Học tập và làm theo lời Bác

45 1.8K 5
Học tập và làm theo lời Bác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởn sâu sắc đến Hồ Chủ tịch ngay từ thời niên thiếu. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, với sự sáng suốt về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước hồi bấy giờ và quyết tâm đi tìm con đường đúng đắn để cứu dân, cứu nước. Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những côngnhân và những người dân thuộc địa, vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi vang dội của cách mạng tháng Mười Nga đã đưa Hồ Chủ tịch đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ra sức nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã nhận rõ đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Cùng năm ấy, Người thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước để tập hợp Việt Kiều ở Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó, Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) "Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam", đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện trên đây đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoa chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp. Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân. Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á. Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động. Ngày 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta. Tháng 8/1945, trong không khí sôi sục cách mạng của thời kỳ tiền khởi nghĩa, Người cùng Trung ương triệu tập đại hội quốc dân ở Tân Trào. Đại hội đã cử Người làm chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Trong những ngày đầu cách mạng, nước ta có nhiều khó khăn chồng chất và bị bao vây bốn phía. Nạn đói do phát xít Nhật - Pháp gây ra đã giết hại hơn hai triệu người Việt Nam. Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân ra vừa đánh trả bọn thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam, vừa đối phó với bọn phản động Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc. Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp. Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi miền Bắc Việt Nam. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra miền Bắc và lấn dần từng bước ở miền Bắc, âm mưu tieến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ (1954). Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Nhưng một nửa nước ở miền Nam bị đế quốc Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tháng 9/1960, đại hội lần thứ ba của Đảng đã họp, thông qua nghị quyết về hai nhiệm vụ chiến lược và bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người và của Ban chấp hành Trung ương đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1969, Người từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của mộtngười cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc họp lần thứ 24, năm 1987 tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc UNESCO ra nghị quyết về kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn" (HỒ CHÍ MINH VIETNAMESE HERO OF NATIONAL LIBERATION AND GREAT MAN OF CULTURE) vào năm 1990. BÁC HỒ VÀ THẾ HỆ TRẺ - HỎI CHUYỆN ĐỒNG CHÍ VŨ KỲ Làm thư ký cho Bác đã hai mươi bốn năm, có bao giờ anh thấy Bác tự cho mình là một "ông già" không? Và Bác đã làm gì để chống lại tâm lý "ông già" ấy? Như tất cả các cụ già Việt Nam, Bác cũng muốn có cái thú vui bình dị của tuổi già như Bác đã thể hiện trong thơ: Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. Nhưng ở Bác, tôi không bao giờ thấy bộc lộ tâm lý mệt mỏi của một "ông già". Chắc đồng chí còn nhớ bài thơ của Bác: Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm, Vẫn vững hai vai việc nước nhà. Kháng chiến dân ta đang thắng lớn, Tiến bước, ta cùng con em ta! Xuất xứ của bài thơ là thế này. Sáng 20 tháng 5 năm 1968, Bác dậy sớm hơn để chuẩn bị 6 giờ 15 tới dự kỳ họp khai mạc của Quốc hội. Vào hội trường, với tư thế trẻ trung và hóm hỉnh, Bác nói: Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi như trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài thơ này: "Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm ". Cả hội trường sôi động hẳn lên. Các đại biểu Quốc hội ai cũng cảm thấy cùng trẻ lại với Bác. Từ khi bước chân vào hoạt động cách mạng cho đến lúc từ giã cuộc đời, Bác luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Năm 1925, Bác đã lo đào tạo nhân tài trẻ bằng cách gửi Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh sang học trường quân sự Hoàng Phố, gửi Trần Phú và một số thanh niên khác sang học trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác cũng chú ý nhiều. Đó là những cháu ở Trung Kỳ phải sống lưu lạc vì bố mẹ bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày, được Bác đưa từ Phi Chít (Thái Lan) sang Quảng Châu để tổ chức thành nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Năm 1926, Bác đưa một số cháu sang học ở Liên Xô kèm theo bức thư gửi Uỷ ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lê-nin: " Khi chúng tôi nói cho các em nghe về Lênin, về các bạn, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các bạn để gặp các bạn, sống với các bạn, học tập các bạn, và thật sự trở thành những học trò của Lê-nin như các bạn Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hoặc bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ?" Thật là cảm động, Bác lo cho các cháu những điều rất nhỏ, được viết trong lá thư: " Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi) Đến Mát- xcơ-va, các em tới địa chỉ nào? " Khởi đầu lịch sử Đảng ta cũng là do lực lượng thanh niên được Bác dìu dắt. Hồi đó, Bác đã tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" và tự tay Bác soạn thảo cuốn "Đường kách mệnh" để giảng dạy. Năm 1961, trong Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Bác vui mừng nói: "Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân". Theo anh, trong tất cả các tổ chức của tuổi trẻ, Bác chú ý đến tổ chức nào nhất? Tất cả các hình thức tổ chức để tập hợp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng nhằm phụng sự Tổ quốc, Bác đều chú ý, quan tâm giáo dục để tổ chức đó ngày càng vững mạnh. Trong đó tổ chức thanh niên xung phong được Bác đặc biệt quan tâm. Bài hát truyền thống của Thanh niên xung phong cũng là bài ca chính thức của Đoàn thanh niên bây giờ, được nhạc sĩ Hoàng Hà phổ nhạc bốn câu thơ của Bác: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên! Trên đường đi chiến dịch Biên giới, ghé thăm một lán trại thanh niên xung phong làm đường, Bác trò chuyện thân mật rồi hỏi "Các cháu có thích nghe thơ không?". Tất cả đồng thanh: "Chúng cháu thích nghe thơ ạ". Thế là Bác ứng khẩu đọc bốn câu thơ này. Ngay sau đó, nhiều thanh niên xung phong và cả bộ đội Vệ quốc đoàn đều truyền cho nhau và học thuộc trong chiến dịch Biên giới. Về tổ chức thanh niên xung phong, Bác nói với tôi: "qúy hồ tinh, bất quý hồ đa, lựa tuyển cẩn thận để thanh niên xung phong thật sự là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực". Bác trực tiếp xem và sửa chữa bản điều lệ về nhiệm vụ và bổn phận của Đoàn thanh niên xung phong. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác theo dõi rất sát các hoạt động của thanh niên xung phong, kịp thời viết bài, nêu gương những điển hình tốt và gửi thư khen các đơn vị thanh niên xung phong có nhiều thành tích trong xây dựng và chiến đấu. Tháng 5 - 1968, trong phần viết thêm vào Di chúc, có đoạn: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Như vậy, Bác xem tổ chức Thanh niên xung phong không chỉ để làm những việc cụ thể như đắp đường, xây cầu, khai hoang , mà còn là một trường học để rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt cho đất nước. Nếu không nhận thức đầy đủ như vậy tức là chưa thấu hiểu được lời dạy của Bác đối với thanh niên xung phong. Là người được thường xuyên gần gũi Bác, chắc anh thấy rất rõ sự quan tâm bồi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ được thể hiện trong công việc và sinh hoạt thường ngày của Bác? Một lần, Bác đi công tác xa hơn một tháng, lúc trở về, Bác lại ngồi bên cầu ao vỗ tay gọi cá đến để cho ăn. Hôm ấy Bác không thấy con cá gáy vây đỏ đến ăn. Bác hỏi tôi. Tôi không biết trả lời thế nào. Tối, tôi hỏi anh em, được biết không ai câu cả. Khoảng mười ngày sau, ngồi bên Bác cho cá ăn, Bác bảo: "Kìa, chú coi, con cá gáy vây đỏ miệng đỏ đã đến rồi đấy". Rồi Bác nói thêm: "Các chú ở nhà chắc không cho cá ăn đều và đúng giờ cho nên nó mới phải đi kiếm ăn lăng băng như thế". Bác hạ giọng như tự nói với mình: "Đối với con người cũng thế, nhất là tuổi thanh niên, không quan tâm giữ nếp sống tốt thì cũng như thế". Tôi nghe mà thấm thía sâu sắc làm sao! 7 giờ sáng ngày 27 tháng 5 năm ấy, tức là trước ngày Thiếu nhi quốc tế 1-6, Bác gọi chị Thu Trà đến. Hồi đó chị Thu Trà làm chủ tịch Uỷ ban thiếu niên - nhi đồng. Bác hỏi về tình hình một số cháu học sinh miền Nam nghịch ngợm, Bác nói: ba má các cháu gửi các cháu ra miền Bắc để yên tâm công tác với niềm tin là được dạy dỗ tốt. Tại sao có tình trạng này? Lỗi các cháu một phần thì trách nhiệm của các cô các chú gấp mười phần Bác căn dặn: vì các cháu xa nhà, thiếu tình cảm gia đình, cho nên phân trách nhiệm cho một số gia đình cán bộ chăm sóc các cháu như con em trong nhà. Bác cũng nhận chăm sóc con của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ một cháu trai, hai cháu gái. Ngày 23 tháng 5 năm 1969, Bác tiếp ông Chủ tịch Thượng nghị viện Chi-lê X. Agienđê, sau này là Tổng thống. Sau đó, Agienđê đã ghi lại những ý nghĩ chân tình của mình trong một bài báo: "Chúng tôi ngồi quanh một cái bàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh mở chiếc phong bì lấy ra một tấm ảnh và nói với chúng tôi: "Đây là một kỷ niệm". Chủ tịch lần lượt giới thiệu với chúng tôi những em thiếu nhi anh hùng miền Nam có nét mặt ngây thơ đang ngồi quây quần quanh Chủ tịch trong tấm ảnh. Chủ tịch nói: "Tôi rất vui lòng về các cháu thiếu nhi ngày nay Hồi còn nhỏ, tôi không làm được những việc mà các cháu đã làm. Thiếu nhi thời tôi cũng vậy". Sau đó, Chủ tịch mở một quyển vở cũ và với giọng dịu hiền, Chủ tịch đọc những con số chỉ rõ những thanh niên, thiếu nhi đã đạt được thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và trong những việc làm anh hùng. Con số này ngày một tăng, nói lên sự nỗ lực của thanh niên". Agienđê kết luận: "Chưa bao giờ một người khi nói với chúng tôi về các em nhỏ lại giáo dục chúng tôi nhiều như vậy". Sự quan tâm và niềm tin của Bác Hồ đối với các thế hệ trẻ, người chủ của tương lai, một phần quan trọng đã được thể nghiệm trong chính thời thanh niên của Bác. Với hai bàn tay trắng, chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành 21 tuổi đã quyết tâm đi khắp năm châu bốn biển, tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả cho các thế hệ trẻ, mùa xuân của xã hội. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC PHẢI TRỞ THÀNH NẾP SỐNG, NẾP NGHĨ Nhiều nơi có phong trào hưởng ứng đợt vận động Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chi Minh sớm và sôi nổi như Hà Nội, TPHCM, Hà Tây, Hải Dương, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Bình, Bắc Giang Việc triển khai cuộc vận động vào đúng dịp chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII càng có ý nghĩa và tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm công dân trong lựa chọn những người thực sự có đức, có tài để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Trưởng Ban chỉ đạo T.Ư, đã truyền đạt tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị đối với cuộc vận động này. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương trước hết cần thống nhất nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của cuộc vận động, xác định đây là chủ trương lớn của Đảng nhằm tạo ra một sự chuyển biến cơ bản về tư tưởng, ý thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân; ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện suy thoái về tư tưởng và phẩm chất đạo đức của một bộ phận trong xã hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh phải đưa cuộc vận động này vào chiều sâu, huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị và hết sức tránh sự phô trương hình thức và kém hiệu quả. Cần gắn liền cuộc vận động này với việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng về nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, về đấu tranh chống lãng phí và tham nhũng Tổng Bí thư khẳng định đây phải là một đợt sinh hoạt chính trị lâu dài, thường xuyên và liên tục để cuối cùng trở thành một nếp nghĩ, nếp sống của mỗi con người, mỗi tập thể. Để cuộc vận động được thực hiện có kết quả, mỗi cấp, ngành, địa phương, đơn vị và cá nhân cần có nội dung và chương trình hoạt động cụ thể. Mỗi bộ, ngành, đơn vị cần thành lập các ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động, trong đó các đồng chí thủ trưởng phải trực tiếp làm Trưởng Ban. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đề nghị các cơ quan báo chí mở các chuyên mục về cuộc vận động, biểu dương các điển hình tốt và phê phán những biểu hiện xấu nhằm nhân rộng các yếu tố tích cực và đẩy lùi các yếu tố tiêu cực trong xã hội, góp phần tích cực và có hiệu quả vào cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng này. HỌC CÁCH “ TỰ NHÌN LẠI MÌNH". Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặc biệt chăm lo và đặt niềm tin mãnh liệt vào thế hệ thanh niên. Trong các tác phẩm nói về thanh niên, Bác Hồ luôn chú ý đến việc giáo dục và rèn luyện thế hệ thanh niên cách mạng “ Vừa hồng – vừa chuyên” đủ sức gáng vác sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Nhìn lại lịch sử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đã có bao lớp người sẵn sàng hy sinh không một chút vụ lợi vì tiếng gọi thiêng liêng của độc lập dân tộc, hòa bình và hạnh phúc của nhân dân, những tấm gương ấy, những con người ấy chúng ta luôn ghi nhớ, gìn giữ và phát huy mãi đến mai sau. Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn viên thanh niên chúng ta phải học cách “ Tự nhìn lại mình”!? một vấn đề tưởng chừng như rất dễ, nhưng kỳ thực lại rất khó để có một kết cục đúng. Trước hết “ Tự nhìn lại mình” là thể hiện một thái độ trung thực với chính bản thân, nhưng để tự đánh giá mình một cách khách quan nhất và có thật sự trung thực với chính mình hay không thì chúng ta phải tự đặt mình ở đâu trong vô vàn các mối quan hệ của cuộc sống? Đối với người thanh niên cộng sản khi tự đánh giá lại mình phải đặt mình trong sự thể hiện tình cảm trách nhiệm đối với xã hội, ý thức trách nhiệm hành vi trong các mối quan hệ xã hội và trách nhiệm về số phận của người khác, của giai cấp, dân tộc. Hằng ngày có những hành động, thái độ của chúng ta khi thoáng qua sẽ không thấy được tác hại của chúng ( Hoặc có thể thấy được nhưng phớt lờ vì lợi ích của cá nhân) vì chúng ta cho rằng nó không làm tổn hại đến cụ thể đối tượng cụ thể nào, nhưng khi có một lý tưởng đúng đối với dân tộc, xã hội, con người thì những hành động, thái độ đó cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy khi “ Tự nhìn lại mình” đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một tư duy độc lập và một cái tâm trong sáng. “ Tự nhìn lại mình” để làm gì? Đối với mỗi cá nhân là cơ hội để tự vấn chính mình, gột bỏ những những nhỏ nhen xây dựng một tâm hồn trong sáng nhằm có một thái độ và hành động đúng trong công việc, học tập. Nhưng “ Tự nhìn lại mình” còn có một ý nghĩa sâu rộng hơn nữa đó là thể hiện sức mạnh của một dân tộc, mỗi cá nhân trong một dân tộc đều biết đặt lý tưởng của dân tộc mình trong từng suy nghĩ và hành động cụ thể thì chắn chắn dân tộc đó sẽ là một dân tộc mạnh. Ông bà ta có câu nói “Thắng một vạn quân binh không bằng chiến thắng chính mình”, người biết “ Tự nhìn lại mình” mới thực sự là người có dũng cảm, thanh niên biết nhìn lại mình là thanh niên có chí khí tiến thủ, mà thanh niên là tương lai và mùa xuân của dân tộc vì vậy mỗi thanh niên phải luôn tự nhìn lại mình, soi mình vào tấm gương đạo đức của Bác Hồ và của các thế hệ đàn anh đi trước để học tập và rèn luyện. Mặt khác có dũng cảm tự nhìn lại mình thanh niên mới có cơ hội để đứng dậy và tiến bộ sau khi vấp ngã. Vậy lúc nào “ Tự nhìn lại mình”? Phải nói rằng nhìn lại mình là một công việc hàng ngày của mỗi thanh niên ( Sáng rửa mặt – Tối rửa lòng). Luôn nhìn lại mình trong mỗi công việc, hành động, thái độ để kịp thời điều chỉnh chính mình. Ở đây “ Tự nhìn lại mình” còn mang tính nhân văn cao cả nó giúp cho mỗi người tự xây dựng cho mình một nền tảng trí tuệ và thành trì đạo đức vững chắc để sẵn sàng đứng vững giữa những sóng gió. Trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn thanh niên đến khi đã làm Chủ tịch nước, Người luôn đặt mình vào quần chúng nhân dân lao động, trăn trở cùng với nỗi khổ cực của từng người dân, vui sướng cùng hạnh phúc của mọi người. Tấm gương đạo đức của người luôn để cho mỗi thanh niên chúng ta phải “Tự nhìn lại mình” trong lao động, học tập và công tác./. THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM Sinh thời Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ. Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm". Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: - Chú là chỉ huy mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên đã không giành được chủ động. Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi: - Chú đến chậm mấy phút? - Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ! - Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: Mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá. Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ: - Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi! Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón. Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người. Về sau, anh em được biết: Giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác Nhưng Bác không đồng ý: "Ðã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!". Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Ủy ban Hành chính thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc Tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân". Một lần, Bác đi công tác xa hơn một tháng, lúc trở về, Bác lại ngồi bên cầu ao vỗ tay gọi cá đến để cho ăn. Hôm ấy, Bác không thấy con cá gáy vây đỏ, miệng đỏ đến ăn. Bác hỏi, đồng chí Vũ Kỳ không biết trả lời thế nào. Khoảng 10 ngày sau, lúc ngồi bên Bác cho cá ăn, Bác bảo: “Kìa, chú coi, con cá gáy vây đỏ, miệng đỏ đã đến rồi đấy”. Rồi Bác nói thêm: “Các chú ở nhà chắc không cho cá ăn đều và đúng giờ cho nên nó mới phải đi kiếm ăn xa đàn không nhớ quay trở về như thế”. Bác hạ giọng như tự nói với mình: “Đối với con người cũng vậy, nhất là tuổi thanh niên, không quan tâm giữ nếp sống tốt thì cũng như thế”. Đó chính là sự nhắc nhở của Bác trong việc giáo dục đối với thanh, thiếu niên. Cũng như việc học tập tích luỹ kiến thức, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của mỗi con người nói chung, của thanh, thiếu niên nói riêng đều phải trải qua một quá trình lâu dài và thường xuyên. Hiện tượng một bộ phận thanh, thiếu niên ngày nay sống buông thả, mất phương hướng và có tâm lý hưởng thụ một phần xuất phát từ nguyên nhân không khép mình vào khuôn khổ tổ chức, sống buông thả… Thanh, thiếu niên là lứa tuổi “nửa người lớn, nửa trẻ con”, nếu không được quan tâm giáo dục đến nơi đến chốn rất dễ đi vào con đường lầm lạc, sa ngã. Nhưng muốn thế, trước hết các bậc phụ huynh, thầy cô giáo ở trường, cũng như những người đứng đầu các tổ chức trực tiếp quản lý thanh, thiếu niên phải là tấm gương sáng, đi đầu trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống cả trong nghiên cứu, học tập và làm việc. Trong điều kiện hiện nay, khi nhiều gia đình kinh tế khấm khá lên, các bậc phụ huynh vì lo làm ăn mà không có thời gian dành cho con cái, không có thời gian chăm sóc, giáo dục con em mình một cách chu đáo, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Không ít sát thủ đang ở lứa tuổi học sinh, sinh viên phạm tội khi vừa đến cái mốc được làm “công dân”. Một phạm nhân tuổi học trò đã tâm sự rằng, bố mẹ con lo làm ăn, chẳng ai quan tâm đến con, vì cô đơn tủi thân nên con đã theo bạn, theo bè, thậm chí cũng không ai để ý xem con đang làm gì? ở đâu? Thế là con cứ trượt dần, trượt dần… rồi vào trại giam. Lại có một bị cáo khác “tài cao” nhưng “đức thấp”, vừa bước qua tuổi thành niên, trước vành móng ngựa đã sám hối: “Giá như tôi được quan tâm và giáo dục tốt hơn thì điều đáng tiếc này sẽ không xảy ra”. Còn rất nhiều câu chuyện buồn nữa của thanh, thiếu niên mà nguyên nhân chính xuất phát từ gia đình như bố mẹ li hôn, gia đình không hoà hợp, bố mẹ có quan hệ bất chính, con cái không hợp tính bố mẹ… Gia đình lẽ ra là tổ ấm, nơi che chở cho con cái thì vô hình dung lại trở thành nơi đẩy các em đến những chỗ sai trái, lầm lỗi. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần có những hành động thiết thực trong việc chăm lo cho thế hệ trẻ, bằng cách gần gũi nhất là trong mỗi gia đình, nhà trường, tổ chức cần quan tâm tới con em của mình hơn nữa, để các em là những “con cá vây đỏ, miệng đỏ”, “biết đường đi và biết lối quay trở về” như câu chuyện đầy ý nghĩa mà Bác đã để lại cho chúng ta./. ) CHÚC TẾT BÁC, NGÂM THƠ BÁC Buổi sáng đầu giờ làm việc, một ngày giáp Tết năm Â't Tỵ (1965). Tôi được lệnh theo xe thu thanh của đài Tiếng nói Việt Nam và phủ Chủ tịch công tác. Hôm ấy, trời không rét lắm, nhưng sao người tôi cứ run lên, trống ngực đánh thình thình, mặc dầu tôi đã mặc chiếc áo "vét" dầy rất ấm. Đã sáu giờ. Điện trong vườn phủ Chủ tịch cũng vừa tắt. Những hàng nhãn thẳng tắp, những cây tùng và những cành thiên tuế dọc theo lối sỏi, những chậu hồng trắng bên thềm nhà đã khoác một màu xanh mới! Chúng tôi nhanh chân lần theo bậc thềm đến chờ ở nhà khách. Trong đoàn, các đồng chí cử tôi mang hoa mừng tuổi Hồ Chủ tịch. Tôi vừa mừng vừa lo. Đời tôi có bao giờ được diễm phúc lớn lao như thế này? Đồng chí ở vǎn phòng Bác đứng trước. Tôi cùng các đồng chí khác đứng thành hàng ở bên trong. Tôi đã sắp sẵn những lời chúc Bác, nhẩm đi nhẩm lại như thuở nhỏ còn đi học vỡ lòng. Các đồng chí dặn tôi cứ bình tĩnh. Kìa, Bác đã đến. Chúng tôi chạy ùa ra đón Bác. Bác khỏe mạnh, vẻ mặt hồng hào, quắc thước trong bộ kaki quen thuộc. Chân Bác bước thoǎn thoắt từ thềm đi lên, với đôi dép lốp giản dị. Tôi đang vội vã sửa lại nếp áp và bó hoa để dâng lên chúc Bác nǎm mới thì Bác đã đến gần chúng tôi. Tôi chưa kịp nói: "Thưa Bác" thì Bác đã đưa tay lên rồi: - Nǎm mới Bác mừng các cháu khỏe! Tôi sững sờ líu cả giọng: Thưa Bác nhân dịp nǎm mới, chúng cháu ở Đài Tiếng nói Việt Nam lên mừng Bác mạnh khỏe, sống lâu muôn tuổi. Bác nhìn những bông hoa mà tôi dâng lên Bác. Bác lại hỏi: Lại tặng hoa à? Bác nhận lấy hoa, và ngay lúc đó Bác trao lại cho tôi, Bác nói: Bác gởi tặng lại cô chú ở Đài về cắm lọ cho vui mấy ngày Tết.Trước đó tôi cũng đã nghe được nhiều chuyện về Bác, biết Bác không ưa nghi thức. Nhưng tôi thật không ngờ Bác thật giản dị đến như thế. Tôi đã trấn tĩnh lại và bạo dạn hơn. Bác như một người cha hiền từ và đôn hậu quá? Sau đó Bác vào phòng. Bác bảo chúng tôi ngồi, chúng tôi còn chần chừ chưa biết ngồi đâu. Bác chỉ ghế cho từng người ngồi xuống quanh Bác không phân biệt ngôi thứ giám đốc, nhân viên gì cả. Bác hỏi chúng tôi về công việc làm ǎn, học tập, những tiến bộ, khó khǎn trong công tác. Đồng chí cán bộ phụ trách báo cáo với Bác từng việc và không dám kéo dài thì giờ của Bác, đồng chí xin phép Bác cho được thu lời chúc mừng nǎm mới của Bác để phát lên đài trong đêm giao thừa cho đồng bào miền Nam, đồng bào cả nước và kiều bào ở nước ngoài nghe. Bác gật đầu: - Các chú đã chuẩn bị xong chưa? - Thưa Bác xong rồi ạ! Thế là đồng chí thư ký của Bác trình Bác tấm thiếp màu hồng có in hình quốc huy hai bông lúa trên bánh xe và ngôi sao vàng rất đẹp, dưới là lời chúc Tết của Bác. Bác mở túi áo lấy đôi kính lão. Chúng tôi nín thở nghe tiếng Bác chậm rãi, dõng dạc trước máy ghi âm. [...]... cho Bác làm một nghề khác Vua bếp xếp cho Bác làm bánh ga tô, đỡ nặng nhọc hơn và có thêm tiền để học Thời kỳ này Bác tranh thủ học nhiều ngoại ngữ: Năm một ngàn chín trăm mười ba, một ngàn chín trăm mười bốn ở Anh, Bác học tiếng Anh do một giáo sư người ý dạy Thầy giáo này biết tiếng Đức, cho nên Bác học cả tiếng Đức và Y' của giáo sư này Hàng ngày, Bác ra ngồi ở vườn hoa Hayđơ để học Lúc này, Bác. .. đời học sinh Bác ngồi xem các em học và Bác làm quen được với một người gác cổng Bác xin làm việc quét tuyết ở trường học này Làm được một tuần lễ, vì lao động cực nhọc quá trời lại rét buốt nên Bác bị cảm lạnh và sưng phổi phải thôi việc Khi khỏi bệnh Bác xin làm ở tiệm ăn Cáclơtông, một khách sạn lớn nhất nước Anh lúc bấy giờ Khách sạn có một người Pháp tên là ÊcÔpphie làm bếp nổi tiếng, được người... nơi Bác Hồ ở và làm việc ngày trước như khí thiêng của sông núi tụ về Nhiều em gái nhỏ, hôm ấy dậy sớm hơn thường lệ , cùng các bạn về hang Bác ở Đường vào hang, em đi mấy lần suýt ngã Em nghĩ thương Bác vô vàn Nghe các cụ kể: lúc ở nước ngoài về Pắc Bó, chân Bác mang "hài sảo" dây rơm cắt nát bàn chân Bác Thế mà ngày ngày Bác vẫn "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" Bác ơi? Vì thế hệ chúng cháu mà Bác. .. tôi có nghị lực, tôi có thể làm được tất cả! Người thuyền trưởng thấy Bác nhanh nhẹn giỏi tiếng Pháp nên cho làm phụ bếp Bác nhận lời làm việc ở đây và lấy tên là Văn Ba Qua những ngày làm việc đầu tắt mặt tối ở dưới tàu, Bác nhận thấy ở đây có hai hạng người: người bị bóc lột và người đi bóc lột Hai thái cực đó thật là rõ ràng Công việc mà Bác phải làm hàng ngày thật là cực nhọc: hết bưng những sọt khoai... người Pháp mà không học được tiếng Anh, còn anh là người châu A' mà dám học tiếng Anh cơ à? Tôi ở đây hai năm rồi mà chỉ biết có vài ba tiếng "vâng" và "không Nói vậy, ông này vẫn giúp Bác, Bác được bố trí đốt lò Thế là từ năm giờ sáng đến tám giờ tối Bác phải nặng nhọc đưới hầm lò Tuy tiền công có được nhiều hơn, nhưng không được học hành, vì đêm về mệt lả làm sao đi học được nữa Do đó Bác tìm gặp Vua... buổi Bác viết chữ nho giỏi lắm Bác nói với các cụ già trong bản - Tôi già, các bác cũng già cả Tôi làm cách mạng được, các bác có nên làm cách mạng không? - Bác tốt bụng quá đi thôi! Đồng chí Đại Vinh nói tiếng phổ thông chưa nhiều, có đoạn chen tiếng Nùng Đồng chí Vĩnh Xuân dịch lại cho chúng tôi nghe Việc gì Bác cũng làm cả Ai Bác cũng thương, cũng giúp Bác tắm cho trẻ, chữa ghẻ, chốc cho các cháu Bác. .. "Học Pháp càng nhiều; làm bồi càng to" Vậy tại sao Bác Hồ lại đi Pháp? Vừa rồi chúng ta tìm được cuốn lược dịch "Binh thư Tôn Tử" của Bác, Bác nói là lược dịch, nhưng khi đọc chúng ta nhận thấy là chiến lược của Bác Qua sự giáo dục của gia đình và cuốn lược dịch "Binh thư Tôn Tử", qua trao đổi với một số cụ đương thời có học với Bác và ngay cụ thân sinh ra Bác vẫn thường dạy học trò là "biết địch biết... Tuynidi và các cửa biển phía đông châu Phi cho đến Công gô Mỗi khi tàu cập bến, Bác tìm cách lên thăm thành phố, khi chiếc tàu này trở về Pháp sửa chữa, người thuyền trưởng thấy anh Ba làm được việc, bèn giới thiệu đi làm bồi ở một chiếc tàu chở sĩ quan Pháp đi Anh nghỉ mát Đến nước Anh, Bác không đi làm bồi tàu nữa Lên thủ đô nước Anh, Bác tìm đến một trường trung học Bác rất thích cuộc đời học sinh Bác. .. làm của tôi và của các cháu Bác đều biết Tôi lần lượt thưa cùng Bác số cháu nơi tôi đỡ đầu có 30 cháu Đó là những cháu chưa ngoan Các cháu mảng học, ham chơi bời, trèo cây, đánh nhau, có cháu ăn cắp làm mất trật tự trị an đường phố Mẹ cha thì buồn phiền, nhà trường lo lắng Tôi cũng thưa với Bác những khó khăn bước đầu trong việc tập hợp các cháu lại, tổ chức cho các cháu vui chơi, lao động và học tập. .. lòng tuổi trẻ nhiều ý nghĩa Ông và các bạn ở trường Dục Thanh cũ dần dần ghét Tây Từ đó ông bắt đầu đi tìm cách mạng và ông cũng như nhiều bạn bè khác trở nên người Cộng sản Rời Phan Thiết, Bác Hồ đi vào Sài Gòn học nghề Ngày ngày, lúc học xong, Bác thường xuống xem cảng Sài Gòn Bác đi để biết tình hình ở cảng này, Bác Hồ làm quen với ông Mai, được ông giới thiệu xuống làm ở chiếc tàu của hãng "Vận tải . CULTURE) vào năm 1990. BÁC HỒ VÀ THẾ HỆ TRẺ - HỎI CHUYỆN ĐỒNG CHÍ VŨ KỲ Làm thư ký cho Bác đã hai mươi bốn năm, có bao giờ anh thấy Bác tự cho mình là một "ông già" không? Và Bác đã làm. châu bốn biển, tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả cho các thế hệ trẻ, mùa xuân của xã hội. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC PHẢI TRỞ THÀNH NẾP SỐNG,. ký của Bác Hồ còn cho chúng tôi biết đấy là hoa trong vườn Bác, do tay Bác trồng và ngày ngày Bác tưới. Bác lại gọi các đồng chí phục vụ mang kẹo ra và cho chúng tôi chụp ảnh chung với Bác.

Ngày đăng: 06/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan