Thăng Long Hà Nội nghàn năm văn hiến và anh hùng

7 308 0
Thăng Long Hà Nội nghàn năm văn hiến và anh hùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? Trả lời: Được thế rồng cuộn hổ ngồi. Năm 1010, nghĩa là ngay sau khi Ngoạ Triều vừa mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi báu, đó là Lý Thái Tổ, vị vua khai sinh ra triều Lý (1010 - 1225). Công việc đầu tiên của Lý Thái Tổ là dời đô. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 2 a-b và tờ 3-a) chép rằng: “Vua thấy Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng: “Ngày xưa, nhà Thương (Trung Quốc) tính đến đời Bàn Canh là năm lần dời đô, nhà Chu (Trung Quốc) tính đến Thành Vương là ba lần dời đô; há phải các vua đời tam đại ấy (tam đại gồm Hạ, Thương và Chu) theo ý riêng mà tự dời đô, không tính toán gì đâu. Làm thế chẳng qua cũng cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo dân, xem có chỗ tiện thì dời đô, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ của các nhà Thương, Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất lấy làm đau đớn, không thể không dời đô. Huống chi Đại La là thành cũ của Cao Vương (chỉ Cao Biền) ở giữa trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi, chính giữa đông tây nam bắc, tiện núi sông sau trước, rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân không khổ về ngập lụt tối tăm, muôn vật tốt tươi phồn thịnh. Xem khắp nước Việt ta, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của tứ phương, đúng là đất đóng đô mãi mãi đến muôn đời. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào ?”. Bầy tôi đều nói “Bệ hạ vì thiên hạ mà lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, ai dám không theo ?”. Vua nghe vậy cả mừng. Câu 2: Tòa nhà cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào? Trả lời: Thành cổ Hà Nội. Năm 1010, sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long. Thực hiện Chiếu chỉ của triều đình, nhân dân Thăng Long đã tham gia đắp đất, xây thành. Ngay từ đầu, thành Thăng Long được chia thành hai phần: Hoàng thành và Kinh thành, trong đó Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành-là nơi Vua ở và làm việc của Triều đình. Trong Hoàng thành lại ngăn thành một nơi gọi là Cấm thành, có tường xây kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt, thời Lý gọi là Long thành, thời Trần gọi là Long Phượng thành. 1 Câu 3: Ngôi "Làng hai Vua" ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì? Trả lời: Đường Lâm LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM – ĐẤT 2 VUA Nằm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây, làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) với kiến trúc đường làng đặc trưng hình xương cá cùng những vòm cổng, những bức tường đá ong già nua, vàng khé lên trong các buổi chiều vừa trở thành di tích quốc gia - làng cổ duy nhất trong cả nước. Câu 4: Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào? Trả lời: Núi Nùng. Dạo xem phong cảnh Long Thành Đủ mùi đường phố, đủ vành núi sông Nhị Hà quanh bắc sang đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này Nùng sơn, Long đỗ đây đây Tam sơn núi đất cao tầy khán sơn (Dạo xem phong cảnh Long Thành) Vậy núi Nùng ở ngay trong thành cổ Hà Nội. Đại Nam nhất thống chí của nhà Nguyễn, tập II, trong mục Núi, sông, có chép: “Núi Nùng ở trong thành, có tên nữa là núi Long Đỗ. Lý Thái Tổ đóng kinh đô, dựng chính điện ở trên núi, đời Lê gọi là điện Kính thiên, bản triều (Nguyễn) đặt làm hành cung, vẫn gọi theo tên cũ, năm Thiệu Trị thứ ba, đổi gọi là điện Long Thiên, điện Đình ở núi Nùng, có xây bệ cao chín bậc, tả hữu có hai con rồng, dài hơn một trượng, chế từ đời Lý. Câu 5: Những công trình nào trong "Tứ đại khí" nước Đại Việt thời Lý - Trần đã được tạo tác ở Thăng Long? Trả lời: Tháp Báo Thiên Tháp Báo Thiên gọi theo tên chùa ở phía tây hồ Lục Thuỷ ( hồ Hoàn Kiếm). Nhẽ ra là tháp Phật như một số tháp đương thời ở các chùa Phật Tích, Tường Long, Chương Sơn nhưng tháp Báo Thiên xây ngay trên đất bằng ở giữa kinh thành, có 2 số tầng chẵn (12 hoặc 30?) và nhất là ở cái tên Đại Thắng Tư Thiên khẳng định ý nghĩa báo cáo trời chiến công lớn lao của dân tộc, cao những vài mươi trượng tất cả biểu thị đây là công trình kiến trúc của nhà nước mang tính chất đài kỷ niệm chiến thắng như một thứ Khải hoàn môn. Câu 6: Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, di sản nào là của thời Lê? Trả lời: Bia Tiến Sỹ Bia tiến sĩ Văn Miếu - 'pho sử đá' được vinh danh Gọi 82 tấm bia tiến sĩ là "những trang sử bằng đá", nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc cho rằng, với việc được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới, báu vật lịch sử của VN sẽ được biết đến rộng rãi hơn. Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào chiều 9/3. Đây là Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam, sau Mộc bản triều Nguyễn. Câu 7: Trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào? Trả lời: Có tầng văn hóa khảo cổ học đầy và rộng nhất Nơi hội tụ dấu tích nghìn năm văn hiến Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội là di tích có bề dày lịch sử, trải dài hơn 10 thế kỷ, kể từ thành Đại La tiền Thăng Long và nhất là từ thời vua Lý Thái Tổ (thế kỷ thứ X) đến thời đại Hồ Chí Minh. Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội có diện tích 18.395 m2, bao gồm Khu di tích Thành cổ Hà Nội và di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (phường Điện Biên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình). Câu 8: Ngày 10- 10 - 1954, đại quân ta tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào? b.Ô Cầu Giấy. Còn có 1 tên gọi khác nữa là ô Thanh Bảo. Nay ở quãng bến xe ô tô Kim Mã (chỗ phố Sơn Tây nối với phố Nguyễn Thái Học) chứ không phải ở chỗ cây Cầu Giấy bây giờ. Cánh quân tiến vào giải phóng thủ đô của ta từ hướng Tây ngày 10-10-1954 xuất phát từ địa điểm tập kết “Quần Ngựa” (nay là sân vận động Quần Ngựa) diễu binh qua Kim Mã , Hàng Đẫy (là tên cũ của phố Nguyễn Thái Học). Cửa Nam… vào trung tâm thành phố. 3 c.Ô Cầu Dền. Vị trí cửa ô này nay ở chỗ phố Huế nối với phố Bạch Mai. Ngày 10-10-1954 cánh quân phía Nam (bộ binh) tiến vào giải phóng thủ đô của ta xuất phát từ địa điểm tập kết “Việt Nam học xá” (nay là Phường Bách Khoa) tiến qua Bạch Mai, sang phố Huế, qua Hồ Gươm, vòng lại tiếp quản khu “ Đồn Thủy” (các bệnh viện 108 và “Hữu Nghị”), khu Đấu Xảo (Cung văn hóa Hữu Nghị) bây giờ. Trả lời: Ô Cầu giấy. Theo bản đồ Hà Nội năm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngăn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn. Người Hà Nội từ giữa thế kỷ XX trở đi đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những cửa ô đó là: Tây Luông (sau Nhà hát Lớn), Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê), ông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè), Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc), Trừng Thanh (Hàng Mắm), Phúc Lâm (Hàng ậu), Thạch Khối (Hàng Than), Yên Tỉnh (dốc Hàng Than), Nhân Hoà (Hàn Thuyên) chỉ còn được biết mang máng như những hoài niệm đẹp. Những cái tên còn được nhiều người biết đến ngày nay là những cửa ô Yên Phụ, ổng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, ống Mác, Cầu Giấy và cửa ô còn lại cái cổng duy nhất: Ô Quan Chưởng. Câu 9: Năm 1966, từ địa điểm nào của Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã phát biểu lời khẳng định chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"? Trả lời. Phủ Chủ tịch Sáng ngày 17/7/1966, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phát trên sóng đài tiếng nói Việt Nam. Lời kêu gọi ngày 17/7/1966 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể xem đây là một tài liệu gốc theo ngôn ngữ Bảo tàng, nhưng cũng có thể xem đây là một tác phẩm ở góc độ nội dung và ý nghĩa của văn kiện này. Câu 10: Trận "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mỹ vào Thủ đô, đã diễn ra vào năm nào? Trả lời: Năm 1972. Vào một chiều cuối thu, tôi tới thăm Trung tướng - Anh hùng tên lửa Nguyễn Văn Phiệt, người làm nên trận đánh huyền thoại của Bộ đội Tên lửa Việt Nam vào 4 đêm 21/12/1972 trong Chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội. Câu 11: Cùng với biểu tượng này (kèm ảnh biểu tượng "Vòng người nắm tay nhảy múa"), vào năm 1999, vì đã có thành tích là thành phố tiêu biểu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quản lý đô thị, bình đẳng cộng đồng, gìn giữ môi trường, thúc đẩy văn hóa giáo dục, đặc biệt là chăm lo cho công dân và thế hệ trẻ, Hà Nội đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu nào? Trả lời: Thành phố vì hòa bình Cách đây tròn 10 năm, ngày 16/7/1999, tại La Paz, thủ đô Bolivia, UNESCO đã trao "Giải thưởng UNESCO-Thành phố vì Hòa bình" năm 1999 cho 5 thành phố thuộc 5 châu lục trên thế giới. Thủ đô Hà Nội là thành phố duy nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dương vinh dự nhận phần thưởng cao quý này. Đây là danh hiệu được bạn bè quốc tế tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của Hà Nội trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra về bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ. 5 Câu 12: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào dịp nào? Trả lời: Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu " Thủ đô anh hùng" vào dịp Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. 64 năm trước, Hà Nội được Chủ tịch Hồ Chí Minh và quốc dân đồng bào chọn làm Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… 55 năm trước, Thủ đô Hà Nội được giải phóng từ sự chiếm đóng của thực dân Pháp… Phần II: Câu hỏi tự luận Cảm nghĩ của tôi về những câu mở đầu trong bài hát Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây/Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…” Hà Nội, mảnh đất nghìn năm văn hiến, với bích đào Nhật Tân, chợ hoa Hàng Lược, với hương hoa sữa nồng nàn, với quán cóc liêu xiêu đã trở thành niềm tự hào của biết bao người con yêu Hà Nội. Có lẽ vì thế mà từ lâu Hà Nội luôn là nguồn cảm xúc bất tận trong thơ ca, nhạc họa, phim ảnh… “Người Hà Nội” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi là một trong số những bài hát hay viết về Hà Nội những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, ác liệt. Đã hơn 50 năm kể từ khi ra đời nhưng bài hát Người Hà Nội vẫn luôn có chỗ đứng vững chãi và sức truyền cảm lớn lao tới nhiều thế hệ người con Hà Nội và những người dành tình cảm yêu mến thiết tha cho Hà Nội. Nguyễn Đình Thi sáng tác Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động (ngày 19/ 12/ 1946). Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng. Tại Thủ đô Hà Nội, chiến lũy được dựng lên ở nhiều đường phố và những đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc quyết sinh. Cả thủ đô ngập trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó mà như người họa sĩ phác họa một gam màu thật tươi sáng về Thủ đô ngàn năm văn vật: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà. Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội mến yêu…”. Nét nhạc ở phần đầu dàn trải thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh thiêng, thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đô từng mang trong quá khứ. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm lý, cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành tráng của Thủ đô lửa máu: “ Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. Hà Nội hồng ầm ầm rung. Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo! Hà Nội vùng đứng lên!”. Sau chuỗi âm thanh “Hà Nội mến yêu” kết thúc đoạn trổ như vừa nói gieo vào lòng người tình cảm tha thiết sắt son là 1 quãng 6 được tác giả tạo dựng khá đột ngột theo hướng vút lên: “Hà Nội cháy”. Và âm 6 thanh “cháy” lại được ngân dài diễn tả cuộc chiến đấu đã bắt đầu, giờ quyết liệt đã điểm. Xin tạm thời quên đi những êm đềm, hào hoa của Hà Nội vui tươi vàng son, với những “nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bong Tháp Rùa thân mật êm ấm lòng”, những “tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền” và những “bồi hồi chàng trai, những đôi mắt nào…” để bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ theo hiệu triệu của vị cha già dân tộc. Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự do, không tuân thủ một khuôn mẫu, kiểu, dạng nào trong những khúc thức quen thuộc thường quy định cho thể ca khúc. Có thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn Cao. Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộng, tiếp theo là khói lửa chiến đấu, rồi kết thúc là chiến thắng ca khúc khải hoàn. Tất nhiên cái lô gíc đó là hoàn toàn hợp lý. Và trên đại thể, tác giả Người Hà Nội cũng tuân thủ. Nhưng ông cũng rất sáng tạo khi cho đan xen trong bài hát của mình những cảnh của quá khứ và hiện tại, những chi tiết hình ảnh của Thủ đô yên vui và chiến tranh khói lửa. Xử lý này đã đem đến cho người nghe những xúc cảm phong phú, đa chiều… Tác giả sáng tác bài hát này vào lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạn thay, ông đã hình dung tới một Hà Nội chiến thắng không xa. Và khúc khải hoàn của Nguyễn Đình Thi trong bài này không phải là một kết cục bình thường như mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật là đôi mắt sáng và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười - nụ cười của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Và khép lại một bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười - tiếng cười của ngày về chiến thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế của Thủ đô Hà Nội - cũng đồng thời là cả dân tộc Việt Nam . Từ khi ra đời đến nay, Người Hà Nội luôn phát huy tác dụng ở mọi thời điểm lịch sử. Đó là một trong những tác phẩm âm nhạc có giá trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc điểm của Hà Nội,của người Thủ đô đã được biểu hiện hài hòa nhuần nhuyễn trong bài hát. Các thế hệ người Việt Nam sau này có thể có nhiều người không biết đến cái tên Nguyễn Đình Thi, nhưng chắc chắn ai cũng biết và ưa thích Người Hà Nội. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người sáng tác mà không niềm vinh quang nào có thể thay thế. Cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi đã tặng cho Hà Nội một món quà tinh thần vô giá để mỗi người dân thêm hiểu, tự hào và yêu mến mảnh đất ngàn năm văn vật…“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội mến yêu…” Những lời hát hào hùng, thiết tha ấy sẽ còn vang vọng mãi trong tim mỗi chúng ta… 7 . nhân dân Thăng Long đã tham gia đắp đất, xây thành. Ngay từ đầu, thành Thăng Long được chia thành hai phần: Hoàng thành và Kinh thành, trong đó Hoàng thành nằm trong lòng Kinh thành-là nơi Vua ở và. thành Thăng Long có những giá trị nổi bật toàn cầu nào? Trả lời: Có tầng văn hóa khảo cổ học đầy và rộng nhất Nơi hội tụ dấu tích nghìn năm văn hiến Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội. tìm hiểu " ;Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng& quot; Câu 1: Trong bài "Chiếu dời đô", Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long? Trả lời:

Ngày đăng: 06/07/2014, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan