York đồng thời là tác giả của cuốn “Dù Giàu Hay Nghèo: Giữ Hôn Nhân Của Bạn Hạnh Phúc Khi Vợ Kiếm Nhiều Tiền Hơn” giải thích. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là các mối liên hệ cảm xúc có thể thực sự giúp bạn và người bạn đời của bạn trở lại với con đường hòa hợp về tài chính. Sau đây là 5 giải pháp cho những điều phàn nàn về tiền bạc thường gặp Mâu thuẫn 1: “Chúng ta ko có tiền để làm những thứ mình thích!” Giải pháp: Chuyện trò chân tình Bỏ chuyện tiền nong sang một bên, dành một buổi tối hai vợ chồng ngồi lại cùng nhau và nhớ về những giấc mơ, mục tiêu chung như khi hai người mua được nhà riêng, có con hay đi du lịch… “Những mục tiêu này là lý do đầu tiên để hai người sống chung với nhau, nhưng bạn rất dễ bị mất phương hướng trong những hối hả bộn bề của công việc mỗi ngày và những hóa đơn phải chi trả”, Mary Claire Allvine, nhà đặt kế hoạch tài, đồng tác giả của cuốn Chuyên Gia Tài Chính Trong Gia Đình: Kế Hoạch Công Việc Cho Tình Yêu Và Tiền Bạc, trình bày. Việc nhớ lại những giấc mơ chung sẽ tạo ra sự đồng lòng và thống nhất giữa hai vợ chồng trong việc kiểm soát nguồn tài chính. Bên cạnh đó, khi đã có sự nhất trí của cả hai, nếu gặp tình huống cần thiết phải chi tiêu, tâm lý của hai vợ chồng cũng nhẹ nhàng hơn. Xin lời khuyên của người khác, có thể là một người có chuyên môn về tài chính chưa hẳn là cách hay. Tốt nhất bạn nên cùng người bạn đời bình tĩnh bàn bạc, thống nhất ý kiến trong việc chi tiêu, sử dụng tiền bạc như thế nào, bởi đơn giản rằng không ai hiểu rõ vấn đề bằng chính người trong cuộc. ợ chồng cần có sự thốn g nhất về cách sử dụng ngân quỹ chung. Mâu thuẫn 2: “Em (Anh) tiêu nhiều hơn số tiền chúng ta kiếm được!” Giải pháp: Xem xét sự lưu chuyển tiền cùng nhau Sổ tay chi tiêu nghe có vẻ ít khó khăn và hạn chế hơn từ “ngân sách”, Allvine cho biết, nhưng nó vẫn bao gồm một vài sự lựa chọn cứng rắn. Thay vì tập trung vào các chi tiết như bạn chi bao nhiều tiền cho thức ăn của cún cưng hay cho cà phê mỗi tuần, hãy nhìn thật kỹ lại các khoản chi tiêu cố định và xem lại xem những khoản chi này có thật sự cần thiết hay không. Như Allvine nói, “chẳng quan trọng gì việc vợ chồng bạn đi ăn nhà hàng một bữa, trong khi bạn bỏ tiền ra mua cái máy tập thể dục hiện đại mà chẳng bao giờ dùng đến”. Một khi bạn có cơ hội nhìn lại các chi tiêu của mình, hãy cùng bàn bạc với vợ hoặc chồng, hoặc tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm như mẹ bạn chẳng hạn để có thể đưa ra các hướng để cắt giảm các khoản chi không cần thiết và giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình. Bạn không thể chi tiêu một cách tùy tiện. Nếu bạn tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, mọi thứ sẽ chỉ tồi tệ hơn. Mâu thuẫn 3: “Xin lỗi anh (em) không còn độc thân nữa, nên đừng tiêu tiền theo kiểu ấy!” Giải pháp: Tin cậy lẫn nhau. Chia sẻ chung một tài khoản ngân hàng cho những chi tiêu trong gia đình và giữ các tài khoản riêng biệt cho những chi dùng cá nhân có thể giúp ích các cặp vợ chồng hay gặp mâu thuẫn về tiền bạc, Pappenheim gợi ý. Nhưng Allvine khuyên rằng tài khoản chung nên bao gồm tiền để dành cho những năm tháng về già và tiền cho các mục tiêu hai vợ chồng mơ ước, cũng như là khoản chi tiêu hàng tháng. “Sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn có một tài khoản chung,” cô giải thích, bởi vì các cặp vợ chồng cần chấp nhận thực tế họ đang sống trên một nền tài sản chung. Bạn cũng sẽ có một bức tranh tốt hơn về toàn bộ tình trạng tài chính. Nghiên cứu từ Đại học bang Ohio đã tìm ra rằng, các ông chồng và các bà vợ đưa ra các con số khác nhau khi được hỏi một cách riêng rẽ về số tiền kiếm được và chi dùng của cả hai. Các ông chồng thường đưa ra con số thu nhập kết hợp cao hơn so với các bà vợ, trong khi những nội tướng có xu hướng đưa ra con số chi dùng tổng hợp cao hơn các ông chồng. Hai vợ chồng cần thống nhất một con số cụ thể cho khoản chi dùng chung và riêng để tránh không gây ra mâu thuẫn. “Tùy vào mức thu nhập và thói quen chi tiêu của mình mà mỗi người sử dụng khoản tiền riêng của mình mà không cần phải hỏi ý kiến của người kia”, Pappenheim gợi ý. Tuy nhiên, nếu một người luôn luôn chi tiêu nhiều hơn một cách đáng kể so với người còn lại, thì đây chính là thời điểm cần nói chuyện lại với nhau. à bàn b ạc thật kỹ về kế hoạch chi tiêu cũng như việc tiết kiệm cho tương lai. Mâu thuẫn 4: “Một người nào đó phải có nhiệm vụ quản lý tài chính của chúng ta” Giải pháp: Hãy đảm nhận vai trò đó. Allvine khuyên rằng hai vợ chồng nên quyết đinh việc ai sẽ là người quản lý tiền ra vào hàng ngày, cũng như thanh toán các hóa đơn và ai là người lo cho các kế hoạch đầu tư lâu dài. Có thể phân chia vai trò đó cố định hoặc hai người “đổi vai” cho nhau theo khoảng thời gian mà cả hai cùng thống nhất. Khi đã phân chia như thế, mỗi người cần cập nhật thông tin về những khoản tiền thu vào và chi ra với người kia một cách công khai và thẳng thắn. Hãy đảm bảo rằng hai bạn không bỏ qua các cuộc nói chuyện để cùng chia sẻ và bàn bạc về tài chính. Có thể sẽ rất không công bằng khi một người phải gánh tất cả các gánh nặng tài chính trên lưng, lại luôn luôn là người làm mất vui khi thường hay phải nói, “xin lỗi, mình không đủ tiền để mua nó,” trong khi người còn lại tận hưởng cuộc sống một cách vui vẻ với ý nghĩ rằng mọi thứ đã có chồng (vợ) mình lo. Mâu thuẫn 5: “Bạn bè chúng ta có vẻ lúc nào cũng dư dả tiền bạc hơn!” Giải pháp: Bạn đã chắc chưa? Có thể đó chỉ là những điều mơ hồ không có thật. Hãy đi tìm ví dụ về người đã làm được điều này. Nói chuyện với một cặp vợ chồng lớn tuổi hơn đã có cuộc sống hạnh phúc cả về tinh thần và vật chất để học hỏi kinh nghiệm. “Bạn không hỏi về số tiền họ kiếm được là bao nhiêu, mà nên hỏi về những đánh đổi họ phải đối mặt khi về hưu sớm hay lo lắng cho chuyện học hành của con cái”, Allvine hướng dẫn. Tuy vậy, hãy thận trọng khi so sánh cách sử dụng nguồn tài chính của những người bạn, bởi gia cảnh và quan niệm về tiền bạc của mỗi người không giống nhau. “Việc so sánh này có thể dẫn đến ghen tị, giận dữ và rắc rối,” Pappenheim cho biết. Bạn cũng cần suy xét thật kỹ khi có mối quan hệ thường xuyên với người có thói quen tiêu xài phung phí, đừng để mình cũng bị lôi kéo. Tuy nhiên, cũng đừng ngại ngần chia sẻ những mục tiêu và ước mơ với bạn bè. Chẳng ai biết được rằng họ lại có thể đang mắc nợ nhiều hơn bạn và loay hoay không biết cách nào để giải quyết chúng. Nếu bạn có ý định tiết kiệm để chuẩn bị cho mục tiêu lớn mà có nhiều bạn bè ủng hộ thì rất tốt. Bạn cùng người bạn đời cũng có thể nghĩ ra những cách thứ tiết kiệm chung mà cả hai đều cảm thấy thoải mái. . Giải pháp cho ngân quỹ gia đình Có lẽ bạn đã nghe qua điều này: tiền bạc là một trong những nguyên nhân phổ biến khơi nguồn cho sự mâu thuẫn giữa hai vợ chồng đừng tiêu tiền theo kiểu ấy!” Giải pháp: Tin cậy lẫn nhau. Chia sẻ chung một tài khoản ngân hàng cho những chi tiêu trong gia đình và giữ các tài khoản riêng biệt cho những chi dùng cá nhân. cuộc. ợ chồng cần có sự thốn g nhất về cách sử dụng ngân quỹ chung. Mâu thuẫn 2: “Em (Anh) tiêu nhiều hơn số tiền chúng ta kiếm được!” Giải pháp: Xem xét sự lưu chuyển tiền cùng nhau Sổ tay

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan