Đau lòng con tự kỷ không được đến trường pot

6 203 0
Đau lòng con tự kỷ không được đến trường pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đau lòng con tự kỷ không được đến trường “Nếu như tất cả các trường đều không nhận con cháu vào thì con cháu sẽ như thế nào?”, chị Lan (Hà Nội) nghẹn ngào nói mà dòng nước mắt cứ chực trào ra, thất thểu quay ra cổng trường. Con gái chị mắc chứng tự kỷ, 13 tuổi mới học lớp 4 mà đã chuyển trường đến 3 lần. Câu chuyện xin đi học trên được chị Lan chia sẻ trong buổi hội thảo Ước mơ đến trường của câu lạc bộ cha mẹ có trẻ tự kỷ Hà Nội, diễn ra vào cuối tuần trước. Khi cháu được 18 tháng tuổi, chị Lan đã thấy con không bình thường. Tuy nhiên, lúc đó thông tin về chứng tự kỷ còn rất ít, cả bác sĩ và ông bà cháu đều chỉ bảo cháu chậm nói một chút. Cháu không biết nói, thu mình lại và không hợp tác với ai. 4 tuổi, cháu cũng được đi học mẫu giáo, rồi vào lớp 1. Cháu rất thích đến trường mặc dù không nói ra. Sáng dậy gọi “Con ơi, dậy đi học”, cháu cũng biết thứ hai phải mặc đồng phục… "Nhưng không phải trường nào cũng nhận cháu vào, vì cho rằng cháu bị thiểu năng trí tuệ, không có khả năng học tập, thực sự vất đi. Rồi sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của trường, sợ bị các phụ huynh khác phàn nàn…", chị Lan tâm sự. Mỗi lần như thế chị đều cảm thấy mệt mỏi, muốn buông xuôi tất cả, nhưng nghĩ đến những lúc nghe con bi bô kể về một vài bạn trong lớp, chị lại thấy ấm lòng, lại cố gắng, hết lần này đến lần khác. Từ khi đi học tiểu học đến giờ cháu đã chuyển trường 3 lần và tất cả đều là trường dân lập. Ngôi trường mà cháu đang học cũng là do mối quen biết nên mới được nhận vào với nhiều điều kiện khắt khe kèm theo. Xin cho con được đi học rồi, nhưng những rào cản đối với trẻ tự kỷ cũng chưa hết. Chị Lan đã nhiều lần âm thầm khóc, mỗi lần nghe cô giáo phàn nàn: "Em không thể chịu đựng được con chị nữa rồi", hay bọn trẻ nói: "Con này bị dở hơi", hay "Bác ơi hôm nay chị ấy dở hơi lắm, giống một con điên cứ tự nhiên hát giữa lớp". "Tôi ước gì cô giáo hiểu, thông cảm hơn với con tôi, quan tâm đến cháu một chút và nhắc các em trong lớp rằng, bạn bị như thế này, thế kia. Các con phải cố gắng giúp bạn, không được trêu chọc bạn’", chị Lan thở dài nói. Giống như chị Thanh, chị Hoa có cậu con trai 4 tuổi mắc chứng tự kỷ. 20 tháng tuổi, thấy con chậm nói chị mới cho đến nhà trẻ để học. Nhiều lần đến sớm đón con, chị thấy con không tham gia bất kỳ hoạt động nào của lớp. Trong khi các bạn khác ngồi quây quần xung quanh nghe cô giáo kể chuyện rất say sưa thì cháu lại tha thẩn chơi một mình ở góc nào đó. Hơn 2 tuổi thì chị biết cháu mắc chứng tự kỷ. "Thấy con cái lớn lên từng ngày đó là niềm vui của cha mẹ. Nhưng tôi lại thấy sợ khi con lớn. Tôi biết nhiều cha mẹ đã rất vất vả khi xin cho con đi học, ngay cả ở cấp mầm non. Tôi không có mong ước gì con học giỏi, mà chỉ hy vọng con thấy các bạn xếp hàng, thấy các bạn ngồi thì cũng làm theo", chị Hoa tâm sự. Tiến sĩ Lê Văn Tạc, Viện Khoa học và Giáo dục Việt Nam cũng phải thừa nhận một thực tế là có nhiều trường học không nhận trẻ tự kỷ. "Mặc dù đã có quy định từ năm 2006, các cơ sở giáo dục có nhiệm vụ tiếp nhận người khuyết tật đến học (trong đó có trẻ tự kỷ) nhưng thực tế việc này chưa được tuân thủ", tiến sĩ Tạc nói. Lý do mà nhiều trường đưa ra là không đủ giáo viên, không có cơ sở vật chất, nhưng chủ yếu là sợ ảnh hưởng đến việc học tập của những học sinh khác. Tuy nhiên theo ông Tạc, điều này không hoàn toàn đúng. Giáo dục hòa nhập tức là cho trẻ có khuyết đặc biệt được học cùng với những trẻ bình thường. Điều này tốt cho cả hai đối tượng trẻ bình thường và trẻ khuyết tật. Với những trẻ bình thường, khi trong lớp có trẻ khuyết tật sẽ giúp các bé hiểu về thực tế cuộc sống, rằng có những đứa trẻ thiệt thòi hơn mình rất nhiều. Từ đó giúp nảy sinh lòng trắc ẩn, nền tảng của sự yêu thương. Trẻ sẽ học được cách giúp đỡ, biết yêu thương người khác. Với những trẻ tự kỷ, khi được học chung cùng những trẻ bình thường khác, các em sẽ học được cách giao tiếp từ những người bạn của mình. Hơn nữa trong một môi trường bình thường, trẻ tự kỷ sẽ phải nỗ lực vươn lên rất nhiều để theo đuổi mục tiêu chung như những trẻ khác. "Tuy nhiên hầu hết các trường mầm non và tiểu học chưa có giáo viên giáo dục hòa nhập hoặc chưa có chương trình tập huấn về trẻ khuyết tật cho đội ngũ giáo viên. Vì thế dù có nhận vào cũng không biết cách dạy trẻ", ông Tạc nói. Vì thế trong chiến lược giáo dục thời gian tới, giáo viên chủ nhiệm sẽ được bồi dưỡng thêm về cách giáo dục trẻ khuyết tật. Ngoài ra mỗi lớp có trẻ khuyết tật cũng cần phải có thêm một giáo viên hỗ trợ nữa là một người được đào tạo sâu có kỹ năng tốt hơn. Ông cũng nhấn mạnh trẻ tự kỷ thường có khó khăn về mặt giao tiếp xã hội, chứ không phải là không có khả năng học tập. Tuy nhiên cần phải có phương pháp giáo dục riêng. Đôi khi chỉ cần một lời động viên, khích lệ kịp thời từ giáo viên hay bạn bè, trẻ có thể vượt qua được rảo cản đó, thoát khỏi "nhà tù" của chính mình. . Đau lòng con tự kỷ không được đến trường “Nếu như tất cả các trường đều không nhận con cháu vào thì con cháu sẽ như thế nào?”, chị Lan (Hà Nội). quay ra cổng trường. Con gái chị mắc chứng tự kỷ, 13 tuổi mới học lớp 4 mà đã chuyển trường đến 3 lần. Câu chuyện xin đi học trên được chị Lan chia sẻ trong buổi hội thảo Ước mơ đến trường của. bộ cha mẹ có trẻ tự kỷ Hà Nội, diễn ra vào cuối tuần trước. Khi cháu được 18 tháng tuổi, chị Lan đã thấy con không bình thường. Tuy nhiên, lúc đó thông tin về chứng tự kỷ còn rất ít, cả

Ngày đăng: 06/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan