Cho trẻ dùng thuốc của người lớn: Hiểm họa khôn lường doc

6 209 0
Cho trẻ dùng thuốc của người lớn: Hiểm họa khôn lường doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho trẻ dùng thuốc của người lớn: Hiểm họa khôn lường Thời gian vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đã cấp cứu 2 trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn nhịp tim do sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn và một trẻ bị sốc phản vệ do được cha mẹ "chữa bỏng" bằng cách rắc kháng sinh bột. Nhập viện vì ngộ độc thuốc nhỏ mũi Theo lời của mẹ bé T.T.H (32 tháng tuổi), trú tại quận Tân Bình, TP HCM, là một trong 2 trường hợp trên: Bé H bị nghẹt mũi nhiều ngày, ăn uống rất khó khăn do bé chỉ thở bằng đường miệng. Cùng thời điểm đó, ba của H cũng bị nghẹt mũi và đã chữa khỏi bằng một loại thuốc nhỏ mũi mua ở ngoài hiệu thuốc. Thấy con nghẹt mũi mãi không khỏi, ba của H lấy lọ thuốc nhỏ mũi mình vừa sử dụng nhỏ liền cho con mấy giọt vào mỗi bên mũi. Tuy nhiên, khoảng một giờ đồng hồ sau khi nhỏ mũi, bé H có biểu hiện bứt rứt, vật vã, thở nấc. Thấy vậy, ba mẹ vội vàng ôm bé vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu. Trước đó, bé L.T.K (2 tuổi) trú tại quận 3, TP HCM cũng được ba mẹ đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu, do trước đó đã được ba mẹ sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn để rửa mũi cho con khi bé bị nghẹt mũi. Ngay sau khi được ba mẹ “vệ sinh” mũi, toàn thân bé K vã mồ hôi, chân tay lạnh ngắt, thở nấc và có biểu hiện hôn mê. Bác sĩ Hải Thoa, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: Cả 2 cháu bé đều nhập viện trong tình trạng cao huyết áp, rối loạn nhịp tim do ngộ độc chất Naphazolin, thành phần chính trong một loại thuốc nhỏ mũi của người lớn. Sau khi được cấp cứu và điều trị tích cực, 2 bé đã dần ổn định. Cũng theo BS Hải Thoa, thành phần Naphazolin chứa trong thuốc nhỏ mũi của người lớn mà 2 cháu nhỏ trên sử dụng có tác dụng giúp giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi nhờ tác dụng làm giảm co mạch. Nhưng cũng chính chất này sẽ gây nguy hiểm nếu dùng cho trẻ nhỏ. Biểu hiện của ngộ độc thành phần Naphazolin có trong thuốc nhỏ mũi của người lớn là vã mồ hôi, bứt rứt, hôn mê, thở chậm, rất nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, BS Hải Thoa khuyến cáo các bậc cha mẹ không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ nhỏ. Ngoài việc không sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ, ngay cả thuốc nhỏ mũi của trẻ cũng được BS Nguyễn Văn Lộc, Trưởng đơn vị khám hen Bệnh viện Nhi Trung ương (nguyên Phó Viện Trưởng Bệnh viện Nhi Trung ương) khuyến cáo chỉ nên dùng trong thời gian khoảng ít ngày, theo chỉ định của bác sĩ. Các bậc cha mẹ không tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho con, cũng không được sử dụng dài ngày một loại thuốc nhỏ mũi vì sẽ khiến các bệnh về mũi của trẻ tăng nặng. ử dụng thuốc của ng ười lớn cho trẻ khiến bệnh của trẻ sẽ trở nên tr ầm trọng. Ảnh: C.H Hôn mê sâu do rắc kháng sinh bột lên vết bỏng Theo lời người nhà bé H.T.U, 7 tuổi trú tại Đồng Nai, bé U bị bỏng nước sôi ở tay. Vì nghĩ vết bỏng nhỏ, đơn giản nên ba mẹ bé đã ra hiệu thuốc mua kháng sinh dạng bột về pha với nước đun sôi để nguội rồi thoa lên vết bỏng. Chỉ sau vài phút bôi thuốc, bé U có biểu hiện nôn ói nhiều lần, sau đó ngưng thở. Hốt hoảng, người nhà vội đưa bé U vào bệnh viện địa phương sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Tại thời điểm chuyển lên tuyến trên, bé U đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu, suy gan, suy thận nặng. Sau gần 1 tháng điều trị tích cực, bé U mới dần hồi phục và xuất viện. Bác sĩ Khánh Diệu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: việc điều trị bằng cách rắc bột kháng sinh có thể làm nặng thêm vết thương, do khả năng diệt khuẩn không cao mà còn tạo thành hàng rào vật lý cản trở việc thâm nhập của các yếu tố bảo vệ đến vết thương như máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống đến vết thương. Ngoài ra, việc rắc bột kháng sinh này làm kích thích da, kích thích phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây ra phản ứng dị ứng và tình trạng sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng mãnh liệt, tức thì khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Sốc phản vệ là do dị nguyên (thuốc) kết hợp với kháng thể dị ứng của bệnh nhân phóng thích các hoá chất làm giãn mạch máu gây sốc. Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu khó thở do phù nề đường dẫn khí, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Theo BS Khánh Diệu, Bệnh viện Nhi đồng 1, các chất thường gây sốc phản vệ ở trẻ là kháng sinh, thuốc cản quang, do ong đốt, thức ăn như đậu phộng, tôm, cua. Sốc phản vệ thường gặp ở trẻ có tiền căn dị ứng (suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng). . cáo các bậc cha mẹ không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ nhỏ. Ngoài việc không sử dụng thuốc nhỏ mũi của người lớn cho trẻ, ngay cả thuốc nhỏ mũi của trẻ cũng được BS Nguyễn. Cho trẻ dùng thuốc của người lớn: Hiểm họa khôn lường Thời gian vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đã cấp cứu 2 trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng. bệnh về mũi của trẻ tăng nặng. ử dụng thuốc của ng ười lớn cho trẻ khiến bệnh của trẻ sẽ trở nên tr ầm trọng. Ảnh: C.H Hôn mê sâu do rắc kháng sinh bột lên vết bỏng Theo lời người nhà bé

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan