Trái đất trong Hệ Mặt Trời và vũ trụ

4 809 2
Trái đất trong Hệ Mặt Trời và vũ trụ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI VÀ VŨ TRỤ 1. Vũ trụ Trong Vũ trụ vô cùng tận, Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất giống như hàng ngàn tỉ hệ khác rất phổ biến trong không gian rộng lớn. Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, Hệ Mặt trời lại là một bộ phận trong hệ lớn hơn là Hệ Ngân hà. Các thiên thể trong cả hai hệ chủ yếu chuyển động trong không gian theo chiều thuận thiên văn (tức ngược chiều kim đồng hồ) do sức hút từ một nhân trung tâm, có chu kì 180 triệu năm. Theo các nhà thiên văn học thì phần trung tâm đó là một đám sao dày có khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn so với khoảng cách của những ngôi sao khác ở phía ngoài. Tuy nhiên, trong Vũ trụ, Hệ Ngân hà của chúng ta không phải là duy nhất. Ngày nay, các nhà thiên văn học đã quan sát được hàng chục triệu Hệ Ngân hà tương tự. Tất cả được coi là thành phần của một Hệ Ngân hà lớn hơn trong Vũ trụ : Hệ siêu Ngân hà. Ngôi sao là các vật thể phổ biến nhất, có kích thước khác nhau được liên tục sinh ra và phát sáng do bị đốt cháy và tắt khi cạn nhiên liệu. - Từ mặt đất có thể thấy chừng 5000 ngôi sao bằng mắt thường. Người cổ đại phân nhóm các ngôi sao thành các vòm sao mang tên các vị thần linh. Là phương tiện hữu ích để định vị, định hướng. - Nhiệt độ của sao: tính trên bề mặt, khoảng 3500 o K đến 80000 o K có liên quan chặt chẽ với màu sắc. Sao nóng nhất màu xanh nước biển, sau đó màu trắng, vàng, da cam và đỏ. Màu sắc phần lớn các ngôi sao trong Ngân hà nằm trong sáu bậc quang phổ từ nóng nhất đến lạnh nhất kí hiệu B, A, F, G, K, và M. Mặt trời là một ngôi sao, sinh ra cách đây xấp xỉ 4,6 tỷ năm, có đường kính 1390000 km, khoảng cách trung bình đến Trái đất 149000000 km, có cấu tạo như sau: - Nhân: tập trung phần lớn khối lượng và là nơi tạo ra năng lượng được Mặt trời phát sáng, được nghiên cứu trên phương diện lý thuyết dựa trên nhận thức đã biết về khối lượng, khối lượng riêng, nhiệt độ bề mặt vùng cấu trúc, cũng như sự chuyển dịch các lớp không khí của nó, áp suất tại tâm đạt tới một tỷ lần áp suất khí quyển. - Quang cầu: là lớp từ đó năng lượng từ nhân trung tâm được giải phóng và cũng là nơi ánh sáng được phát đi. Nhiệt độ trung bình của quang cầu chừng 5800 o K, độ dày lớp này vào khoảng 1000 km và phân tích quang phổ quang cầu cho biết trong thành phần cấu tạo của lớp này có chừng trên sáu mươi nguyên tố khác nhau. - Sắc cầu: lớp trên quang cầu, mặt đáy là 5800 o K, đỉnh từ 10000 đến 20000 o K, chiều dày 500 - 1400 km, khối lượng riêng nhỏ, tạo bởi các đám mây hi-đrô, màu đỏ, nhìn rõ khi có nguyệt thực. - Tán Mặt trời: là lớp vỏ đẹp nhất được nhìn thấy khi nguyệt thực toàn phần, chiều dày 1,2 triệu km, thay đổi mãnh liệt khi vết đen hoạt động. Độ sáng tương đương với Mặt trăng, nhiệt độ 1,5 triệu độ K, không bức xạ nhiều nhiệt. 2. Hệ Mặt trời 2.1. Cấu tạo Hệ Mặt trời gồm: một thiên thể lớn ở trung tâm, đó là Mặt trời, xung quanh có các thiên thể nhỏ hơn: các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch và một lượng khí giữa các hành tinh. 2.2. Vận động chính - Vận động cùng Hệ Ngân hà trong Vũ trụ (27,35 ngày/vòng). - Vận động tịnh tiến trong Hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của Hệ Mặt trời, vận tốc là 230 km/s về phía sao chức nữ. 2.3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh - Hành tinh: là những khối vật chất rắn, hình cầu quay xung quanh Mặt trời. Có tám hành tinh chính: sao Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương. - Tiểu hành tinh: là những khối vật chất rắn không có hình dạng nhất định quay xung quanh Mặt trời cùng hướng với các hành tinh. Có khoảng 40000 tiểu hành tinh, phần lớn chuyển động trong khoảng không giữa sao Hoả và sao Mộc. - Vệ tinh: là những khối vật chất quay xung quanh một hành tinh. Hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh có quy luật chuyển động trong hệ Mặt trời như sau: + Quỹ đạo có hình Elip gần tròn. + Tất cả đều chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời theo chiều thuận thiên văn. + Trừ sao Thuỷ, các hành tinh khác đều tự quay quanh trục của mình cũng theo chiều thuận thiên văn. Các tiểu hành tinh có tâm sai (đến 0,83) và độ xích vĩ (42 độ) hơn hẳn các hành tinh. 2.4. Hai nhóm hành tinh - Kiểu Trái đất : sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất và sao Hoả Kích thước, khối lượng nhỏ nhưng tỷ trọng lớn. Không có khí quyển hoặc lớp khí quyển rất mỏng, khối lượng không đáng kể so với khối lượng của hành tinh. - Kiểu Mộc tinh: sao Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương chúng có kích thước, khối lượng lớn, tỷ trọng nhỏ, tự quay nhanh, độ dẹt lớn. 2.5. Thiên thạch và sao chổi - Sao chổi: là những khối vật chất nhẹ trong hệ Mặt Trời khi xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm, bao giờ cũng kéo theo một cái đuôi (dải ánh sáng dài) gần giống như một cái chổi. Sao chổi có hai bộ phận đầu là một khối sáng chói, đuôi là một đám mây hơi xoè dần về phía sau tạo thành một dải ánh sáng mờ. Đuôi sao chổi bao giờ cũng có hướng ngược chiều với hướng Mặt trời. Sao chổi càng tiến gần đến Mặt trời đuôi càng dài và càng hiện rõ. - Thiên thạch: là những khối vật chất rắn nhỏ bay trong khoảng không giữa các hành tinh. Khi đi vào lớp khí quyển của một hành tinh nào đó sẽ bị hút khiến tốc độ và ma sát tăng cao (40 - 60 km/s), phần lớn thiên thạch bốc cháy tạo thành sao băng hay sao đổi ngôi. Nếu không bốc cháy hết vì quá lớn, chúng rơi xuống tạo tiếng nổ lớn, tạo hố sâu, rộng (2200 tấn, vang xa hơn 1000 km). Thành phần cấu tạo gồm các nguyên tố có mặt trong bảng tuần hoàn Men-đê-leep nhưng chủ yếu là các kim loại (sắt và ni-ken) hay các loại đá. Bảng 1.1 Đặc điểm các hành tinh hệ Mặt trời Nhóm hành tinh Hành tinh Khoảng cách trung bình đến Mặt trời Khối lượng (so với Trái đất) Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục Thời gian chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời Số vệ tinh Kiểu Trái đất Thuỷ tinh 59,2 0,052 58 ngày 88,0 ngày 0 Kim tinh 108,0 0,82 243,2 ngày 224,70 ngày 0 Trái đất 149,6 1,00 23 h 56 ’ 365,25 ngày 1 Hoả tinh 214,0 0,11 24 h 37 ’ 686,98 ngày 2 Kiểu Mộc tinh Mộc tinh 776 318,0 8 h 50 ’ 164332,59 ngày 16 Thổ tinh 1420 95 10h 40 ’ 10759,21 ngày 19 Thiên Vương tinh 2859 15 17 h 15’ 30685,00 ngày 15 Hải Vương tinh 4484 17 15 h 8’ 60188,00 ngày 6 SÁCH THAM KHẢO - Nguyễn Ngọc Hiếu (chủ biên) và nnk – Địa lí tự nhiên đại cương 1 : Trái Đất và thạch quyển – NXBĐHSP - 2007 . TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI VÀ VŨ TRỤ 1. Vũ trụ Trong Vũ trụ vô cùng tận, Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất giống như hàng ngàn tỉ hệ khác rất phổ biến trong không gian rộng lớn. Trái. gian rộng lớn. Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, Hệ Mặt trời lại là một bộ phận trong hệ lớn hơn là Hệ Ngân hà. Các thiên thể trong cả hai hệ chủ yếu chuyển động trong không gian theo. thạch và một lượng khí giữa các hành tinh. 2.2. Vận động chính - Vận động cùng Hệ Ngân hà trong Vũ trụ (27,35 ngày/vòng). - Vận động tịnh tiến trong Hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của Hệ Mặt trời,

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI VÀ VŨ TRỤ

  • 1. Vũ trụ

  • 2. Hệ Mặt trời

    • 2.1. Cấu tạo

    • 2.2. Vận động chính

    • 2.3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh

    • 2.4. Hai nhóm hành tinh

    • 2.5. Thiên thạch và sao chổi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan