Hoá học và thời tiết

1 70 0
Hoá học và thời tiết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HÓA HỌC VỚI THỜI TIẾT Thời tiết là một vấn đề rất quan tâm hàng ngày của mỗi người vì nó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến đời sống chúng ta, đôi khi là thủ phạm gây nên các thảm họa như: giá rét, hạn hán, bão lụt,…… Liệu hóa học có làm thay đổi được thời tiết hay không?. Thực tế cho thấy hóa học đã có thể “ thay trời làm mưa”, ngăn ngừa mưa đá, phá tan sương mù,…… Để các bạn có thể hiểu hơn về những ứng dụng của hóa học đối với thời tiết và yêu thích môn hơn thông qua những ứng dụng thất kì diệu của hóa. Bài viết sau đây có thể giúp các bạn điều đó. • LÀM MƯA NHÂN TẠO: Nước tồn tại trong mây dưới dạng hơi, dạng lỏng và tinh thể. Thông thường ở 0 o C, các hạt nước nhỏ li ti vẫn ở thể lỏng. Chỉ khi nhiệt độ hạ xuống -40 o C thì nước trong đám mây mới kết tinh hoàn toàn. Số lượng tinh thể trong đám mây phụ thuộc vào các “hạt nhân kết tinh”- là các hạt băng chứa trong đó, còn gọi là “mầm kết tinh”. Các nhà Hoá Học đã tìm ra tinh thể bạc iotua (AgI) có cấu tạo giống cấu tạo của hạt băng nên có thể dùng làm “mầm kết tinh”. Chỉ với 1 gam AgI có thể tạo được từ 10 12 đến 10 16 trung tâm kết tinh, làm ngưng tụ một lượng nước lớn ở dạng khí tạo ra mưa hoặc tuyết. Do hóa chất AgI rất đắt, vì vậy các nhà hoá học đã nghiên cứu và tìm thấy hợp chất rẻ hơn AgI – đó là chì iotua (PbI 2 ); 1,5-đioxinaftapha; nước đá khô (CO 2 rắn) và nhiếu chất hữu cơ khác. Điều kiện dùng phương pháp này khi trên trời đã có sẵn đám mây, người ta dùng máy bay để rắc các chất trên vào mây. Nhờ phương pháp này người ta có thể cứu được vụ gieo trồng bị hạn sắp thu hoạch, tăng độ ẩm khi mùa màng bị lâm nguy và tạo một cơn mưa sớm để có bầu trời quang đãng trước ngày hội lớn. • NGĂN NGỪA MƯA ĐÁ: Dùng máy bay rắc vào những đám mây những “ hạt nhân kết tinh” không những “thay trời làm mưa” mà còn ngăn ngừa được mưa đá. Những hạt băng đang lớn dần để chuẩn bị mưa đá, không lớn lên được nữa do những “mầm kết tinh” đã tranh cướp độ ẩm. Các hạt băng nhỏ li ti nhiều lên nhưng không đạt kích thước của hạt mưa đá. Trên đường rơi xuống mặt đất chúng bị tan ra và trở thành cơn mưa bình thường. Hiện nay đã có những Rađa khí tượng có thể báo trước sự hình thành các đám mây chứa những hạt băng. Người ta đã điều khiển các tên lửa và đạn chứa hóa chất nhằm bắn trúng đích. Nhờ vậy mà nhiều vùng rộng ở các nước tiên tiến đã tránh được sự tàn phá của mưa đá đối với mùa màng. • PHÁ TAN SƯƠNG MÙ: Ta thấy sương mù là thủ phạm gây ra những vụ tai nạn đường thủy, đường bộ và đường không. Để tránh các vụ tai nạn khi có sương mù xuất hiện, người ta rắc hoặc bắn vào khối sương mù các loại hạt nặng có tính chất hút ẩm như muối ăn (NaCl) trộn với xăng mịn, các chất hoạt động bề mặt hoặc các chất tích điện… Những hạt nước lơ lửng, dày đặc trong sương mù khi gặp “mầm kết tinh” sẽ đông tụ khiến mật độ của chúng trong không khí giảm dần và cuối cùng rơi xuống những hạt nước. Bên cạnh phương pháp Hoá Học, người ta dùng phương pháp khác. Ở Mỹ, người ta phá tan sương mù bằng máy bay trực thăng, cánh quạt của máy bay hút dòng không khí khô ở các lớp tầng cao xuống làm xua tan sương mù. Sân bay Orly của Pháp phá sương mù bằng luồng không khí nóng do một hệ thống Tuabin đẩy ra, hướng vào đường băng. Nhìn chung các phương pháp Hóa học tác động vào thời tiết còn quá đắt, không kinh tế, do đó không được sử dụng rộng rãi. Con đường chế ngự thời tiết đang rộng mở, đang chờ đợi vào các nhà Hóa học trẻ, sớm tìm ra phương pháp tác động mới, các hóa chất mới có hiệu quả nhất, rẻ nhất và khả thi hơn. Mong các bạn theo dõi các bài báo tiếp theo để hiểu rõ hơn về ứng dụng của Hóa học trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. HUỲNH VĂN ÚT – TRƯỜNG THCS HOA LƯ Q9 TPHCM - 0919276240 . Tuabin đẩy ra, hướng vào đường băng. Nhìn chung các phương pháp Hóa học tác động vào thời tiết còn quá đắt, không kinh tế, do đó không được sử dụng rộng rãi. Con đường chế ngự thời tiết đang rộng. HÓA HỌC VỚI THỜI TIẾT Thời tiết là một vấn đề rất quan tâm hàng ngày của mỗi người vì nó ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến đời sống chúng ta, đôi khi. ngừa mưa đá, phá tan sương mù,…… Để các bạn có thể hiểu hơn về những ứng dụng của hóa học đối với thời tiết và yêu thích môn hơn thông qua những ứng dụng thất kì diệu của hóa. Bài viết sau đây

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan