Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

8 865 5
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng, ổn định của nền kinh tế. Việc đánh giá cơ cấu kinh tế là "hợp lí" hoặc "tối ưu" được xem xét qua các khía cạnh sau: + Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo. + Đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của đất nước, của ngành, của địa phương. + Phản ánh đúng các quy luật khách quan bao gồm các quy luật tự nhiên, kinh tế và xã hội. Như là việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi phải phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai. Đặc biệt là các quy luật kinh tế, quy luật của kinh tế thị trường + Sử dụng ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của nước ta và nước ngoài, giữa các vùng trong nước. + Phản ánh được các xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Nền kinh tế nước ta trong quá trình Đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng XHCN đã và đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Các nước phương Tây xếp nước ta vào nhóm các nước có nền kinh tế chuyển đổi (transitional economies). Thực ra, có một quá trình mang tính khái quát luôn diễn ra ở mọi nền kinh tế, đó là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, hay là tái cấu trúc nền kinh tế (re- structuring). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên cả ba mặt: - Chuyển dịch cơ cấu theo ngành. - Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. - Chuyển dịch cơ cấu theo các thành phần kinh tế. Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện trên cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, xu hướng có tính tổng quát trong hai thập kỉ qua là trong cơ cấu GDP tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp không ngừng giảm, tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình mở cửa nền kinh tế, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các biến động bất lợi của nền kinh tế khu vực và thế giới có ảnh hưởng ngày càng trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, làm cho quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn biến không thật ổn định (xem H.1 và H.2). Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kì 1990-2003 Hình 2. Sự chuyển dịch tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu GDP thời kì 1990 – 2003 Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2002 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80 của thế kỉ trước. So với cơ cấu kinh tế của các nước này năm 2000, cơ cấu kinh tế nước ta còn lạc hậu. Xu hướng của nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới là coi trọng và tìm mọi cách để giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm ngư và tăng khu vực công nghiêp - xây dựng, đặc biệt chú trọng đến việc tăng tỉ trọng của dịch vụ trong GDP. II. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Việc tiến hành công nghiệp hóa, tăng trưởng nhanh giá trị gia tăng công nghiệp và dịch vụ đã và đang tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, làm cho phong cách “sản xuất công nghiệp” trở thành phổ biến trong nền kinh tế. Theo Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2004 của Ngân hàng Thế giới, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 430 USD (năm 2002), bằng 1/12 trung bình của thế giới và bằng 50% mức bình quân của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tương đương với mức trung bình của nhóm các nước có thu nhập thấp. Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thu nhập bình quân đầu người năm 2002 của Việt Nam mới đạt 2240 USD, chưa bằng 1/3 mức bình quân chung của thế giới. Để khắc phục nguy cơ tụt hậu, con đường duy nhất là phải tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 1.1 Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp Khu vực này có 75% dân số sinh sống và 60% lao động, đã duy trì mức độ tăng trưởng cao nhất có thể và chỉ có thể đạt trên dưới 5%/năm, do giới hạn sinh học. Biểu đồ hình 1 cho thấy rằng những thiên tai liên tiếp xảy ra trong những năm 2001, 2003 đã làm cho tốc độ tăng giá trị gia tăng (1) của nông - lâm - thủy sản khá thấp (2,98% năm 2001 và 3,25% năm 2003). Mặt khác, sự rớt giá của nhiều sản phẩm nông nghiệp trong những năm gần đây đã đặt nông nghiệp trong thế bất lợi nhất định so với công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là một nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định quá trình phát triển. Với các chính sách mới trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, việc thi hành Luật Đất đai, Luật Hợp tác xã (sửa đổi), phát triển kinh tế trang trại… tạo ra nền tảng cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn có nhiều chuyển biến lớn, góp phần làm cho kinh tế nước ta ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, một mặt gắn liền với việc hình thành các vùng chuyên canh, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa nhiều về số lượng và tốt về chất lượng, mặt khác 1 Thuật ngữ giá trị gia tăng của một ngành để chỉ phần của ngành đó trong GDP. vẫn đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu mỗi năm 3 - 4 triệu tấn gạo, có nhiều sản phẩm xuất khẩu cây công nghiệp. Trong nông nghiệp, tỉ trọng của ngành trồng trọt đã giảm từ 79,3% (1990) xuống 75,4% (2003). Có thể thấy rằng song song với sự giảm tỉ trọng ngành trồng trọt (diễn ra tuy không đồng đều và rõ rệt nhất từ năm 1998 trở lại đây) là quá trình tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi (từ 17,9% năm 1990 lên 22,4% năm 2003), trong khi tỉ trọng của dịch vụ trong nông nghiệp dao động từ khoảng 2,5% đến 3%. Nếu như trong ngành chăn nuôi (không kể nuôi trồng thủy sản), tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi gia cầm có phần cao hơn so với chăn nuôi gia súc và thì trong chăn nuôi gia súc, tăng trưởng chủ yếu là của đàn bò và đàn lợn. Đáng chú ý là các sản phẩm không qua giết mổ (trứng và sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm chăn nuôi, phản ánh một xu hướng mới trong chăn nuôi hiện đại của nước ta. Ngành lâm nghiệp có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, và tập trung chủ yếu vào việc giữ rừng, phát triển vốn rừng. Ngành thủy sản đã có sự chuyển biến vượt bậc, tăng với tốc độ trên dưới 10% và tốc độ tăng của ngành nuôi trồng thủy sản là rất cao. Vì thế, tỉ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu khu vực nông - lâm - ngư tăng mạnh và cơ cấu ngành thủy sản đã chuyển dịch mạnh, cả về sản lượng và giá trị sản lượng, trong đó giá trị sản lượng chuyển dịch nhanh hơn (xem các bảng dưới đây). Bảng 1. Cơ cấu GDP khu vực nông - lâm - thủy sản 1995 - 2003 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 1995 84,7 4,6 10,7 1996 80,8 6,2 12,9 1997 81,5 6,0 12,5 1998 81,8 5,7 12,5 1999 81,9 5,6 12,4 2000 80,8 5,5 13,8 2001 78,5 5,4 16,0 2002 78,2 5,3 16,5 2003 76,6 5,0 18,4 Bảng 2. Cơ cấu sản lượng và cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản (theo giá so sánh 1994), thời kì 1990 – 2003 Năm Cơ cấu sản lượng Cơ cấu giá trị sản lượng Khai thác Nuôi trồng Khai thác Nuôi trồng 1990 81,8 18,2 68,3 31,7 1991 82,7 17,3 70,4 29,6 1992 83,0 17,0 71,1 28,9 1993 82,9 17,1 70,3 29,7 1994 76,5 23,5 70,0 30,0 1995 75,4 24,6 68,1 31,9 1996 75,1 24,9 70,3 29,7 1997 76,0 24,0 70,9 29,1 1998 76,2 23,8 69,9 30,1 1999 76,0 24,0 69,3 30,7 2000 73,8 26,2 63,8 36,2 2001 70,8 29,2 55,9 44,1 2002 68,1 31,9 52,5 47,5 Sơ bộ 2003 65,4 34,6 48,9 51,1 Nếu năm 1990 sản lượng thủy sản mới là 890,6 nghìn tấn, trong đó sản lượng từ nuôi trồng là 162,1 nghìn tấn (chiếm 18,2%), thì đến năm 2003, sản lượng thủy sản đã tăng lên 279,6 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 966,1 nghìn tấn (chiếm 34,6%). Do tính chung sản phẩm từ nuôi trồng có giá trị cao hơn các sản phẩm từ khai thác và trong nuôi trồng thủy sản xu hướng là nhằm vào các đối tượng đem lại giá trị kinh tế cao, nên tỉ trọng của nuôi trồng trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản cao hơn và tăng mạnh từ 31,7% (năm 1990) lên 51,1% (năm 2003). 1.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng Là khu vực có điều kiện đạt mức tăng trưởng nhanh do tăng đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ. Sự thay đổi cơ cấu khu vực công nghiệp đã gắn bó chặt chẽ với sự thay đổi tư duy trong công nghiệp hóa, với việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọng điểm để tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, Trước đây nước ta đã từng lựa chọn bước đi công nghiệp hóa là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng (trước hết là sắt thép, xi măng, nguyên liệu cơ bản, điện, hóa chất, công nghiệp cơ khí v.v…), bảo đảm chủ động các nguồn nguyên liệu cơ bản. Tư duy này có thể đúng trong điều kiện bị bao vây kinh tế, nhưng lại duy trì cả trong điều kiện hội nhập kinh tế nên đã dẫn tới phát triển công nghiệp nặng không hiệu quả, do không gắn ngay từ đầu với phát triển công nghiệp nhẹ, với khu vực dịch vụ và nông nghiệp, và nhất là không cân nhắc đầy đủ các lợi thế so sánh trong điều kiện hội nhập kinh tế đang đi vào chiều sâu. Trong quá trình đổi mới, ở giai đoạn đầu công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm được đặc biệt coi trọng. Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, tỉ trọng của công nghiệp nặng ngày càng tăng lên và đến nay đã vượt tỉ trọng của công nghiệp nhóm B. Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP đã tăng từ 22,7% (năm 1990) lên 39,5% năm 2003 và đạt tới 40,1% năm 2004. Cứ theo đà này, thì tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng sẽ ở mức 40 - 41% vào năm 2010. Nếu tính riêng khu vực công nghiệp thì tỉ trọng đã tăng từ 18,8% (năm 1990) lên 33,8% (năm 2004). Trong các ngành công nghiệp, ngành khai thác mỏ đã có bước tiến nhanh với khai thác dầu khí, than được đẩy mạnh. Ngành dầu khí năm 1986 mới khai thác tấn dầu đầu tiên, thì nay đã có sản lượng gần 20 triệu tấn/năm (quy dầu) và ngành than tăng sản lượng lên hơn 3 lần, vượt 15 triệu tấn và nhanh chóng đạt 20 tấn/năm. Ngành điện cũng tăng trưởng mạnh, đi trước phục vụ sản xuất và dân sinh. Từ mức sản lượng điện chưa tới 9 tỉ KWh năm 1990, đến nay sản lượng điện đã tăng 4 - 5 lần. Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh, chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp chế biến phải kể đến: - Ngành dệt may và da giầy đã có bước phát triển vượt trội, đóng góp quan trọng vào mức tăng xuất khẩu. - Ngành sản xuất thép: Từ chỗ cả nước năm 1990 chỉ sản xuất 100 tấn thép thì nay đã đạt hơn 2,5 triệu tấn thuộc mọi thành phần kinh tế. - Ngành điện, điện tử cũng tiến bước mạnh mẽ. - Ngành vật liệu xây dựng đã sản xuất vượt 20 triệu tấn xi măng. Ngành xây dựng đã có bước phát triển mạnh, phục vụ xây dựng công nghiệp và dân dụng (cả đô thị khi đô thị hóa tăng nhanh và xây dựng nông thôn mới). 1.3. Khu vực dịch vụ Trước đây, trong thời kì bao cấp, hoạt động dịch vụ chủ yếu chỉ bó hẹp trong khâu phân phối lưu thông và do Nhà nước tổ chức quản lí. Các loại dịch vụ khác thì hầu như không có hoặc bị cấm. Nhờ các chính sách đổi mới nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, ngành dịch vụ đã từng bước hình thành và phát triển đa dạng với tốc độ nhanh chóng, góp phần phục vụ đắc lực cho sản xuất và cho tiêu dùng. Ngành dịch vụ đã có những bước phát triển mạnh, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Tuy nhiên, sự phát triển này không đều, nhất là trong những năm gần đây đã chuyển biến chậm hơn kinh tế nói chung, làm hạn chế sự tăng trưởng nền kinh tế. Trong những năm tiến hành đổi mới, ngành vận tải tăng sản lượng vận tải hàng hóa lên hơn 5 lần, trong đó khu vực tư nhân tăng trưởng rất mạnh, hơn 10 lần trong thời kì đổi mới và có sản lượng chiếm tới khối lượng hàng hóa vận chuyển. Tóm lại, trong gần 20 năm, ngành dịch vụ cũng có bước phát triển tương đối khá, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Các loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư và các dịch vụ nghiên cứu, khai thác thị trường đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước ta trong những năm qua Các loại dịch vụ mang tính chất kinh doanh như: thương mại, vận tải, tài chính tín dụng, du lịch, khách sạn, nhà hàng đã nhanh chóng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn chưa có các giải pháp phù hợp để phát triển các dịch vụ cao cấp, dịch vụ thu nhiều giá trị gia tăng như: viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, khoa học công nghệ… Trong những năm gần đây, khu vực dịch vụ có xu hướng phát triển chậm hơn so với khu vực sản xuất vật chất. Mặc dù có sự suy giảm về tỉ trọng trong cơ cấu GDP, nhưng về giá trị tuyệt đối thì trong giai đoạn vừa qua ngành dịch vụ liên tục có sự tăng trưởng đều đặn. Nhìn chung, trình độ của các hoạt động dịch vụ còn ở mức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với trình độ chung của khu vực và thế giới; chất lượng các sản phẩm dịch vụ còn kém sức cạnh tranh so với các nước khác. Sự phát triển chưa tương xứng của khu vực dịch vụ sẽ làm cho chi phí sản xuất các ngành khác tăng lên, làm giảm hiệu quả phát triển kinh tế nói chung. Nếu đất nước ta có một hệ thống các ngành dịch vụ chất lượng cao và cạnh tranh, cả hai mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sẽ đạt được nhanh hơn và hiệu quả hơn nhiều. Trong quá trình đổi mới, chúng ta từng bước phát triển các ngành kinh tế gắn bó với thị trường, góp phần nâng hiệu quả và sức cạnh tranh. Chúng ta phải lựa chọn những ngành hàng nào, những sản phẩm và dịch vụ nào có thể phát huy các lợi thế so sánh của đất nước, nhờ đó tạo ra mức đột phá trong tốc độ phát triển để lôi kéo các ngành kinh tế, vùng kinh tế khác cùng phát triển. Đó là cơ sở để đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt quy mô đủ lớn thích ứng của nền kinh tế công nghiệp hóa, trong đó tỉ trọng của ngành nông nghiệp từng bước hạ thấp trên cơ sở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là chuyển dịch cơ cấu quan trọng. Điều này, một mặt phụ thuộc vào các nhân tố vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên…, mặt khác còn dựa vào sự tác động chủ quan của con người. Nhận xét chung là đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt trên mọi vùng kinh tế của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế theo vùng đang có sự chuyển dịch không thuận cho các vùng khó khăn, cần có thời gian dài mới khắc phục được. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, cũng cần có nhận thức, chính sách nhất quán để xử lí những vấn đề mất cân đối phát sinh. Trong thực tế, Đông Nam Bộ vẫn là vùng phát triển năng động nhất cả nước, trong khi các vùng khác, nhất là vùng núi vẫn còn nhiều khó khăn. Khoảng cách phát triển và đời sống vẫn còn lớn giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng. Bảng 3. Cơ cấu GDP ( %) phân theo vùng (giá so sánh 1994) Vùng 1994 1998 2003 Trung du và miền núi Bắc Bộ 11,48 8.03 8.14 Đồng bằng sông Hồng 18,97 20.75 19.66 Bắc Trung Bộ 8.51 7.83 7.37 Duyên hải Trung Bộ 7.78 7.56 7.64 Tây Nguyên 3.02 3.52 4.12 Vùng Đông Nam Bộ 28.47 31.82 33.9 Vùng ĐBSCL 21.77 20.49 19.17 Tổng số 100.0 100.0 100,0 Nguồn: tính toán từ Số liệu kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố Theo thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2000 khá chênh lệch giữa các tỉnh thành trong cả nước (Bảng 4) Bảng 4. GDP bình quân đầu người các địa phương Địa phương GDP bình quân (nghìn đồng, giá hiện hành) Khoảng cách so với tỉnh Hà Giang (lần) Năm tỉnh, thành phố giàu nhất Bà Rịa – Vũng Tàu Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội Bình Dương Đà Nẵng Năm tỉnh nghèo nhất Lào Cai Sơn La Lai Châu Bắc Cạn Hà Giang 50.710,3 14.516,0 11.504,4 8.224,2 7.031,8 2.334,2 2.028,3 1.992,9 1.753,3 1.721,2 29,46 8,43 6,68 4,78 4,09 1,36 1,18 1,16 1,02 1,00 Nhờ chính sách điều tiết tốt nên tuy GDP bình quân đầu người có chênh lệch lớn, nhưng mức sống thì chênh lệch ít hơn. Số hộ nghèo của các tỉnh này tuy vẫn chênh lệch lớn do các điều kiện ban đầu và những lợi thế cạnh tranh rất khác nhau. Trong sự chuyển biến của cả nước, cơ cấu kinh tế của các địa phương, các vùng lãnh thổ cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Đặc biệt các điều kiện về cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rất nhiều. Cả nước hiện có khoảng 205 nghìn km đường bộ, trên 3000 km đường sắt, gần 100 cảng biển, hơn 10 nghìn km đường sông đã được khai thác, mạng hàng không nội địa có 24 đường bay đến 19 sân bay địa phương,… được bố trí khắp các vùng với công suất đạt gần 14 triệu khách/năm. Ngành viễn thông có sự chuyển biến vượt bậc. Đó là chưa kể tới mạng lưới hạ tầng xã hội như: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, cung thể thao được bố trí khắp cả nước. Điều này đã tạo điều kiện nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Mức thu nhập bình quân của nhân dân tăng trên 5%/ năm. Hiện nay tỉ lệ nghèo chung đã giảm một nửa sau 10 năm phấn đấu. Đây là một thành tựu lớn, được thế giới thừa nhận. Cơ cấu kinh tế ngành của các vùng đã có sự thay đổi mạnh. Trên thực tế, chỉ có vùng Đông Nam Bộ về hình thức có cơ cấu ngành đã tương ứng với nền kinh tế của nước công nghiệp, tuy chất lượng của chuyển cơ cấu chưa cao, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp còn chậm phát triển (năm 2000, nông nghiệp chiếm 6,6 GDP; công nghiệp chiếm tới 56,7% GDP và dịch vụ mới đạt 36,7% GDP). Tuy nhiên, công nghiệp phát triển còn dựa nhiều vào công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến với công nghệ cao còn chưa phát triển nhiều, làm ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh dài hạn của vùng. Trong nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ phát triển cao: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ba vùng này chiếm tới 58,46% GDP cả nước và nhờ đó tạo nên sức lan tỏa ra các vùng kinh tế khác trong nước. Khi xét tới những chuyển dịch cơ cấu ngành trên các tỉnh, có thể thấy một số ít các tỉnh đã “về đích sớm” trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa. Có 5 tỉnh và thành phố thuộc ba vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 đã có tỉ trọng nông nghiệp giảm xuống dưới 10% GDP. Chỉ 5 địa phương này đã đóng góp 40% GDP cả nước. Bảng 4. Cơ cấu ngành của các địa phương có chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, năm 2002 (%) GDP (giá hiện hành) Tổng GDP Tỉ trọng (%) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Cả nước (tỉ đồng) Hà Nội Quảng Ninh Đà Nẵng Bà Rịa – Vũng Tàu TP. Hồ Chí Minh Các tỉnh thành khác 398432,9 31512,8 5423,8 4946,9 41683,9 75862,0 239003,5 100,0 7,9 1,4 1,2 10,5 19,0 60,0 24,5 3,0 9,8 7,8 2,7 2,0 39,0 36,7 37,0 45,2 41,3 87,5 45,4 24,8 38,7 60,0 45,0 50,9 9,8 52,6 36,2 Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh năm 2000 và Việt Nam năm 2002, tr. 51. Số liệu về các mục tiêu phát triển của Việt Nam, Tổng cục Thống kê, 2003, tr 15-17. 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã góp phần quan trọng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu GDP có thể thấy khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng mặt khác cũng thấy vai trò đang tăng lên của kinh tế tư nhân và nhất là của khu vực có đầu tư nước ngoài. Bảng 5. Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (%) Các thành phần kinh tế 1995 2002 Kinh tế Nhà nước 37.5 38,4 Kinh tế tập thể 10.8 8,0 Kinh tế tư nhân 7.5 8,3 Kinh tế cá thể 37.6 31,6 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 6.6 13,7 Tổng cộng 100,0 100,0 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có liên quan đến việc tạo ra năng suất lao động ngày càng cao. Trước đổi mới, các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể chiếm tuyệt đối nguồn vốn và các điều kiện ưu đãi, nhưng hoạt động thiếu hiệu quả, do thiếu động lực kinh tế để phát triển, nhất là động lực khuyến khích vật chất. Trong khi đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa được tạo ra cơ chế thích hợp để phát triển. Một thực tế là khu vực kinh tế nhà nước, nhất là các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ phần quan trọng của các nguồn lực về đất đai, tài sản và vốn đầu tư, nhưng lại chỉ thu hút dưới 10% lao động và năng suất lao động không cao. Chỉ riêng các nông trường quốc doanh đang quản lí hơn 4 triệu ha đất đai nhưng của cải làm ra rất khiêm tốn. Trong khi đó, trên thực tế nhu cầu giải quyết việc làm, cải thiện đời sống rất cấp bách đòi hỏi có chính sách thỏa đáng để phát huy các nguồn năng lực còn tiềm tàng trong xã hội, khơi dậy mọi nguồn lực của dân tộc và thời đại. Từ khi đổi mới, tiến hành phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sự tham gia của khu vực tư nhân nói chung đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung đã làm chuyển đổi dần nhận thức về sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở nông thôn, với các doanh nghiệp nhỏ, và vừa và trong khu vực dịch vụ. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu là những vấn đề bức xúc đã được từng bước tháo gỡ. Chỉ riêng khu vực ngoài kinh tế nhà nước và hợp tác xã đã thu hút 90% lao động xã hội và làm ra trên 60% GDP đã phản ánh tính đúng đắn của chủ trương phát triển kinh tế ngoài nhà nước, bao gồm cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Một trong những chuyển biến nhận thức quan trọng nhất thời gian gần đây là việc thi hành Luật Doanh nghiệp từ năm 2000 và tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 9 (khóa IX) về nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế được tự do phát triển không hạn chế quy mô trong khuôn khổ pháp luật, các tổng công ti nhà nước cũng có thể được cổ phần hóa cả trong các ngành hàng quan trọng như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, vận tải biển, v.v… để kinh tế quốc gia phát triển thêm năng động. Đó là những bước đổi mới tư duy rất quan trọng, mở đường cho cơ cấu thành phần kinh tế thêm đa dạng. . VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng. kinh tế, hay là tái cấu trúc nền kinh tế (re- structuring). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên cả ba mặt: - Chuyển dịch cơ cấu theo ngành. - Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ. - Chuyển. kinh tế Việt Nam năm 2002 chỉ tương đương với cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực vào những năm 80 của thế kỉ trước. So với cơ cấu kinh tế của các nước này năm 2000, cơ cấu kinh tế nước ta còn

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan