Một số cách ngâm rượu hổ cốt ppsx

3 1.2K 2
Một số cách ngâm rượu hổ cốt ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số cách ngâm rượu hổ cốt Trong y học cổ truyền, xương hổ (hổ cốt) là một trong những vị thuốc rất có giá trị, được coi là hạng nhất trong tất cả các loại xương. Thông thường, xương hổ được nấu thành cao, nhưng cũng có khi được dùng trực tiếp như một vị thuốc thông dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoàn tán hoặc ngâm rượu. Khi ngâm rượu, xương hổ rất ít khi dùng riêng mà thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức rượu ngâm xương hổ (hổ cốt tửu) để độc giả tham khảo. Công thức 1: Hổ cốt nướng vàng 30g, tỳ giải 30g, tiên linh tỳ 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, thục địa 30g. Tất cả giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 2.000ml rượu trắng, sau 7 ngày có thể dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: bổ thận, làm mạnh gân cốt, khu phong trừ hàn; chủ trị các chứng thận hư, đau mỏi cơ bắp, xương khớp, đau bụng dưới do lạnh. Khi rượu cạn có thể cho tiếp rượu trắng vào, ngâm cho đến khi hết mùi vị của thuốc thì thôi. Công thức 2: Hổ cốt nướng vàng 45g, bào khương 30g, xuyên khung 30g, địa cốt bì 30g, bạch truật 30g, ngũ gia bì 30g, chỉ xác 24g, đan sâm 60g, thục địa 45g. Tất cả thái vụn, giã nát, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 4 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ khi đói, nên đun nóng khi uống. Công dụng: bổ can thận, tráng gân cốt, làm trơn các khớp xương, giảm đau nhức; chủ trị các chứng đau xương khớp, gân cơ co rút do can thận hư. Công thức 3: Xương ống chân hổ nướng vàng 30g, hoàng kỳ 30g, toan táo nhân sao 30g, cát cánh 30g, phục thần 30g, khương hoạt 30g, thạch xương bồ 30g (ngâm trong nước vo gạo 1 đêm, cắt thành từng mảnh, sấy khô), nhục dung (ngâm rượu 1 đêm) 30g, thục địa 30g, phụ tử chế 30g, tỳ giải 30g, thạch hộc 30g, phòng phong 30g, linh dương giác 15g, viễn chí (bỏ lõi) 30g, xuyên khung 30g, ngưu tất (ngâm với rượu, sấy khô) 30g. Tất cả tán nhỏ, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 3 ngày (vào mùa xuân hạ) hoặc 7 ngày (vào mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên đun nóng khi uống. Công dụng: ôn bổ can thận, điều hòa khí huyết, bổ hư trừ phong; chủ trị các chứng lưng gối đau mỏi, tê bì, đi lại khó khăn, hay quên, dễ hoảng hốt, hoa mắt chóng mặt. Công thức 4: Hổ cốt nướng vàng 30g, mộc qua 90g, xuyên khung 30g, ngưu tất 30g, đương quy 30g, thiên ma 30g, ngũ gia bì 30g, hồng hoa 30g, tục đoạn 30g, bạch thược 30g, ngọc trúc 60g, tần giao 15g, phòng phong 15g, tang chi 120g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 5.000ml rượu trắng, sau 7 ngày chắt lấy rượu hòa thêm 250g đường phèn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ. Công dụng: khu phong trừ thấp, khứ hàn, tráng gân cốt, giảm đau nhức, điều hòa khí huyết; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, chuột rút, tê bì tay chân, nhãn khẩu oa tà (liệt mặt) do phong hàn thấp xâm nhập kinh lạc. Công thức 5: Xương ống chân hổ nướng vàng 10g, cát cánh 10g, bạch linh 40g, cúc hoa 15g, sơn thù 15g, thỏ ty tử (ngâm rượu 3 ngày, sao khô) 22g, nhục dung 15g, phòng phong 15g, thục địa 15g, đan bì 15g, nhân sâm 10g, bạch truật 10g, mẫu lệ 10g, hoàng kỳ 15g, tử uyển 10g, thạch xương bồ 15g, thạch hộc 10g, bá tử nhân 12g, đỗ trọng 15g, phụ tử chế 15g, can khương 15g, xích thược 15g, ngưu tất 15g, tỳ giải 15g, cẩu tích 15g, thương nhĩ tử 15g, khương hoạt 15g, rễ ngưu bàng 15g, kỷ tử 10g, tàm sa 22g, tục đoạn 15g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm trong bình kín với 4.000ml rượu trắng, sau 15 ngày dùng được, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, đun nóng khi uống. Công dụng: trừ phong thấp, làm nhu nhuận các khớp, tráng gân cốt, bổ can thận; chủ trị các chứng đau xương khớp, đi lại khó khăn, các khớp biến dạng, di chứng liệt nửa người do tai biến mạch máu não. Công thức 6: Xương ống chân hổ nướng vàng 45g, hải đồng bì 30g, ngũ gia bì 30g, độc hoạt 30g, phụ tử chế 10g, thạch hộc 30g, quế tâm 30g, phòng phong 30g, đương quy 30g, đỗ trọng 30g, dâm dương hoắc 30g, tỳ giải 30g, ngưu tất 30g, ý dĩ 30g, sinh địa 30g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu trắng, sau 7 ngày (với mùa xuân hạ) và 14 ngày (với mùa thu đông) có thể dùng được, uống mỗi ngày 1-2 ly nhỏ khi đói, nên hâm nóng trước khi uống. Công dụng: ích thận, khu phong, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức chân, mỏi gối, chân tay tê bại, các khớp co cứng, vận động khó khăn. Công thức 7: Xương ống chân hổ nướng vàng 35g, phòng phong 25g, hoàng kỳ 35g, khương hoạt 35g, nhục quế 15g, hải đồng bì 35g, ngưu tất 35g, phụ tử chế 35g, sinh địa 25g, xuyên khung 25g, đương quy 25g, kỷ tử 25g, bạch chỉ 25g, đậu đen sao thơm 200g, ngũ gia bì 25g, toan táo nhân 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 4.000ml rượu ngon, sau 7 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, nên hâm nóng khi dùng, kiêng thức ăn sống lạnh, các loại thịt lợn, gà, bò và ngựa. Công dụng: sơ phong trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, bổ thận ích khí, làm mạnh gân cốt; chủ trị các chứng đau nhức xương khớp, đi lại khó khăn, đau lạnh bụng, suy nhược cơ thể, tê bì chân tay. Công thức 8: Xương ống chân hổ nướng vàng 32g, thạch hộc 20g, thiên ma 20g, xuyên khung 20g, dâm dương hoắc 20g, ngũ gia bì 20g, ngưu tất 20g, tỳ giải 20g, quế tâm 20g, đương quy 20g, ngưu bàng tử 20g, đỗ trọng 20g, phụ tử chế 20g, ô xà nhục (sao) 20g, cẩu tích 20g, đan sâm 20g, xuyên tiêu 25g. Tất cả tán vụn, đựng trong túi vải, ngâm với 3.000ml rượu ngon, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 1 ly nhỏ, hâm nóng trước khi uống. Công dụng: thư cân hoạt huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp; chủ trị các chứng bán thân bất toại, đau xương khớp, đau lưng mỏi gối, sưng phù hai chân, tê bì tứ chi Nhìn chung các phương rượu hổ cốt trên đều có tính cay nóng, bởi vậy chỉ được dùng với liều lượng nhất định, không nên uống quá liều, với những người bị tăng huyết áp thì tuyệt đối không dùng. . Một số cách ngâm rượu hổ cốt Trong y học cổ truyền, xương hổ (hổ cốt) là một trong những vị thuốc rất có giá trị, được coi là hạng nhất trong tất cả các loại xương. Thông thường, xương hổ. nhiều vị thuốc khác. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức rượu ngâm xương hổ (hổ cốt tửu) để độc giả tham khảo. Công thức 1: Hổ cốt nướng vàng 30g, tỳ giải 30g, tiên linh tỳ 30g,. cao, nhưng cũng có khi được dùng trực tiếp như một vị thuốc thông dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, hoàn tán hoặc ngâm rượu. Khi ngâm rượu, xương hổ rất ít khi dùng riêng mà thường phối hợp

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan