Tiếng Việt lớp 4 - TẬP ĐỌC - NGƯỜI ĂN XIN docx

9 21.5K 89
Tiếng Việt lớp 4 - TẬP ĐỌC - NGƯỜI ĂN XIN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: *Đọc đúng các tiếng , từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . giàn giụa , bẩn thỉu , rên rỉ , lẩy bẩy , … *Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm . *Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung . 2. Đọc - Hiểu -Hiểu các từ ngữ khó trong bài : lom khom , đỏ đọc , giàn giụa , thảm hại , sưng húp , rên rỉ , … -Hiểu nội dung bài : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu , biết đồng cảm ,thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ . II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 31 , SGK -Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài Thư thăm bạn và trả lời câu hỏi về nội dung bài . - Gọi 1 HS đọc toàn bài vàtrả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ? - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa và hỏi HS : Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Em đã nhìn thấy những người ăn xin chưa ? Em thấy họ ra sao ? Những người khác đối xử với họ như thế nào ? - Cậu bé trong bài đã cho ông lão cái gì ? Các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay qua - 3 HS thực hiện yêu cầu . Các câu hỏi : 1) Bài Thư thăm bạn nói lên điều gì ? 2) Qua bài đọc , em hiểu bạn Lương có đức tính gì đáng quý ? 3) Khi người khác gặp hoạn nạn , khó khăn chúng ta nên làm gì ? - Bức tranh vẽ cảnh trên đường phố , một cậu bé đang nắm lấy bàn tay của một ông lão ăn xin . Ông lão đang nói điều gì đó với cậu . - Những người ăn xin đói rách , khổ sở , tội nghiệp . Mọi người đều thương cảm ; cho họ ăn , uống , tiền . - Lắng nghe câu chuyện của nhà văn Nga nổi tiếng Tuốc–ghê-nhép . b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu HS mở SGK trang 30 - 31 , 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn ( 2 lượt HS đọc ) . - Gọi 2 HS khác đọc toàn bài . GV chú ý sửa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS . - Gọi 1 HS đọc phần Chú giải . -GV đọc mẫu : chú ý giọng đọc . + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng , thương cảm , ngậm ngùi , xót xa , lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão , lời - HS tiếp nối nhau đọc bài : + HS 1 : Đoạn 1 : Lúc ấy … cầu xin cứu giúp . + HS 2 : Đoạn 2 : Tôi lục lọi cho ông cả . + HS 3 : Đoạn 3 : Người ăn xin … của ông lão . - 2 HS đọc toàn bài . - 1 HS đọc thành tiếng . ông lão xúc động trước tấm lòng của cậu bé . + Nhấn giọng các từ ngữ : lom khom, đỏ đọc , giàn giụa , tái nhợt , tả tơi , thảm hại , chao ôi , gặm nát , xấu xí , sưng húp , rên rỉ , lẩy bẩy , run rẩy , nắm chặt , chằm chằm , nở nụ cười , xiết lấy , cảm ơn , chợt hiểu , đã cho, cả tôi . * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ? + Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ? + Điều gì đã khiến ông lão trông thảm thương đến vậy ? - Gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 , cả lớp suy - Đọc thầm , trao đổi , tiếp nối nhau trả lời câu hỏi : + Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố . Ông đứng ngay trước mặt cậu . + Ông lão già lọm khọm , đôi mắt đỏ đọc , giàn giụa nước mắt , đôi môi tái nhợt , quần áo tả tơi , dáng hình xấu xí , bàn tay sưng húp , bẩn thỉu , giọng rên rỉ cầu xin . + Nghèo đói đã khiến ông thảm nghĩ , tìm ý chính đoạn . - Tóm ý chính đoạn 1 . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? + Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào ? - Yêu cầu HS giải nghĩa từ : tài sản , lẩy bẩy . GV giải nghĩa nếu HS nói không chính xác . - Đoạn 2 nói lên điều gì ? thương . - 1 HS đọc thành tiếng . - Đoạn 1 cho thấy ông lão ăn xin thật đáng thương . + Cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin bằng : ·1 Hành động : lục hết túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông . Nắm chặt tay ông lão . ·2 Lời nói : Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả . + Cậu là người tốt bụng , cậu chân thành xót thương cho ông lão , tôn trọng và muốn giúp đỡ ông . - Tài sản : của cải tiền bạc . - Lẩy bẩy : run rẩy , yếu đuối , không - Tóm ý chính đoạn 2 . - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi . + Cậu bé không có gì để cho ông lão , nhưng ông lại nói với cậu thế nào ? + Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ? + Những chi tiết nào thể hiện điều đó ? + Sau câu nói của ông lão , cậu bé cũng cảm thấy nhận được chút gì đó từ ông . Theo em , cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin ? - Đoạn 3 cho em biết điều gì ? - Tóm ý chính đoạn 3 . - Gọi 1 HS đọc toàn bài , cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của bài . tự chủ được . - Cậu bé xót thương cho ông lão , muốn giúp đỡ ông . - Đọc thầm , trao đổi và trả lời câu hỏi . + Ông nói : “ Như vậy là cháu đã cho lão rồi ” . + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm , sự cảm thông và thái độ tôn trọng . + Chi tiết : Cậu cố gắng lục tìm một thứ gì đó . Cậu xin lỗi chân thành và nắm chặt tay ông . + Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn , sự đồng cảm . Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu . - Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé . - Ghi nội dung của bài . - Câu chuyện của nhà văn Nga Tuốc–ghê- nhép có ý nghĩa thật sâu sắc . Cậu bé không có gì ngoài tấm lòng để cho ông lão ăn xin . Ông lão không nhận được gì , nhưng yêu quý , cảm động trước tấm lòng của cậu . Hai con người , hai thân phận , hoàn cảnh khác nhau nhưng có sự đồng cảm . Họ cho và nhận từ nhau sự đồng điệu trong tâm hồn . * Đọc diễn cảm: - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài , cả lớp theo dõi để phát hiện ra giọng đọc . - Đưa đoạn văn cần đọc diễn cảm . +GV đọc mẫu . + Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện đọc : Tôi chẳng biết làm cách nào . Tôi nắm - Đọc bài , suy nghĩ và trả lời câu hỏi : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm , thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin . - Lắng nghe . - 1 HS đọc toàn bài . Cả lớp theo dõi , tìm giọng đọc ( đã nêu ở phần luyện đọc ) . + Lắng nghe . chặt lấy bàn tay run rẩy kia : - Ông đừng giận cháu , cháu không có gì để cho ông cả . Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm . Đôi mắt tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi : - Cháu ơi , cảm ơn cháu !Như vậy là cháu đã cho lão rồi Ông lão nói bằng giọng khản đặc . Khi ấy , tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão . - Gọi HS đọc phân vai . - Gọi 2 HS đọc toàn bài . - Nhận xét , cho điểm HS . 3. Củng cố, dặn dò: - Hỏi : + Câu chuyện đã giúp em hiểu điều gì ? + Tìm ra giọng đọc và luyện đọc . - 2 HS luyện đọc theo vai : cậu bé , ông lão ăn xin . - 2 HS đọc . - HS tự do phát biểu . · Con người phải biết yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống . - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS luôn có tình cảm chân thành , sự cảm thông , chia sẻ với những người nghèo . - Dặn dò HS về nhà học bài và tập kể lại câu chuyện đã học . · Chúng ta hãy biết thông cảm , chia sẻ với người nghèo . · Tình cảm giữa con người thật là đáng quý … -HS cả lớp. . TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I. Mục tiêu: 1. Đọc thành tiếng: *Đọc đúng các tiếng , từ khó , dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . giàn giụa , bẩn thỉu , rên rỉ , lẩy bẩy , … *Đọc trôi. nghiệp . Mọi người đều thương cảm ; cho họ ăn , uống , tiền . - Lắng nghe câu chuyện của nhà văn Nga nổi tiếng Tuốc–ghê-nhép . b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Yêu cầu. Đoạn 1 : Lúc ấy … cầu xin cứu giúp . + HS 2 : Đoạn 2 : Tôi lục lọi cho ông cả . + HS 3 : Đoạn 3 : Người ăn xin … của ông lão . - 2 HS đọc toàn bài . - 1 HS đọc thành tiếng . ông

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan