Y học cổ truyền trị nhiễm khuẩn tiết niệu pdf

3 384 0
Y học cổ truyền trị nhiễm khuẩn tiết niệu pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y học cổ truyền trị nhiễm khuẩn tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu là một danh từ chung chỉ chứng viêm nhiễm đường tiết niệu: bể thận, niệu đạo, bàng quang Bệnh ít khu trú ở một bộ phận nào, tuy nhiên tùy theo vị trí tổn thương nặng hơn mà có bệnh riêng như viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo Đặc trưng chủ yếu của bệnh là sự tăng số lượng bạch cầu đa nhân và vi khuẩn trong nước tiểu một cách khác thường. Nguyên nhân bệnh Vi khuẩn chủ yếu là vi khuẩn đường ruột, nhiều nhất là do E.coli. Proteus, cầu khuẩn đường ruột Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng lâm và nguyên nhân chủ yếu là do thấp nhiệt uất kết tại bàng quang. Triệu chứng lâm sàng Tùy theo tuổi và cơ địa mà triệu chứng lâm sàng khác nhau, có thể triệu chứng không rõ ràng, cũng có thể triệu chứng rầm rộ, biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân. - Trẻ sơ sinh: sốt, hoặc thân nhiệt giảm, kém ăn, chậm tăng cân, vàng da, có thể có các biểu hiện nhiễm khuẩn huyết. - Trẻ bú mẹ: sốt, nôn, tiêu chảy, lười ăn bỏ bú. - Trẻ lớn và người lớn: có các triệu chứng điển hình như sốt, rét run, đau bụng hoặc đau vùng sườn lưng, đái buốt đái rắt hoặc đái dầm Xét nghiệm nước tiểu có giá trị xác định chẩn đoán (phải lấy nước tiểu giữa dòng). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn niệu (+). Kết quả soi tươi bạch cầu trong nước tiểu (++), (+++). Sau đây xin giới thiệu các thể nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp và bài thuốc chữa trị Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp thường gặp các thể sau: - Thể can đởm uất nhiệt: Triệu chứng: Lúc sốt nóng lúc sốt rét, ăn kém miệng đắng, nôn, bứt rứt, ngực sườn đau tức, rêu lưỡi vàng trắng, mạch huyền sác. Bài thuốc: Long đởm thảo 2-6g, sơn chi 3-16g, hoàng cầm 3g, sài hồ 3g, sinh địa 12g, trạch tả 12g, xa tiền tử 12g, mộc thông 6g, cam thảo 2-4g. Sắc uống ngày 1 thang. - Thể trường vị thực nhiệt: Triệu chứng: sốt cao liên tục, ra mồ hôi, miệng hôi khát nước uống nhiều, bụng đau táo bón, tiểu ít đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hồng sác. Phép trị: Thanh nhiệt lợi niệu thông lâm. Bài thuốc: Sinh địa 12-20g, hoàng liên 2-4g, hoàng bá 12g, đại hoàng 2-4g (cho sau), mộc thông 6g, cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang. - Thể bàng quang thấp nhiệt: Triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu gấp và đau, bụng dưới và lưng đau, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc trắng nhớt, mạch nhu sác. Bài thuốc: Biển súc 12g, cù mạch 12g, chi tử 12g, ngân hoa 12g, liên kiều 12g, ô dược 12g, mộc thông 6g, xa tiền tử 20g, hoạt thạch 20g, cam thảo 40g, tiểu đau nhiều gia hổ phách 3-4g, đại hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn thường gặp các thể sau: - Thể thận âm bất túc kiêm thấp nhiệt: Triệu chứng: sốt nhẹ, váng đầu, đau lưng, ra mồ hôi trộm, môi họng khô, lưỡi đỏ không hoặc ít rêu, mạch huyền tế sác. Bài thuốc: Ngân hoa 12g, liên kiều 12g, thạch hộc 12g, đơn bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g, sơn dược 12g, tri mẫu 12g, sinh địa 20g, hoàng bá 8g, sắc uống trong ngày. - Thể tỳ thận lưỡng hư: Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng trên bệnh nhân còn bị phù mặt chân tay, ăn kém bụng đầy, đại tiện lỏng, người mệt mỏi. Lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực. Bài thuốc: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cẩu tích 12g, trạch tả 12, cam thảo 4g, mộc hương 4g, trần bì 6g, sắc uống trong ngày. Một số bài thuốc kinh nghiệm: - Bài 1: Hải kim sa 30g, xa tiền thảo 30g, bồ công anh 30g, rau má 30g, sắc uống. - Bài 2: Thạch vĩ 30g, xa tiền thảo 30g, bạch mao căn 30g, sắc uống thay nước chè. - Bài 3: Kim tiền thảo 30g, kim ngân hoa 30g, xa tiền thảo 30g, sắc uống ngày 1 thang. Chế độ chăm sóc ăn uống Lúc sốt và có nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân, bệnh nhân phải được nghỉ ngơi tại giường, chăm sóc theo dõi chu đáo để kịp thời xử trí các biến chứng. Cho ăn lỏng, tùy theo tình hình bệnh nhưng cần đủ chất dinh dưỡng và vitamin, chú ý cho bệnh nhân uống đủ nước nhất là trẻ nhỏ. Phòng bệnh: Chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và những người trong gia đình. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trẻ mắc dị tật tiết niệu. Điều trị tích cực các bệnh viêm âm đạo, viêm cửa mình ở bé gái, hẹp bao quy đầu ở bé trai, tiêu chảy, viêm phổi . Y học cổ truyền trị nhiễm khuẩn tiết niệu Nhiễm khuẩn tiết niệu là một danh từ chung chỉ chứng viêm nhiễm đường tiết niệu: bể thận, niệu đạo, bàng quang Bệnh ít. Nguyên nhân bệnh Vi khuẩn chủ y u là vi khuẩn đường ruột, nhiều nhất là do E.coli. Proteus, cầu khuẩn đường ruột Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng lâm và nguyên nhân chủ y u. giá trị xác định chẩn đoán (phải l y nước tiểu giữa dòng). Kết quả nuôi c y vi khuẩn niệu (+). Kết quả soi tươi bạch cầu trong nước tiểu (++), (+++). Sau đ y xin giới thiệu các thể nhiễm khuẩn

Ngày đăng: 06/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan