ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY ĐỊA LÝ LỚP 8

17 508 0
ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY ĐỊA LÝ LỚP 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý luận dạy học ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY ĐỊA LÝ LỚP 8 (PHẦN PHƯƠNG PHÁP) A. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: I. Ðịnh hướng chung: 1. Về phương pháp dạy học: Dạy học theo hướng tích cực hoá (active method) theo nghĩa: tích cực, chủ động (trái với bị động). Phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động (active learning). Dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp tích cực: a. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động cho HS. b. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. a) Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của hs: -Tổ chức cho HS thu thập, xử lý, trình bày thông tin từ các nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin trong dạy học Ðịa lý rất đa dạng, gồm các bài viết, các phương tiện DH như bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê, tranh ảnh, các thiết bị nghe nhìn. Quan trọng nhất là các thông tin có trong sách gk (cả kênh chữ lẫn kênh hình ). Muốn cho HS chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kỹ năng từ các phương tiện này. GV cần chú ý những điểm sau: -Phải sử dụng các phương tiện dạy học Ðịa lý như là một nguồn cung cấp kiến thức chứ không sử dụng theo cách minh hoạ cho kiến thức. -Với mỗi loại phương tiện, Gv cần phải giúp cho HS biết cách sử dụng chúng như nắm được trình tự đọc một bản đồ, biểu đồ . Xác lập các mối quan hệ để tìm ra kiến thức chứa đựng trong các phương tiện đó, phối hợp các phương tiện với nhau như thế nào? Cách xử lý, tổng hợp và trình bày thông tin ra sao? -Gv phải đưa ra được hệ thống các câu hỏi, bài tập để hướng dẫn HS sử dụng các phương tiện, đồng thời phải dành thời gian cho HS làm việc với các phương tiện đó. b) Ðổi mới cách sử dụng các phương pháp dh hiện có, từng bước vận dụng các phương pháp dh mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của hs: - Sử dụng phương pháp "cũ" theo cách "mới" Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp dùng lời , GV nên hạn chế việc thuyết trình, giảng giải mà tập trung vào việc hướng dẫn, chỉ đạo HS học tập thông qua cách đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập, câu hỏi, bài tập cho HS. Chú ý lời của HS. Hoặc khi dùng phương pháp trực quan, GV không giảng giải xong mới cho HS xem tranh ảnh, bản đồ . để minh hoạ cho bài giảng mà phải để cho HS trực tiếp làm việc với các phương tiện dạy học để tự mình tìm ra kiến thức, rèn luyện kỹ năng, (coi trọng nguồn tri thức của phương tiện) từ đó mà biết được cách học, cách làm. (không nên chỉ để thầy sử dụng, trò ngồi xem) - Bên cạnh các phương pháp dạy học hiện có, GV cũng nên quan tâm áp dụng những phương pháp dạy học gọi là mới đối với chúng ta như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. -Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Ðây không phải là pp hoàn toàn mới, nó chưa được sử dụng phổ biến. Dạy học giải quyết vấn đề không chỉ thuộc phạm trù pp mà đã trở thành mục đích của việc DH. Nó được cụ thể hoá thành một thành tố của mục tiêu là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực có vị trí quan trọng hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của XH tương lai. Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Mấu chốt của việc dạy học giải quyết vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Tình huống đặt ra nếu quá dễ hoặc quá khó đều không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề và vì thế nó không trở thành tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về đều chưa biết. Nó thường xuất phát từ phía HS hơn là từ phía GV. Dạy học giải quyết vần đề có thể tiến hành như sau: - Ðặt vấn đề (tạo tình huống có vần đề) - Giải quyết vấn đề (đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch giải quyết) - Kết luận (khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu) Trong dạy học giải quyết vấn đề có thể phân biệt 4 mức độ: + Mức 1: GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của GV, GV đánh giá kết quả làm việc của HS. + Mức 2: GV nêu vấn đề, gợi ý cho HS tìm ra cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV, khi cần, GV và HS cùng đánh giá. + Mức 3: GV cung cấp thông tin tạo tình huống, HS phát hiện, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp. HS thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, GV và HS cùng đánh giá. + Mức 4: Hs tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh, lựa chọn vấn đề phải giải quyết, tự đề xuất giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải quyết và tự đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả của việc giải quyết vấn đề. ?Phương pháp dạy học hợp tác: (thảo luận nhóm; PP cùng tham gia): Phương pháp thảo luận nhóm (hợp tác) cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV. Thành công của lớp học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp cùng tham gia. Phương pháp này tạo điều kiện cho HS trao đổi ý kiến, quan điểm của các cá nhân về một chủ đề thường dể làm cho HS cảm thấy hứng thú vì họ cảm thấy trong sự thành công của nhóm / lớp có sự đóng góp của họ. Thông qua việc tranh luận ở nhóm, HS được rèn luyện khả năng trình bày, cách thể hiện mình, từ đó khẳng định mình về mặt tri thức, kỹ năng trong học tập, trong hoạt động tập thể, cộng đồng. Ðể cho việc học tập của HS theo nhóm kết quả, GV phải là người biết chọn vấn đề cho HS làm việc theo nhóm, có kỹ năng trong việc chia nhóm và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. Tuy nhiên không nên lạm dụng pp này, chỉ nên áp dụng hình thức này với những nội dung thích hợp, những kiến thức khó, cần phải có sự hợp tác trí tuệ tập thể . còn những kiến thức dễ thì chỉ nên để hoạt động cá nhân (Không có nghĩa là dạy theo phương pháp mới thì nhất thiết phải có hình thức hoạt động theo nhóm ! PP này cũng có những mặt mạnh mặt yếu; cần phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. 2. Về hình thức tổ chức dạy học: -Ða dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: Ða dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học như học cá nhân, theo nhóm (lớn, nhỏ), tập trung theo lớp vì mỗi loại có chức năng riêng trong việc hình thành năng lực cho HS. Vd: hình thức học tập cá nhân tạo điều kiện cho mọi HS được làm việc độc lập, tích cực và rèn luyện khả năng tự học, hình thức học tập theo nhóm sẽ giúp HS phát triển khả năng giao tiếp, cộng tác trong học tập và làm việc . Ðể có thể làm tốt việc đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, GV phải là người biết lựa chọn các nội dung, đề ra các câu bài tập, các yêu cầu phù hợp với từng hình thức tổ chức dạy học và có kỹ thuật thực hiện các hình thức tổ chức dạy học này. Ví dụ: Với những nội dung không khó lắm thì cho HS làm việc cá nhân, với những nội dung khó, có thể có nhiều ý kiến khác nhau thì nên tổ chức học tập theo nhóm . -Dạy học không chỉ giúp hs chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn góp phần tạo nên các năng lực cần thiết của người lao động. 3. Khi tổ chức hoạt động học tập cho hs, gv cần lưu ý: +Ðịnh hướng cho hs việc sắp làm +Nêu thật cụ thể nhiệm vụ, yêu cầu đối với hs +Phải dành thời gian để hs hoàn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả +GV phải có thái độ cởi mở, thân thiện, khen thưởng kịp thời, phê bình tế nhị để hạn chế tính tự ti, lười hoạt động của hs. +Hs phải được hình thành và phát triển các kỹ năng để làm cơ sở cho các hoạt động. +Trường hợp chưa quen: Ở những bài đầu nên chọn các nội dung dễ tổ chức hoạt động nhất để áp dụng cách dạy mới, các phần còn lại vẫn dạy theo phương pháp quen dùng, sau đó mở rộng, phát triển dần các phương pháp dh mới. +Về hình thức tổ chức dh theo nhóm, trong điều kiện hiện nay . nên tổ chức nhóm cặp, theo bàn hoặc 2 bàn quay lại. Ðối với các bài tập khó, cần phải thảo luận thì nên làm việc theo nhóm lớn hơn. II. Hướng dẫn dạy một số loại bài: 1. Loại bài giảng kiến thức mới: Các bước: - Tổ chức lớp và động viên ý thức học tập của hs. - Ðịnh hướng tiết học. - Tiến hành quy trình nắm tri thức mới và sinh động hoá các kinh nghiệm, kiến thức cũ. Có thể thực hiện bước này bằng các biện pháp như sau: + Triệt để tận dụng các tư liệu đã có trong sgk (kênh chữ, kênh hình), bản đồ, tranh ảnh treo tường .để hs quan sát Khai thác kiến thức, kinh nghiệm, vốn hiểu biết thực tiển của bản thân hs => Trên cơ sở đó, gv đặt câu hỏi, nêu tình huống có vấn đề, hướng hs tự tìm ra kiến thức mới hoặc những vấn đề chính của bài học. Hạn chế việc giảng dạy theo lối thuyết trình, giảng giải. VD: Dạy mục 2 của bài 3 "Sông ngòi và các cảnh quan châu Á" + Chỉ trình bày vài vấn đề cơ bản rồi đặt câu hỏi gợi ý cho HS tiếp tục khai thác tài liệu để minh họa, chứng minh, bổ sung kiến thức, nhằm nắm được toàn bộ những vấn đề cần lĩnh hội. + Chỉ dẫn cho hs làm việc (vai trò người thầy ở đây là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển.) để hs tự lực nắm nội dung bài học. +Trường hợp các kiến thức khó, hs không thể tự nắm, gv có thể trình bày toàn bộ tài liệu. Dù là bằng cách nào, gv cũng phải chú ý những điểm sau: * Có sự phối hợp giữa việc hướng dẫn của gv với việc độc lập nắm kiến thức của hs. * Phải chú ý đúng mức đến khả năng tự lĩnh hội kiến thức của hs, nếu không hs sẽ có thói quen học vẹt, thụ động tiếp thu kiến thức và do đó khả năng vận dụng vào thực tế cũng bị hạn chế. * Có thể khái quát hóa, tổng kết những vấn đề trọng tâm của bài, kiểm tra những kiến thức mà HS đã lĩnh hội. - Cuối cùng là hướng dẫn HS cách hoàn thiện tiết học ở nhà. 2. Loại bài thực hành: Các bước: - Tổ chức lớp và động viên ý thức học tập của hs. - Ðịnh hướng tiết học: gv xác định mục đích, yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo qua bài thực hành. Giải thích yêu cầu của công việc. - Sinh động hóa các kiến thức đã học có liên quan đến việc vận dụng kỹ năng, kỹ xảo của bài TH (nhắc lại phần lý thuyết làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức) - Tiến hành quy trình vận dụng kiến thức và kỹ năng: + Hs nêu lên trình tự tiến hành công việc dưới sự hướng dẫn của GV. Có thể dùng phương pháp đàm thoại gợi mở. Cũng có thể GV làm mẫu rồi cho HS nêu lên trình tự tiến hành. Sau đó HS thực hiện những công việc theo yêu cầu của bài. + Hs tự rút ra những kết luận phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của việc vận dụng kiến thức và kỹ năng. + GV phân tích kết quả thực hiện công việc của HS, nhắc lại hoặc cho hs nhắc lại cách làm và trình tự các bước tiến hành. Gv có thể bổ sung những thiếu sót hoặc nhấn mạnh vào nhữnh kết luận quan trọng. - Cuối cùng là hướng dẫn hs cách hoàn thiện tiết học ở nhà. Nói chung, để có tiết thực hành tốt, gv phải yêu cầu hs chuẩn bị trước các dụng cụ học tập cần thiết và đọc lại những phần lý thuyết có liên quan. Khi TH ở trên lớp, Gv nên căn cứ vào các câu hỏi bài tập trong SGK, giao nhiệm vụ cho các cá nhân hoặc nhóm HS chuẩn bị, sau đó trình bày kết quả trước lớp, GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. GV cần theo dõi và chấm điểm, đánh giá kết quả học tập. GV có thể kết hợp tổ chức các trò chơi học tập như đố vui, ai nhanh hơn trong giờ TH nhằm giúp HS phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, khả năng phản ứng nhanh trong học tập. Cách này còn làm cho tiết học"thoáng"và"hấp dẫn" hơn. VD: Bài 6: TH Phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á 3. Loại bài ôn tập, hệ thống hóa: Các bước: - Tổ chức lớp và động viên ý thức học tập của hs. - Ðịnh hướng tiết học. - Sinh động hóa các kiến thức cũ, nhắc lại những tri thức quan trọng nhất mà HS đã học có liên quan đến việc khái quát hóa và hệ thống hóa. - Tiến hành việc khái quát hóa và hệ thống hóa. Ðể thực hiện bước này, GV có một số cách làm như sau: +GV có thể nêu lên một hệ thống các câu hỏi để phát hiện trình độ nắm kiến thức cũ và gợi ý cho hs về những kiến thức cần khái quát, hệ thống hóa rồi nghe các em trình bày, thảo luận. Cuối cùng gv tổng kết, rút ra kết luận. GV nên yêu cầu hs chuẩn bị trước nội dung ở nhà theo những câu hỏi, bài tập (hay nhiệm vụ) nhằm giúp cho giờ ôn tập, hệ thống hóa có hiệu quả cao. + GV trình bày toàn bộ những vấn đề cơ bản theo một sơ đồ định trước. Sau đó đề ra một hệ thống câu hỏi để hs trả lời. + Cách ôn tập tốt nhất là gợi ý cho hs tìm ra sơ đồ hệ thống, lập các bảng so sánh nhằm củng cố, hoàn thiện và xác lập các mối quan hệ giữa những tri thức hay các thành phần tự nhiên của một phần, một chương, hoặc của học kỳ v.v. - Hướng dẫn cách hoàn thiện tiết học ở nhà. B. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BÀI DẠY: I. Những vấn đề chung: 1. Công tác chuẩn bị: Khi chuẩn bị bài dạy (soạn giáo án) GV cần trả lời các câu hỏi sau: a. Mục tiêu của bài học này là gì? b. Những đồ dùng dạy học nào cần phải có để chuyển tải nội dung bài học? c. Cần chuẩn bị thêm những thông tin, tư liệu nào để giúp cho sự phát triển tư duy của HS? d. Nên chia nhóm như thế nào? Bố trí chỗ ngồi ra sao cho thuận tiện? e. Cần có bao nhiêu hoạt động để thực hiện được mục tiêu của bài học? Thời gian cho mỗi hoạt động? g. Những nội dung nào nên để HS làm việc cá nhân, những nội dung nào nên để HS làm việc theo nhóm hoặc cả lớp? h. Nên phối hợp các phương pháp dạy học như thế nào cho hấp dẫn, HS được thay đổi hoạt động cho đỡ nhàm chán? i. Các bước lên lớp nên tiến hành như thế nào cho hợp lý và hấp dẫn? . 2. Các bước thiết kế bài dạy: a) Xác định mục tiêu: Mục tiêu là các đích cần phải đạt đến sau mỗi bài học ÐL của hs do chính GV đề ra để định hướng hđ dạy học. Ðặc trưng của hoạt động học tập là tính hướng đích. Nếu không xác định rõ mục tiêu đối với người học thì cũng giống như người đi đường mà không biết mình sẽ về đâu. Mục đích và mục tiêu giống nhau ở chổ là cái đề ra để nhằm đạt tới Nhưng mụch đích là mục tiêu khái quát, dài hạn. Còn mục tiêu là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Như vậy mục đích quy định mục tiêu Muốn xđ mục tiêu phải dựa vào sách gk, sách GV, dựa vào nội dung kiến thức khoa học, kỹ năng kỹ xão và việc phát triển năng lực nhận thức của HS. Mục tiêu bao gồm: -Kiến thức: -Rèn luyện kỹ năng: -Nhận thức (thái độ): * Các nguyên tắc xác định mục tiêu: -Mục tiêu phải phản ánh được mục đích giáo dục của nhà trường VN nói chung, mục đích của chương trình ÐL của cấp học, lớp học. -Mục tiêu phải phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, cụ thể hoá vào bài dạy, phù hợp với nguyên lý, quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng về dạy học và giáo dục nói chung. -Mục tiêu phải định rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS một cách cụ thể, tránh chung chung. (Mục tiêu cho trò chứ không phải cho thầy) -Mục tiêu là cái đích của bài học cần đạt tới một cách cụ thể chứ không phải đơn thuần là chủ đề. -Mục tiêu không phải chỉ ra tiến trình bài học mà phải chỉ rõ sản phẩm của bài học. -Mỗi mục tiêu cần diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ HS phải đạt bằng hành động như: trình bày được, so sánh, chứng minh, giải thích. (không nên dùng những từ chung chung như: nắm, hiểu.) -Mỗi mục tiêu nên ghi thành từng mục phân cách nhau để tiện cho việc đánh giá kết quả học tập của HS. Cụ thể trong chương trình ÐL8: -Mục tiêu về kiến thức: +Các đặc điểm tn, dc, xh, đặc điểm pt KT chung cũng như một số khu vực châu Á +Ðặc điểm ÐLTN và nguồn TNTN của đất nước +Thông qua những kiến thức, hs hiểu được tính đa dạng của TN, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần TN với nhau, vai trò của đk TN đối với sự pt KT-XH và các tác động của con người đối với môi trường xung quanh -Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các kỹ năng + Vận dụng các kiến thức đã học để hiểu và giải thích các hiện tượng, các vấn đề TN, KT-XH xẩy ra trên TG và ở nước ta. + Hình thành thói quen quan sát, theo dõi, thu thập các thông tin, tài liệu về ÐL qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổng hợp và trình bày các tài liệu đó. -Mục tiêu về nhận thức (thái độ): + Hình thành ở HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yếu mến người lao động và các thành quả lao động sáng tạo. + Có thái độ căm ghét và chống lại sự áp bức, đối xử bất công các thế lực phản động, phản đối các hành động phá hoại môi trường và chống lại các tệ nạn XH + Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường,xây dựng nếp sống văn minh của gia đình, cộng đồng và XH. b) Thiết kế hoạt động: -Lập kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức các hoạt động của thầy và trò ở trên lớp trong đó thể hiện rõ vai trò chủ đạo, hướng dẫn của thầy, vai trò chủ động, tích cực của trò trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động. Kế hoạch càng khoa học, cụ thể thì hiệu quả bài học càng cao. Các hoạt động trong một bài dạy có 3 chức năng: ôn lại kiến thức cũ để chuẩn bị bài mới, học nội dung mới hay thực hành, ghi nhớ và lên kế hoạch sắp đến. Gv cần suy nghĩ về các câu hỏi: HS có thể làm gì ? HS có thể trả lời như thế nào ? Ðâu là câu trả lời đúng ? HS có thể mắc những lỗi nào ? c) Dự tính phân chia thời gian: Phân chia thời gian cũng có một ý nghĩa rất lớn. Nó tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch chi tiết của bài học một cách khoa học, đồng thời nó cũng góp phần xác định trọng tâm, trọng điểm của bài học, giúp gv thực hiện thành công bài dạy trên lớp. d) Chuẩn bị các phiếu học tập, phiếu giao việc cho hs (nhóm, cá nhân) khi cần thiết. Tóm lại: Khi soạn bài, không nên ngồi cắn bút mà tìm mục đích ngay, mà nên: - Ðọc bài thật kỹ. - Xác định kiến thức trọng tâm. - Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học nào cho tương ứng - Cần bao nhiêu hoạt động: (Mục đích), mục tiêu của từng hoạt động. - Xác định phương pháp dạy học. - Xem lại mục đích đã tích hợp để điều chỉnh lại. 3. Mẫu giáo án : Sở GD ĐT Quảng Ngãi Trường: Bài số: Tên bài: Ngày dạy: I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: 2/ Kỹ năng: 3/ Thái độ: II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học và tư liệu cần thiết: 1/ Chuẩn bị của GV: - Giáo án, - Biểu mẫu, phiếu học tập . - Dụng cu,?thiết bị dạy học 2/ Chuẩn bị của HS: - Bài soạn, bài tập - Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, mẫu vật . III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới - Mở bài: (Khởi động) Thời gian Nội dung Mục tiêu Phương pháp tiến hành Kết luận Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 Hoặc Thời gian Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng 1. Giảng mục 1 - Hoạt động 1: Tên hoạt động(hoạt động nhóm-ng/cứu bđ) - Hoạt động 2: Chuyển ý: 2. Giảng mục 2: - Hoạt động 3: - Hoạt động 4: Chuyển ý: 3. Giảng mục 3: - Hoạt động 5: - Hoạt động 6: - Kết luận toàn bài: - Các hoạt động nối tiếp: 4/ Nhận xét, đánh giá, dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, thái độ học tập và rèn luyện kỹ năng cho HS - Dặn dò chuẩn bị cho giờ học sau. IV. Phụ lục: 1/ Thông tin tham khảo 2/ Phiếu bài tập, phiếu giao việc 3/ Trò chơi 4/ II. Một số giáo án minh họa: (Xem tài liệu tập huấn ĐL8) C. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ, RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Thời gian làm bài: 45 phút I.Phần tự luận (7 điểm) Câu 1(5 điểm) Dựa vào lược đồ dưới đây (hình 1.1 trong SGK Ðịa lí 8 "Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu"), và kiến thức đã học cho biết: a) Phần đất liền Châu Á trải dài từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào? b) Các phía Bắc, Nam, Ðông, Tây của châu Á tiếp giáp với những châu lục và đại dương nào? c) Nơi rộng nhất của châu Á theo chiều bắc - nam, đông - tây dài bao nhiêu km? Ðiều đó nói lên đặc điểm gì về diện tích lãnh thổ của Châu Á? d) Ðặc điểm nổi bậc của địa hình châu Á. e)Vị trí ÐL, lãnh thổ, địa hình của châuÁ có ảnh hưởng gì tới khí hậu châuÁ? Câu 2 (2 điểm) Ðiểm khác nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa đông và gió mùa hạ là gì? Vì sao? II.Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Khoanh tròn một chữ ở đầu ý em cho là đúng: 1) Khu vực có rất ít sông ngòi của châu Á là: a) Bắc Á. b) Ðông Á? c) Nam Á và Ðông Nam Á. d) Tây Nam Á và Trung Á. 2) Ý nào không thuộc đặc điểm dân cư châu Á? a) Châu lục đông dân nhất thế giới. b) Dân cư thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rê-pê-ô-ít. c) Tỉ lệ gia tăng dân số cao. d) Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm. 3) Nơi có mật độ dân số tập trung cao nhất ở châu Á là: a) Khu vực có khí hậu ôn đới ở Bắc Á. b) Khu vực khí hậu gió mùa. c) Tây Á và Trung Á. d) Ý a và b. Ðáp án và biểu điểm: I. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: 5 điểm a) Phần đất liền Châu Á trải từ vĩ độ 77 0 44B tới 1 0 16B. 0,5 điểm b) Bắc giáp Bắc Băng Dương, Nam giáp Ấn Ðộ Dương, Tây giáp châu Âu, châu Phi, Ðịa Trung Hải, Ðông giáp Thái Bình Dương. 0,5 điểm c) Nơi rộng nhất theo chiều Ðông Tây: 9200km, theo chiều Bắc Nam: 8500 km. Ðiều đó chứng tỏ châu Á có lãnh thổ rất rộng lớn. 1 điểm d) Ðịa hình châu Á rất phức tạp, có nhiều núi, sơn nguyên cao đồ sộ chạy theo 2 hướng chính Ð-T hoặc B- N và nhiều đồng bằng rộng lớn nằm xen kẻ nhau. 1đ e) Ảnh hưởng: châu Á có đủ các đới khí hậu, có nhiều khí hậu, khí hậu lục địa và khí kậu gió mùa chiếm diện tích lớn. 2 điểm Câu 2: 2 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm) - Gió mùa đông lạnh và khô vì xuất phát từ các áp cao trên lục địa. - Gió mùa mùa hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương vào. II. Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm) Câu 1: d Câu 2: c Câu 3: b ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (60 phút) Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (4 điểm) Dựa vào lược đồ dưới đây (lược đò tự nhiên khu vực Nam Á trong SGK) và kiến thức đã học cho biết: a) Từ bắc xuống nam, Nam Á có những dạng địa hình chính nào? b) Ðịa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu Nam Á? Câu 2 ( 3 điểm) Ðông Á gồm những quốc gia và lãnh thổ nào? Kể tên hai sông lớn nhất của phần đất liền Ðông Á. Chế độ nước của hai sông này có đặc điểm gì? Vì sao? Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất trong các câu dưới đây: 1. Châu Á là châu lục có: a) Số dân rất đông, dân cư chủ yếu là người Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít. b) Số dân đông nhất trong các châu lục, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít. c) Số dân đông, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít, Ơ-rô-pê-ô-ít. d) Số dân đông nhất trong các châu lục, dân cư chủ yếu thuộc đại chủng tộc Môn-gô-lô-ít. 2. Nhật Bản là nước có nền kinh tế: a) Phát triển cao nhất thế giới. b) Phát triển nhất trong các nước ở châu Á. c) Ðứng thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì. d) Cả hai ý b và c. Câu 2: Các câu sau đúng hay sai? Hãy điền đầu câu chữ Ð đối với câu đúng, chữ S đối với câu sai: a) Trung Quốc là nước sản xuất nhiều lúa gạo nhất châu Á. b) Than đá là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Tây Nam Á. c) Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa với tốc đô? nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng là Xin-ga-po, Hàn Quốc. d) Nhờ tất cả các ngành công nghiệp phát triển ở trình độ cao nên Bru-nây, Cô-oét, Ả-rập Xê út. có thu nhập rất cao. Câu 3: Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng. Em hãy sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng. A- Miền khí hậu B- Nơi phân bố 1. Khí hậu lạnh 2. Khí hậu gió mùa ẩm 3. Khí hậu lục địa khô hạn 4. Khi hấu cận nhiệt địa trung hải a. Phía tây châu Á b. Trong vùng nội địa c. Ðông Á, Ðông Nam Á và Nam Á d. Toàn bộ miền Xi-bia của nước Nga Ðáp án và biểu điểm: I. Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: 4 điểm a) Các dạng địa hình: 2 điểm - Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya hùng vĩ chạy từ T sang Ð 0,5 điểm -Phía Nam là sơn nguyên Ðê can tương đối thấp. Rìa Tây và Ðông là các dãy núi Gát Tây và Gát Ðông. 1 điểm - Giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng 0,5 điểm b) Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu : 2 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm) - Dãy Himalaya ngăn ảnh hưởng của gió mùa mùa đông nhưng lại chắn gió mùa mùa hạ làm cho đồng bằng sông Hằng có nhiều mưa, có nơi mưa nhiều nhất thế giới. - Dãy Gát Tây, Gát Ðông ngăn ảnh hưởng có gió mùa mùa hạ làm cho vùng nội địa ít mưa. Câu 2: 3 điểm a) Ðông Á gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Ðài Loan 0,5đ b) Hai sông Hoàng Hà và Trường Giang 0,5đ c) Thủy chế: theo mùa, lũ lớn vào cuối hạ đầu thu do Ðông Á có khí hậu gió mùa. Mưa tập trung vào mùa hạ. II. Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1: 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm) 1: b 2: d Câu 2: 1 điểm ( mỗi ý đúng được 0,25 điểm) a: Ðúng c: Sai b: Sai d: Sai Câu 3: 1 điểm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm) 1 - d 2 - c 3 - b 4 - a Một số đề kiểm tra khác ÐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) I- Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Câu1: (1 điểm): Nối ý ở cột A với ý ở cột B để trở thành ý đúng - Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi và chia ra thành 3 giai đoạn chính như sau: A B 1. Giai đoạn tiền Cambri 2. Giai đoạn cổ kiến tạo 3. Giai đoạn tân kiến tạo a- Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn b- Tạo nền móng sơ khai của lãnh thổ. c- Phát triển mở rộng và ổn định lãnh thổ Câu 2: (1 điểm) Ý nào dưới đây không thuộc đặc điểm của biển Việt Nam a- Biển tương đối kín gió b- Thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Ðông Nam Á c- Biển nóng quanh năm, chế độ hải văn theo mùa, theo vĩ độ, độ sâu d- Thủy triều phức tạp và độc đáo (tạp triều và nhật triều) e- Ðộ muối trung bình của biển 40 - 43% 0 Câu 3: (1 điểm) [...]... HOẠCH Ðợt tập huấn giáo viên dạy Ðịa Lý lớp 8 1 Nêu những nhận thức cơ bản về mục tiêu giáo dục của nội dung chương trình môn Ðịa Lý lớp 8 2 Qua lớp tập huấn, anh (chị) hãy lập đề cương làm rõ cấu trúc chương trình và các nội dung lớn của sách giáo khoa Ðịa Lý lớp 8 3 Trình bày những phương pháp dạy học đổi mới để thực hiện tốt yêu cầu dạy- học bộ môn Ðịa Lý lớp 8 Qua đó minh họa bằng một giáo án tự... HOẠCH Ðợt tập huấn giáo viên dạy Ðịa Lý lớp 8 1 Nêu những nhận thức cơ bản về mục tiêu giáo dục của nội dung chương trình môn Ðịa Lý lớp 8 2 Qua lớp tập huấn, anh (chị) hãy lập đề cương làm rõ cấu trúc chương trình và các nội dung lớn của sách giáo khoa Ðịa Lý lớp 8 3 Trình bày những phương pháp dạy học đổi mới để thực hiện tốt yêu cầu dạy- học bộ môn Ðịa Lý lớp 8 Qua đó minh họa bằng một giáo án tự... bằng một giáo án tự chọn (theo phân phối chương trình) và một đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) có đáp án hướng dẫn chấm kèm theo D MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 8 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Thời gian làm bài: 45 phút I.Phần tự luận (7 điểm) Câu 1(5 điểm) Dựa vào lược đồ dưới đây (hình 1.1 trong SGK Ðịa lí 8 "Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu"), và kiến thức đã học cho biết: a) Phần đất liền Châu... tháng 9 d Toàn nhật Câu 3: (1 điểm) Tréo dấu (x) vào câu đúng nhất: Vị trí địa lý tự nhiên nước ta rất thuận lợi vì: a Ở khu vực Ðông Nam Á o b Hướng ra biển Ðông o c Vị trí cầu nối giữa các khu vực tự nhiên, kinh tế, xã hội của châu Á và thế giới o d Gắn với đất liền và biển o Phần II Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (4 điểm) Vị trí địa lý tự nhiên nước ta có những đặc điểm chính nào? Vị trí đó tạo ra thuận... A- Miền khí hậu B- Nơi phân bố 1 Khí hậu lạnh a Phía tây châu Á 2 Khí hậu gió mùa ẩm b Trong vùng nội địa 3 Khí hậu lục địa khô hạn c Ðông Á, Ðông Nam Á và Nam Á 4 Khi hấu cận nhiệt địa trung hải d Toàn bộ miền Xi-bia của nước Nga Ðáp án và biểu điểm: I Phần tự luận: 7 điểm Câu 1: 4 điểm a) Các dạng địa hình: 2 điểm - Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya hùng vĩ chạy từ T sang Ð 0,5 điểm -Phía Nam là sơn... d- Quản lý bảo vệ kém e- Tất cả các nguyên nhân trên Câu 3: (1 điểm) Ðặc tính nào sau đây không phải của đồng bằng sông Hồng? a- Có hệ thống đê lớn ngăn lũ b- Có nhiều ô trũng nhân tạo c- Có mùa đông lạnh d- Có đất phù sa chua, mặn, phèn II- Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (5 điểm) Dựa vào hình ( 28. 1/SGK) Lược đồ địa hình VN dưới đây và kiến thức đã học em hãy cho biết: a- Ðặc điểm chung của địa hình... Bắc Bộ d Toàn nhật Câu 3: (1 điểm) Tréo dấu (x) vào câu đúng nhất: Vị trí địa lý tự nhiên nước ta rất thuận lợi vì: a Ở khu vực Ðông Nam Á  b Hướng ra biển Ðông  c Vị trí cầu nối giữa các khu vực tự nhiên, kinh tế, xã hội của châu Á và thế giới  d Gắn với đất liền và biển  Phần II Tự luận: (7 điểm) Câu 1: (4 điểm) Vị trí địa lý tự nhiên nước ta có những đặc điểm chính nào? Vị trí đó tạo ra thuận... d- Quản lý bảo vệ kém e- Tất cả các nguyên nhân trên Câu 3: (1 điểm) Ðặc tính nào sau đây không phải của đồng bằng sông Hồng? a- Có hệ thống đê lớn ngăn lũ b- Có nhiều ô trũng nhân tạo c- Có mùa đông lạnh d- Có đất phù sa chua, mặn, phèn II- Phần tự luận: (7 điểm) Câu 1: (5 điểm) Dựa vào hình ( 28. 1/SGK) Lược đồ địa hình VN dưới đây và kiến thức đã học em hãy cho biết: a- Ðặc điểm chung của địa hình... phát từ các áp cao trên lục địa - Gió mùa mùa hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương vào II Phần trắc nghiệm khách quan: 3 điểm (mỗi ý đúng 1 điểm) Câu 1: d Câu 2: c Câu 3: b ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (60 phút) Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (4 điểm) Dựa vào lược đồ dưới đây (lược đò tự nhiên khu vực Nam Á trong SGK) và kiến thức đã học cho biết: a) Từ bắc xuống nam, Nam Á có những dạng địa hình chính nào? b) Ðịa... (7 điểm) Câu 1: (5 điểm) Dựa vào hình ( 28. 1/SGK) Lược đồ địa hình VN dưới đây và kiến thức đã học em hãy cho biết: a- Ðặc điểm chung của địa hình nước ta b- Ðịa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào, địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở miền nào? Câu 2: (2 điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta và rút ra nhận xét, nêu giá trị sử dụng của mỗi loại . Lý luận dạy học ĐỀ CƯƠNG TẬP HUẤN GIÁO VIÊN DẠY ĐỊA LÝ LỚP 8 (PHẦN PHƯƠNG PHÁP) A. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: I. Ðịnh hướng chung: 1. Về phương pháp dạy học: Dạy học theo hướng. huấn giáo viên dạy Ðịa Lý lớp 8 1. Nêu những nhận thức cơ bản về mục tiêu giáo dục của nội dung chương trình môn Ðịa Lý lớp 8. 2. Qua lớp tập huấn, anh (chị) hãy lập đề cương làm rõ cấu trúc chương. huấn giáo viên dạy Ðịa Lý lớp 8 1. Nêu những nhận thức cơ bản về mục tiêu giáo dục của nội dung chương trình môn Ðịa Lý lớp 8. 2. Qua lớp tập huấn, anh (chị) hãy lập đề cương làm rõ cấu trúc chương

Ngày đăng: 06/07/2014, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan