Báo cáo về loại gấu ở Việt Nam ppt

18 2.8K 19
Báo cáo về loại gấu ở Việt Nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO VỀ LOÀI GẤU VIỆT NAM NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO 1. Đặc điểm, phân bố và hiện trạng của một số loài gấu ở Việt Nam và trên thế giới 2. Vấn đề nuôi nhốt gấu và sự thật về vấn đề nuôi nhốt gấu. 3. Quản lý nuôi nhốt gấu của các cơ quan chức năng. 4. Hãy bảo vệ loài gấu. Phân loại khoa học giới: - Giới: Animalia - Ngành: Chordata - Lớp: Mammalia - Bộ: Carnivora - Họ: Ursidae Phần 1: ĐẶC ĐIỂM, PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG MỘT SỐ LOÀI GẤU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1. Gấu ngựa Selenarctos thibetanus (Cuvier). Đặc điểm nhận biết:Gấu ngựa có bộ lông dày, dài, thô, cứng,màu đen tuyền. Lông mõm ngắn, mịn, màu xám nhạt. Bên cổ có bờm lông.Dưới cổ có yếm trắng hình chữ V.Cơ thể nặng 150 kg. Đặc điểm sinh thái và tập tính:Gấu ngựa sống trong các kiểu rừng khác nhau, thích hợp với rừng gỗ pha tre nứa trên núi đá, ở trong các hang đá. Dáng đi nặng nề, leo trèo tốt, khi xuống đi thụt lùi. Gặp nguy hiểm có thể buông mình từ cành cao rơi xuống đất và trốn. Tính lầm lì, khi bị tấn công trở nên rất hung dữ, sống đơn, hoạt động cả ngày lẫn đêm. Gấu ngựa ăn thực vật (các loại quả sung, đa, si, vá, dâu da, bứa, trám, giẻ, chuối, măng tre nứa, bắp ngô) và động vật (trứng chim và chim non, thích nhất là mật ong, nhộng và ong trưởng thành ). Gấu ngựa sinh sản từ tháng 10, 11 năm trước đến tháng 7, 8 năm sau, thời gian mang thai 6-7 tháng, đẻ 1 lứa/năm, 1-3 con/lứa. Gấu con đẻ ra yếu, sau 3 năm thì trưởng thành sinh dục. Phân bố: Viễn Đông Liên Xô (cũ), Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan, Miễn Điện, Assam, Bắc Ân Độ, Apganistan, Việt Nam (các tỉnh có rừng ). (Nguồn: ĐVR – Ts.Vũ Thị Nga) Nguồn : Nguyễn Thượng Chánh – www.khoahoc.net Tình trạng bảo tồn: Tình trạng bảo tồn Dễ thương tổn (IUCN 2.3) [1] Gấu ngựa được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Chúng bị đe dọa chủ yếu là do phá rừng và mất chỗ sinh sống. 2. Gấu chó Ursus malayanus (Raffles, 1822) Đặc điểm nhận biết : Gấu chó là loài gấu nhỏ nhất, có bộ lông ngắn mịn, màu đen, mượt. Ngực có yếm hình chữ U màu vàng. Đầu tròn, mõm ngắn, tai tròn và nhỏ, vùng lông trắng xung quanh mõm thường mở rộng lên trên 2 mắt. Cơ thể dài 1.000-1.400 mm và nặng 45-60 kg, đuôi dài 30-70 mm, sọ dài 231-279 mm, gò má rộng 183-215 mm. Đặc điểm sinh thái và tập tính : Gấu chó sống trong các rừng cây gỗ và có thể sống ở những nơi cao nhất. Gấu chó leo treo giỏi, kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, thích những cành cây cao, nơi chúng làm tổ để ngủ, thường để lại dấu khoan bằng vuốt đặc thù trên thân cây. Thức ăn gồm quả cây, động vật không xương sống và động vật có xương sống nhỏ. Gấu chó thích ăn côn trùng, đặc biệt là ong, mối, mật ong và sâu bọ nhiều hơn các loại gấu lớn khác, cũng có thể ăn xác chết đã thối. Gấu chó là loài tấn công rất nhanh nhạy vì vậy cũng là một trong những loài thú rừng nguy hiểm nhất. Gấu chó sinh sản quanh năm, thường đẻ 2 con/lứa, thời gian mang thai 3 tháng. (Nguồn :ĐVR – Ts.Vũ Thị Nga) Phân bố : Burma, Thái Lan, Malaysia, Borneo, Surmata, Việt Nam. Nguồn : Nguyễn Thượng Chánh- www.khoahoc.net Tình trạng bảo tồn : Tình trạng bảo tồn Thiếu dữ liệu (IUCN 2.3) [1] Sách Đỏ Việt Nam (2000) : E 3. Gấu nâu U. arctos (Linnaeus, 1758) Đặc điểm nhận biết: Gấu nâu có lông màu từ vàng hoe, nâu, đen hay tổ hợp của chúng; những chiếc lông dài bên ngoài thông thường pha trộn với màu trắng hay bạc, tạo ra ánh màu "nâu xám". Gấu nâu có u bướu to là cơ trên vai chúng, nó tạo ra sức mạnh cho các chân trước để đào bới. Đầu của chúng lớn và tròn với thiết diện mặt là lõm. Đặc điểm sinh thái và tập tính: Là động vật ăn tạp, chúng ăn quả mọng, rễ cây và chồi cây; nấm; cá, côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ. Gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Thông thường chúng là các động vật sống cô độc, nhưng gấu nâu tụ tập thành bầy dọc theo các con sông và suối trong mùa cá hồi sinh đẻ. Cứ mỗi năm gấu cái lại sinh được từ 1 - 4 gấu con, chúng chỉ nặng khoảng 450g khi mới sinh. Phân bố: miền đông Alaska từ Yukon và Lãnh thổ Tây Bắc, về phía nam xuyên từ British Columbia cho đến nửa phía tây của Alberta. Các quần thể cô lập sống tại tây bắc Washington, bắc Idaho, tây Montana và tây bắc Wyoming. (Nguồn: Wikipedia) Nguồn: Wikipedia - Công viên Động vật Pyrénées - Pháp Tình trạng bảo tồn: Tình trạng bảo tồn Ít quan tâm (IUCN 3.1) [1] 4. Gấu trúc Airulopoda melanoleuca (David, 1869) Gấu trúc lớn hay gấu mèo lớn Trung Quốc (Ailuropoda melanoleuca, tên này nghĩa là "con vật chân mèo màu đen pha trắng") là một loài thú hiện nay được phân loại trong họ Gấu, có nguồn gốc ở miền trung Trung Quốc. Tên tiếng Hán của nó là đại hùng miêu Mặc dù được xếp vào bộ Ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Chúng ăn các cành non và lá cây, sống chủ yếu trên các cây tre, trúc. Ngoài ra chúng cũng ăn trứng và một số loài côn trùng. Những thức ăn này là nguồn cung cấp protein Gấu trúc sinh sản kém và tỉ lệ chết của con non rất cao. Chúng lớn chậm và trưởng thành muộn khi đã 5 đến 7 năm tuổi. Mùa sinh sản từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5 Gấu trúc sống trong các khu vực miền núi, như Tứ Xuyên và Tây Tạng (Nguồn: Wikipedia) Nguồn: Wikipedia Tình trạng bảo tồn: Tình trạng bảo tồn Cực kì nguy cấp (IUCN 3.1) Gấu trúc là loài đang gặp nguy hiểm do khu vực sinh sống bị thu hẹp và tỷ lệ sinh sản rất thấp, kể cả trong tự nhiên lẫn trong tình trạng giam cầm. Khoảng 1.600 con được coi là còn sống trong tự nhiên. 5. Gấu bốn mắt Tremarctos ornatus (Gervais, 1855) Gấu bốn mắt còn được gọi là gấu Andes, có lông đen với màu be đặc trưng ngang trên mặt và phần trên của ngực. Con đực có thể nặng tới 130 kg, và con cái là 60 kg. Gọi là bốn mắt vì mắt gấu có một vòng quanh bên ngoài như đeo kính. Thức ăn cơ bản của chúng như rễ cây, lá, chồi non, quả mọng, và đôi khi là côn trùng, động vật gặm nhấm và xác chết thối. Chúng cũng có vuốt dài và sắc bén để đào rễ cây và nhổ bật chúng lên. Mặc dù gấu bốn mắt có xu hướng sống cô độc để tránh cạnh tranh, nhưng chúng là loài không có lãnh thổ riêng. Khi bắt gặp con người hay các con gấu bốn mắt khác, chúng sẽ phản ứng rất hiền lành nhưng cẩn trọng, trừ khi kẻ xâm phạm được coi như là sự đe dọa đối với chúng. Gấu bốn mắt cư trú xung quanh lưu vực nhiệt đới thuộc dãy Andes ở cao độ chủ yếu từ 1.900 - 2.400 m. Nguồn: Wikipedia - Vườn thú Tennōji, Osaka. Tình trạng bảo tồn: Tình trạng bảo tồn Dễ thương tổn (IUCN 2.3) Sau gấu trúc Trung Quốc chúng là loài gấu đang gặp nguy hiểm nhất trong số tất cả các loài gấu hiện nay còn trên thế giới 6. Gấu lợn Melursus ursinus (Shaw, 1791) Đặc điểm nhận biết:Chúng có lớp lông dài có màu từ nâu vàng đến đen, có mõm trắng và mũi đen. Con đực lớn hơn con cái. Chúng dài khoảng 1,5-1,9 m, con đực có thể cao tới 1,8 m và cân nặng 80-140 kg. Con cái nặng khoảng 55-95 kg, cao khoảng 0,6-0,9 m. Đặc điểm sinh thái, tập tính:Chúng chủ yếu ăn kiến và mối. Khi cần thiết chúng có thể ăn mật ong, hoa quả, ngũ cốc và thịt. Kẻ thù chủ yếu của chúng là báo hoa mai, chó sói, hổ và con người. Con người săn bắt chúng chủ yếu là để lấy mật, là chất có giá trị của y học phương Đông. Gấu lợn đôi khi cũng được sử dụng vào mục đích giải trí như trong các rạp xiếc. Phần lớn gấu cái đẻ vào tháng 9 đến tháng 1. Thời kỳ mang thai kéo dài 6- 7 tháng. Thông thường gấu mẹ sinh từ 1 đến 2 con, hiếm khi thấy 3 con. Gấu cái thông thường tìm hang hay ổ để đẻ. Phân bố: Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka Nguồn: Wikipedia - Vườn thú quốc gia Smithsonia, Washington, D.C. Tình trạng bảo tồn: Phần 2:VẤN ĐỀ NUÔI NHỐT GẤU VÀ SỰ THẬT VỀ VẤN ĐỀ NUÔI NHỐT GẤU 1. Nguồn gốc của việc nuôi nhốt gấu: Đầu những năm 80, Bắc Hàn đã nảy ra sáng kiến trước tiên về việc nuôi gấu để lấy mật. Thường là các thợ săn vào rừng rình bắt gấu con lúc gấu mẹ rời hang để đi kiếm ăn. Nếu gấu mẹ trở về bất thình lình thì sẽ bị bắn chết. Gấu con đem về thành phố và được bán lại cho các chủ nuôi. Sau thời gian nuôi dưỡng từ một hai năm thì gấu bắt đầu bị rút mật. Năm 1983, Nam Hàn nối gót theo Bắc Hàn và mở trại nuôi gấu. Đến năm 1985, tới phiên Trung Quốc và năm1993 thì Việt Nam cũng nhảy vào việc khai thác gấu để lấy mật. Theo WSPA, hiện nay tại Á châu có lối 12.000 gấu đen bị nuôi giam trái phép để rút mật. 2. Tình hình nuôi nhốt gấu tại Việt Nam Việt Nam bắt đầu nuôi gấu để lấy mật từ năm 1993. Gấu con được các thợ săn bắt từ trong rừng và đem lén về thành phố bán lại cho những nơi khai thác gấu để rút mật. Đôi khi gấu cũng được con buôn nhập lậu từ Lào. Đây là một hình thái kinh doanh “trái phép bị luật pháp cấm” nhưng vẫn thấy đầy rẫy, càng ngày càng bành trướng thêm lên từ Bắc chí Nam Trên 95% gấu nuôi là gấu ngựa. Số còn lại là gấu chó Hai loại gấu này không thể sinh sản trong điều kiện giam hãm được. Cả hai đều thuộc diện động vật cần phải bảo vệ vì có nguy cơ bị tuyệt chủng và nằm trong danh mục I của CITES. Mỗi trại nuôi có từ 5 -10 con nếu là trại nhỏ, và trại lớn có thể có tới 80-90 con gấu. Theo ông Hà Công Tuấn cục phó Cục Kiểm Lâm (BộNN&PTNT) cho biết, năm 2003 có hàng ngàn con gấu đang được nuôi trái phép. Việc nuôi gấu là Tình trạng bảo tồn Dễ thương tổn (IUCN 2.3) [1] vi phạm công ước CITES về buôn bán các loài động thực vật hoang dã đã nguy cấp, mà Việt Nam đã ký kết cùng với 171 quốc gia khác. CITES bắt buộc Việt Nam phải tìm cách giải quyết vấn đề gấu nuôi, bằng không thì sẽ bị mất quyền xuất cảng các mặt hàng như: san hô, trai tai tượng, trăn con, khỉ đuôi dài, ếch đông lạnh và cá sấu.Tính ra trong cả nước hiện có khoảng 5.000 con gấu được nuôi để lấy mật. Sáu điểm nóng nuôi nhốt gấu ở Việt Nam gồm có Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh. (Nguồn: Nguyễn Thượng Chánh – www.khoahoc.net) Animals Asia Foundation cho biết là, Việt nam hiện chỉ còn trên 100 con gấu đang thật sự sống trong thiên nhiên. 3. Tác dụng của mật gấu Mật gấu có chứa chất gì? Hoạt chất chính của mật gấu là chất Tauro Ursodeoxycholic Acid (UDCA). Chất này do gan sản xuất ra để giúp vào việc tiêu hoá thức ăn. Mật được tích trữ trong túi mật nằm dính vào lá gan. Chỉ có loài gấu ngựa mới sản xuất được một số lượng UDCA đáng kể mà thôi. Mật gấu chữa được bệnh gì? Nói chung, phía Đông y cho rằng mật gấu rất tốt để chữa trị được rất nhiều bệnh tật. Theo Hải Thượng Lãn Ông, thì mật gấu có tính hàn, làm giảm nhiệt, bớt co giật, giải độc,trị kinh phong ở trẻ con, trị đau bụng, trị bệnh trĩ, thoa bên ngoài để trị mụn nhọt sưng đau, bóp với rượu để trị chấn thương bầm dập té ngã. Theo Bs Phó đức Thuần, Viện y học cổ truyền VN, mật gấu ngoài những công dụng chữa trị những bệnh vừa được nêu trên, nó cũng rất tốt để trị các bệnh về mắt, vàng da, đau răng lở miệng, viêm khớp và các bệnh ký sinh trùng. Ngược lại, mật gấu chó thì chứa quá nhiều chất Chenodeoxycholic Acid (CDCA). Chất này dùng để bôi ngoài da thì rất tốt, nhưng nếu uống vào có thì thể độc cho gan và gây xơ gan Theo Tây y, thì mật gấu hay nói rõ hơn là chất UDCA trong mật gấu có tác dụng bảo vệ gan, chữa viêm xơ gan, giúp làm tan sỏi mật, hạ các chất mỡ trong máu, trị viêm gan tự miễn, và phối hợp với thuốc khác trong việc điều trị cancer ruột già. Giá cả mật gấu trong nước và quốc tế Theo Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã trên thế giới (WSPA/2002), một túi mật gấu săn trong rừng được bán lậu tại Canada, Nga và Trung Quốc với giá là 650$ Tại Đại Hàn giá có thể leo lên đến 10.000$, trong khi tại Nhật bản túi mật gấu được bán với giá 252$/ gram Tại Việt Nam, thị trường mật gấu rất thay đổi. Lúc cực thịnh năm 2000 -2002, giá 1cc mật gấu nuôi bán lẻ vào khoảng 250.000 đồng. Giá cả hiện giờ là 160.000-200.000 đồng/cc (Nguồn: Nguyễn Phương Dung- Phòng truyền thông - ENV) Giá bán lẻ thay đổi tùy theo từng quốc gia, tùy theo từng vùng và tùy theo lúc. Thông thường thì giá một túi mật gấu rừng đắt hơn giá túi mật lấy từ gấu nuôi Tại Trung Quốc, trong tình trạng nuôi giam, mỗi con gấu có thể sản xuất được 2kg bột mật khô/năm. Giá 1kg bột mật khô tại Trung Quốc là 5.000 $/kg và tại các quốc gia khác là 15.000 $/kg. Người ta tin tưởng rằng mật gấu rừng tốt hơn mật gấu nuôi. 4. Sự thật về vấn đề nuôi nhốt gấu Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và khai thác gấu để rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species) cực lực tố cáo cũng như các Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã như WSPA (World Society for the Protection of Animals) và Tổ chức Động vật Á châu (Animals Asia Foundation) lên án thậm tệ. Muốn có mật gấu thì thợ săn phải vào rừng giết gấu để lấy mật, đồng thời cũng bắt luôn cả gấu con đem về thành bán lại cho người ta nuôi để lấy mật sau này. Điều kiện nuôi gấu cũng như cách rút mật vô cùng dã man, tàn nhẫn vô nhân đạo và rất đau đớn cho con vật. Quả thật đây là một thảm họa chung của loài gấu. Không những chỉ có mật gấu mà thôi, đôi khi con buôn còn tàn nhẫn vô nhân đạo hơn nữa đến mức chặt rời hai bàn tay của con vật đem bán để nấu cháo ăn cho bổ. Giá bán tại Đông nam Á là 700 $/một bàn tay gấu mà Đông y còn gọi là hùng chưởng. [...]... bắt đầu được xây dựng từ 2/2008 đến 12/2010 Một số hình ảnh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo: (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam) Đoàn xe container loại 40 feet vận chuyển 19 con gấu đang trên đường từ Bình Dương ra Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) Đội cứu hộ chuyển cá thể gấu đầu tiên vào khu cách li của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để các chuyên gia thú y của AAF tiến... trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và Quy định chế độ quản lý, bảo vệ trong đó nêu rõ: Các loài Gấu hiện đang sinh sống trong Môi trường tự nhiên ở Việt Nam, được xếp loại động vật hoang dã quý hiếm (Gấu chó: nhóm IB, Gấu ngựa: nhóm IIB), nghiêm cấm săn bắt, khai thác và sử dụng dưới mọi hình thức Chỉ thị số 359/1996 cấm việc nuôi nhốt gấu ở Việt Nam. .. nhiễm trùng Nguồn: Báo ảnh Việt Nam Ống tiêm, lọ thủy tinh để chiết mật sau khi hút, máy siêu âm, máy hút mật M.Hà- Tuổi trẻ online Phần 3: QUẢN LÝ NUÔI NHỐT GẤU CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG Công văn số 127 ngày 28/2/2003 của Chi cục Kiểm lâm cho biết: số lượng gấu đang bị nuôi nhốt tại Việt Nam lên đến 2409 con so với 446 con của số liệu tháng 4/1999 Gấu ngựa chiếm tới 96% trong số gấu bị nuôi nhốt Tại... khách nước ngoài đến tham quan và mua các sản phẩm từ gấu như chân tay, rượu gấu, mật gấu để thu lợi bất chính Theo TS Nguyễn Xuân Đặng, Trưởng Phòng Động vật học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Gấu ở Việt Nam sẽ nhanh chóng tuyệt chủng nếu hoạt động săn bắt và khai thác sản phẩm từ gấu không chấm dứt Gấu bị nhốt riêng biệt trong lồng sắt chật hẹp bẩn thỉu, xếp thành từng giải dài trong... mật gấu nuôi không hề có tác dụng chữa bệnh như quảng cáo mà thậm chí còn độc hại, do có lẫn mủ máu, dư lượng chất gây mê, kháng sinh Ngay cả mật gấu tự nhiên cũng đã có nhiều loại thuốc thay thế rất hữu hiệu mà không nhất thiết phải giết hại gấu để lấy mật Các trại gấu xoay sang móc nối với các đơn vị làm du lịch, đưa khách nước ngoài đến tham quan và mua các sản phẩm từ gấu như chân tay, rượu gấu, ... và nhịp tim của một cá thể gấu vừa được cứu hộ Trong môi trường bán hoang dã ở Trung tâm, gấu sẽ có điều kiện sớm hồi phục sức khỏe sau một thời gian dài bị giam nhốt Phần 4: HÃY BẢO VỆ LOÀI GẤU Mật gấu thật sự có cần thiết cho chúng ta không? Câu trả lời là KHÔNG! Từ trước tới nay khoa học đã nghiên cứu rất tường tận về mật gấu và họ đã tìm ra được hoạt chất chính của mật gấu là chất UCDA rất tốt cho... loài gấu trên vào danh sách các loài động vật cấm buôn bán Trước áp lực của CITES vào năm 2005 vừa qua ,VN đã cho gắn vi mạch chip điện tử cho lối trên 4000 con gấu nuôi Mục đích để dễ kiểm soát số gấu nuôi, ngăn ngừa tình trạng thay thế gấu thường xuyên bằng những gấu mới mua để bổ xung đàn gấu Chip, mua của Đức với kinh phí tài trợ của tổ chức WAR.Vi mạch nhỏ như hạt gạo được gắn dưới da nơi vai gấu. .. loài gấu (Nguồn : Nguyễn Thượng Chánh – www.khoahoc.net) (Nguồn: www.tintuc.timnhanh.com) Gấu cần phải được săn sóc, chữa trị bệnh tật đến khi lại sức mới có thể thả lại vào rừng Vì bị nhốt lâu năm quá, gấu có thể đánh mất khả năng sinh sống trong thiên nhiên và không còn biết cách tự kiếm ăn, vậy việc gởi gấu vào các trại cứu hộ là điều rất cần thiết trước khi thả chúng lại trong thiên nhiên Rút mật gấu. .. vật Tổng số gấu sau khi gắn chip trên cả nước là 4.349 con, nhiều nhất là Nghệ An 578 con, Hải Phòng 521 con, Hà Tây 551 con (Theo ông Chu Ngọc Quân, chuyên viên Văn phòng CITES) Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo (Vỉnh Phú) ra đời tháng 2/2008 nhằm cải thiện tình hình nuôi nhốt gấu Trung tâm này nằm ở miền Bắc và do Tổ chức Động Vật Á Châu (Animals Asia Foundation) phối hợp với Cục Kiểm Lâm Việt Nam, thực... gì phải giết gấu làm gì Con buôn thiếu lương tâm và chính phủ của một số nước ở Đông Nam Á vẫn biết rõ những điều nói trên,nhưng họ cố tình nhồi sọ dư luận, thổi phòng công dụng của mật gấu lên vì đây là một món hàng quá béo bổ đem lại quá nhiều xu cho họ Đến nay, kỹ nghệ khai thác gấu để lấy mật đã sản xuất ra được một khối lượng mật quá lớn, vượt xa nhu cầu thật sự trong dân chúng Mật gấu thừa thải . BÁO CÁO VỀ LOÀI GẤU VIỆT NAM NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO 1. Đặc điểm, phân bố và hiện trạng của một số loài gấu ở Việt Nam và trên thế giới 2. Vấn đề nuôi nhốt gấu và sự thật về vấn đề nuôi nhốt gấu. 3 hình ảnh về Trung tâm Cứu hộ Gấu Tam Đảo: (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam) Đoàn xe container loại 40 feet vận chuyển 19 con gấu đang trên đường từ Bình Dương ra Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ở Tam Đảo. $/kg. Người ta tin tưởng rằng mật gấu rừng tốt hơn mật gấu nuôi. 4. Sự thật về vấn đề nuôi nhốt gấu Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và khai thác gấu để rút mật là

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan