Giúp con đối phó khi bị bắt nạt pot

5 487 0
Giúp con đối phó khi bị bắt nạt pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp con đối phó khi bị bắt nạt Đang bán hàng, thấy con trai chạy ra mếu máo "Anh Béo lại đánh con", chị Dung mắng nó là đồ vô tích sự rồi hứa sẽ trừng trị "thằng kia". Hằng ngày phải tất bật với công việc buôn bán ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội, chị Dung phát bực khi thấy cậu con trai hơi tí lại khóc mếu vì bị bạn bè trong khu phố bắt nạt. Có lần, chị rình tóm được cu Béo, kẻ cầm đầu, cho nó mấy cái bạt tai rồi dọa dẫm: "Liệu thần hồn đấy. Mày mà còn đụng đến nó nữa thì chết với tao". Nhưng sau đó, cậu con chị chẳng những vẫn phải chịu đòn mà còn bị đám trẻ cùng khu tẩy chay, không cho chơi cùng. Nó đi học về chỉ biết ở nhà xem TV và co rúm người lại mỗi khi mẹ mắng. Còn chị Trang ở Kim Mã, Hà Nội gần đây cũng đau đầu về việc cô con gái bị nhóm đầu gấu ở trường dọa dẫm. Bé Mi 10 tuổi, khá xinh, ngoan, học giỏi nhưng lại ít chơi với các bạn trong lớp. Mấy tháng trước, chị thấy kết quả học tập của con sa sút hẳn. Mi còn hay xin tiền mẹ để mua sách vở, dụng cụ học tập bị mất, trong khi nó vốn là đứa rất cẩn thận. Thấy lạ, chị để ý và gặng hỏi mới biết trong trường con có một nhóm "anh chị" lớp 7 gồm 5 đứa con gái, thường "xin đểu" hay gây sự với các em bé hơn. Và Mi là một nạn nhân. "Các chị ấy dọa nếu con nói với ai hoặc không chịu ‘cống nạp’ thì sẽ bị ăn đòn", Mi thút thít nói với mẹ. Vừa thương con, vừa bực, chị Trang tìm đến gặp cô giáo chủ nhiệm của Mi, nhưng càng thất vọng khi biết, ban giám hiệu cũng "bó tay" với nhóm học sinh này. Chị đang phân vân không biết có nên chuyển trường cho con. Theo Phó giáo sư Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý giáo dục và tâm lý trẻ em, Đại học Quốc Gia Hà Nội, trẻ bị bắt nạt, tùy mức độ và thời gian, sẽ hay lo lắng, sợ hãi, kết quả học tập sút kém. Các cháu sẽ ngày càng nhút nhát và hay nghĩ sai về người khác, có khi còn ngấm ngầm tìm cách trả thù và khi trưởng thành sẽ kém thích nghi với môi trường sống. Có ba kiểu bắt nạt thường gặp ở trẻ là: Bằng hành động (cắn, đá, xô đẩy, chèn, nhổ nước bọt), bằng lời nói ("gán" biệt hiệu, đe doạ, chế nhạo, chòng ghẹo, đồn đại, và vu khống), bằng cách tẩy chay. Phó giáo sư Khanh cho rằng, khi biết con bị "khủng bố", trước hết, bố mẹ nên chú ý lắng nghe, chớ phê phán con cũng như "thủ phạm", đồng thời khơi gợi để trẻ kể tường tận sự việc. Sau đó, tùy từng tình huống mà phụ huynh có cách ứng xử cho thích hợp, chẳng hạn: Gặp "đối tượng" để cảnh báo, bình tĩnh trao đổi với phụ huynh trẻ gây rối hay kết hợp với thày cô giáo ở trường để giải quyết vấn đề đến cùng. "Điều cần nhất, bạn phải dạy cho con kỹ năng ứng xử để cháu biết tự bảo vệ mình ở các tình huống khác nhau", tiến sĩ Khanh nói. Tất nhiên, đừng xúi con tấn công lại ngay cũng như cam chịu cung phụng cho kẻ đàn áp mình. Ông Khanh cũng khẳng định, ngay từ lúc con nhỏ, bố mẹ nên giáo dục cho trẻ đức tính tự lập, tự tin, đồng thời phát triển kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng. Phụ huynh cũng đừng đợi đến lúc con bị bắt nạt mới dạy trẻ về cách đối phó với kẻ hung bạo. Chẳng hạn, bạn có thể hướng dẫn con, khi bị cà khịa, cần tỏ ra bình tĩnh, nhìn thẳng và hỏi lại đối tượng: "Tại sao cậu lại đánh / đẩy / nói với tớ như vậy?". Câu nói này giúp tạm dừng hành vi của đối tượng, cho trẻ cơ hội để giải thích và làm dịu bầu không khí căng thẳng. Nếu sau đó, vẫn bị tấn công, trẻ có thể tùy từng tình huống mà lựa chọn cách xử sự như: Nhờ người lớn ở gần đó can thiệp giúp, tự vệ, lảng tránh, nói lại bằng giọng cứng rắn hoặc có thể tạm thời chấp nhận yêu cầu nếu không quá đáng. Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề theo các bước, từ tìm hiểu bản chất sự việc (Tại sao mình lại bị đánh / dọa nạt) đến tìm ra các giải pháp tháo gỡ và chọn cách tốt nhất đến thực hiện nó. Điều này sẽ giúp các em biết tự tin khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. . Giúp con đối phó khi bị bắt nạt Đang bán hàng, thấy con trai chạy ra mếu máo "Anh Béo lại đánh con& quot;, chị Dung mắng nó là đồ vô tích sự. đừng đợi đến lúc con bị bắt nạt mới dạy trẻ về cách đối phó với kẻ hung bạo. Chẳng hạn, bạn có thể hướng dẫn con, khi bị cà khịa, cần tỏ ra bình tĩnh, nhìn thẳng và hỏi lại đối tượng: "Tại. không biết có nên chuyển trường cho con. Theo Phó giáo sư Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý giáo dục và tâm lý trẻ em, Đại học Quốc Gia Hà Nội, trẻ bị bắt nạt, tùy mức độ và thời gian, sẽ

Ngày đăng: 06/07/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan