Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam.DOC

25 2.3K 17
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Công cuộc xây dựng xã hội mới phải được tiến hành toàn diện trên các mặt: quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, nền văn hoá và những con người của xã hội đó Công nghiệp hoá chính là con đường và bước đi tất yếu để tạo ra cơ sở vật chất - là thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại CNH -HĐH là một mục tiêu chiến lược bởi lẽ ngày nay nó đang được thừa nhận là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế xã hội, khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm tăng trưởng nhanh ổn định, nước ta phải xác định rõ cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị ngày càng hiện đại cho các ngành kinh tế Mặt khác, nước ta là nước đang phát triển vì vậy quá trình ấy gắn liền với quá trình công nghiệp hoá để từ đó hiện đại hoá đất nước

Đảng ta luôn coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về lao động xã hội là quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng“ Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta trước đây do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nóng vội chúng ta đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm mà đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã vạch ra Nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã đưa sự nghiệp đổi mới lên tầm cao mới, đẩy mạnh CNH -HĐH Mặt khác, CNH-HĐH đất nước phải chứa đựng được mục tiêu, chiến lược, nội dung, hình thức, phương hướng cách mạng của đảng ta trong thời kỳ đổi mới

Đó là lí do vì sao em chọn đề tài: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam”

Trang 2

B.NỘI DUNG

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠIHÓA Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm công nghiệp - hoá hiện đại hoá

a, Định nghĩa về công nghiệp hóa:

Có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về công ngiệp hoá.Tổ chức phát triển nông nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra định nghĩa: “Công nghiệp hoá là một quá trình phát triển kinh tế trong các quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế, nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm tiến bộ về kinh tế xã hội.

Công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay trước mắt nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và giải quyết tốt những vấn đề xã hội, gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá nâng cao đời sống nhân dân.

Vậy: Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại.

b, Định nghĩa về hiện đại hóa:

Khoa học công nghệ hiện đại là nhân tố then chốt của hiện đại hoá Hiện đại hoá có nội dung lớn và phong phú, bao gồm các mặt kinh tế, chính trị và văn hoá Hiện đại hoá thường được định nghĩa là một quá trình nhờ đó các

Trang 3

nước đang phát triển tìm cách đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một hệ thống kinh tế xã hội và chính trị giống hệ thống của những nước phát triển Tuy nhiên nếu hiện đại hoá máy móc, dập khuôn sẽ làm bại hoại cho quốc gia vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản VIệT NAM đã xác định:”Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cung với những qui trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao”

c, Định nghĩa CNH-HĐH

Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về CNH -HĐH.

Tại Tây Âu khi cách mạng công nghiệp được tiến hành, công nghiêp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc

Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ban chấp hành trung ương khoá VIII thì: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao

Trang 4

2 Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphoá - hiện đại hoá ở việt nam

a.Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực, thế giới

-Trong mấy thập kỷ qua, các nước vùng Châu á - Thái Bình Dương đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho khu vực này trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trên thế giới Nhờ đó, đã xuất hiện những nước công nghiệp hoá mới, có những nước đã đứng vào hàng ngũ các nước có tốc độ tăng trưởng cao.Đồng thời ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng Các nước này vì thế phải tìm cách chuyển một phần các lĩnh vực sản xuất khó cạnh tranh sang các nước khác dưới hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận các công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này

- Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiếp kiệm tài nguyên, bảo vệ mội trường, trong tương lai có cơ sở để giành vị trí thống trị hoặc áp đảo thị trường khu vực và thế giới Trước những biến đổi nhanh chóng trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải nhận thức rõ để không bị lạc hậu, phải biết tận dụng những lợi thế của nước đi sau để phát triển, hội nhập mà không bị biến thành nơi tiếp nhận những công nghệ trình độ thấp, bị lệ thuộc vào các nước xuất khẩu công nghệ Một trong những giải pháp quan trọng đó chính là phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và khu vực, thế giới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 5

b Xuất phát từ yêu cầu trong nước

-Mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp Với mục tiêu trên thì yêu cầu lực lượng sản xuất của chúng ta đến lúc đó sẽ đạt trình độ khá hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hoá, năng suất lao động xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn Công nghiệp và dịch vụ sẽ phải chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và lao động xã hội dù nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh… Muốn thực hiện được mục tiêu đề ta chúng ta không còn cách nào khác là phải chuyển dịch cơ câú kinh tế, đặt biệt là cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm đáp ứng được sự phân công lao động quốc tế sớm đưa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới tạo cho chúng ta có được chỗ đứng và thế mạnh trong khu vực Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng nhằm khai thác, tận dụng hết những tiềm năng của Việt Nam: tiềm năng con người, nguồn lao động dồi dào, tàI nguyên thiên nhiên

- Việt Nam tham gia các tổ chức AFTA và WTO về cơ bản sẽ mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội, và cũng có nhiều thách thức Việc tận dụng tốt các cơ hội và đối phó với những thách thức buộc chúng ta phải có chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn, có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước, đưa hàng hoá của chúng ta đủ sức cạnh tranh đối với hàng hoá của các nước khác Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự cần thiết cho quá trình trên.

Trang 6

c Xuất phát từ những yêu cầu khác

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển công bằng, rút ngắn khoảng cách về mức thu nhập giữa các tầng lớp, thành quả của sự phát triển sẽ được phân phối đến mọi người một cách thoả đáng, công bằng, tạo ra nhiều cơ hội làm việc và tạo điều kiện cho đông đảo tầng lớp dân chúng tiếp cận cơ hội đó và làm cho mức sống nhân dân tăng

- Việt Nam là một nước đi sau trong phát triển, muốn đuổi kịp các nước khác một cách nhanh chóng thì cần phải có chính sách đúng đắn để đốt giai đoạn, muốn thế chúng ta cần phải có chính sách đúng đắn trong chiến lược công nghiệp hoá, đó chính là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, phải có một cơ cấu ngành đủ mạnh sẵn sàng tham gia phân công lao động quốc tế và cạnh tranh trên thị trường thế

3 Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở việt nam

a.Về cơ cấu ngành kinh tế

* Xét nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính tổng thể đó là bước chuyển biến, thay đổi về tỷ trọng:

Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khai khoáng ngày càng giảm trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.Đảng ta đã xác định một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý mà "bộ xương" của nó là cơ cấu kinh tế công - nông.Dịch vụ gắn với phân công và hợp tác Quốc tế sâu rộng.

- Mục tiêu đến năm 2020: trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại.Cơ cấu ngành kinh tế ngày càng hiện đại, hợp lý: nông nghiệp: 10%,công nghiệp: 41%,dịch vụ: 49%

* Cụ thể nội dung chuyển dịch từng ngành kinh tế.

Trang 7

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp mục tiêu giảm xuống 16 - 17%.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông nghiệp đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào các ngành nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu

- Đặc biệt ưu tiên phát triển ngành kinh tế công nghiệp.

Đó là các ngành chế biến lương thực - thực phẩm sản xuất hay tiêu dùng, tăng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin.Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệm thị trường để phát huy tác dụng và sửa chữa tầu thuỷ, luyện kim, hoá chất …Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp sẽ chiếm đến 40 - 41%, trong tổng giá trị sản phẩm xã hội.

-Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ - du lịch: nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch vụ của nhân dân Đến năm 2010 đưa tỷ trọng ngành này vượt lên cao hơn tất cả các ngành kinh tế khác, chiếm 42 - 43% thậm chí mục tiêu 2020 sẽ chiếm đến 49% so với tổng giá trị sản phẩm xã hội.

b.Về cơ cấu kinh tế vùng

Phát huy vai trò đầu tầu của các vùng kinh tế trọng điểm Đầu tư thích đáng vào ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc -Trung –Nam và một số khu đô thị lớn, đô thị vệ tinh, gắn với tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển , giảm sự chênh lệch về nhịp độ phát triển giữa các vùng

c.Về cơ cấu thành phần kinh tế

Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nưởc trên cơ sở chủ động đổi mới

Trang 8

tổ chức hiệu quả quản lí.Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môI trường thuận lợi cho đầu tư , kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp

II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEOHƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM

1 Thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá ở Việt Nam

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH -HĐH đã đạt những thành tựu nhất định sau hơn 20 năm đổi mới.

*Năm 2006.

Là năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); cũng là năm nước ta đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2006; năm đầu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ…

Tổng sản phẩm trong nước năm 2006 theo giá so sánh ước tính tăng

8,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,37%; khu vực dịch vụ tăng 8,29% Trong 8,17% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,67 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,16 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,34 điểm phần trăm

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực

công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng từ 40,97% năm 2005 lên 41,52% trong năm nay; khu vực dịch vụ tăng từ 38,01% lên 38,08%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 21,02% xuống còn 20,40%.

Trang 9

- Giỏ trị sản xuất khu vực nụng, lõm nghiệp và thuỷ sản năm 2006 (theo

giỏ cố định) ước tớnh tăng 4,4% so với năm 2005, trong đú nụng nghiệp tăng 3,6%; lõm nghiệp tăng 1,2%; thuỷ sản tăng 7,7%

-Giỏ trị sản xuất cụng nghiệp ước tớnh đạt 490,82 nghỡn tỷ đồng, tăng

17% so với cựng kỳ năm trước, trong đú khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 9,1% (Trung ương quản lý tăng 11,9%; địa phương quản lý tăng 2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 23,9%; khu vực cú vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8%

- Tổng mức lưu chuyển hàng hoỏ xuất nhập khẩu năm 2006 ước tớnh đạt

84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đú xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siờu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (cỏc con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%) Xuất khẩu hàng hoỏ năm 2006 ước tớnh đạt 39,6 tỷ USD và đó vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm

Thực hiện vốn đầu tư năm 2006 theo giỏ thực tế ước tớnh đạt 398,9 nghỡn

tỷ đồng, bằng 105,9% kế hoạch năm, trong đú vốn Nhà nước chiếm tỷ trọng 50,1%, bằng 103,2%; vốn ngoài Nhà nước chiếm 33,6%, bằng 105,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 16,3%, bằng 116,1%

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2006 tiếp tục phỏt triển,đạt trờn 10

tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay và cũng là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất trong năm 2006

*Năm 2007 (theo BỏO CỏO KINH Tế VIệT NAM 2007 (8/5/2008))

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt 8,5%,là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 1997, trong đó khu vực nụng, lõm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41%; khu vực cụng nghiệp và xõy dựng tăng 10,6% ,khu vực dịch vụ tăng 8,68%

Trang 10

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ

Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển) GDP tính theo giá thực tế đạt khoảng 1.143 nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người đạt khoảng 13,42 triệu đồng, tương đương với 71,5 tỉ USD và 839 USD/người! Đây là tín hiệu khả quan để có thể sớm thực hiện được mục tiêu thoát khỏi nước nghèo và kém phát triển có thu nhập thấp vào ngay năm tới.

Giá trị sản xuất của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2007

theo giá so sánh 1994 ước tính đạt gần 200 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2006, trong đó nông nghiệp tăng 2,9%; lâm nghiệp tăng 1% và thuỷ sản tăng 11%.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính

tăng 17,1% so với năm 2006, bao gồm khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 10,3% (Trung ương quản lý tăng 13,3%, địa phương quản lý tăng 3%); khu vực ngoài Nhà nước, tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%.

Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2007 ước tính đạt gần 48,4 tỷ USD, tăng21,5% so với năm 2006.Giá trị hàng hóa nhập khẩu năm 2007 ước tính đạt

60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong

Trang 11

nước đạt 39,2 tỷ USD, tăng 38,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 31%.

Khách quốc tế đến nước ta trong năm 2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượtngười, tăng 18% so với năm 2006.Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt1535,5 triệu lượt khách Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn

Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển mạnh vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 40,6%, là tỷ lệ thuộc loại cao nhất

từ trước tới nay Nguồn vốn đầu tư trực tiếp đạt được sự vượt trội cả về tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung (20,3 tỉ); cả về quy mô bình quân một dự án (trên 14 triệu USD/dự án); cả về cơ cấu đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ; cả về lượng vốn thực hiện (4,6 tỉ USD)

* 4 tháng đầu năm 2008

Tổng sản phẩm trong nước quí I/2008 ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ

năm trước; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,1% và khu vực dịch vụ tăng 8,1% Trong 7,4% tăng trưởng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 3,5 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ đóng góp 3,5 điểm phần trăm Cụ thể:

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

Tốc độ tăng so với quí I năm

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 4,3 2,1 2,6 2,9 0,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ

Trang 12

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quí I năm 2008 theo giá so

sánh ước tính đạt 43,19 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với quí I năm 2007, trong đó nông nghiệp đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9%; lâm nghiệp đạt 1,39 nghìn tỷ đồng, tăng 0,4%; thủy sản đạt 9,59 nghìn tỷ đồng, tăng 9,0%

Giá trị sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2008 theo giá so sánh

1994 ước tính tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế nhà nước tăng 7,9%; kinh tế ngoài nhà nước tăng 22,1% và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 16,8% (dầu, khí giảm 4,5% và các ngành khác tăng 19,1%)

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện 4 tháng đầu năm 2008 ướckhoảng 23,54 nghìn tỷ đồng, bằng 24% dự toán cả năm.Đầu tư trực tiếp nướcngoài tiếp tục đạt khá Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài từ đầu năm đến 22/4 ước tính đạt 7,6 tỷ USD, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước.Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 3,15 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2007.

Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quí I/2008

Khu vực ngoài Nhà nước 30,5 29,0 111,3 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp

Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK) và tính toán của Viện NCQLKTTƯ Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay đạt 18,26 tỷ USD, tăng

27,6% so cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,67 tỷ USD, tăng 21%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả

dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, tăng 32,8%.Nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan