Chọn kính cho con yêu pptx

7 134 0
Chọn kính cho con yêu pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chọn kính cho con yêu Thôi thì con đã phải đeo “cặp đít chai” đi học, nhưng không phải vì thế mà bé sẽ hết xinh xắn đáng yêu, hết linh lợi hoạt bát như trước đâu, chỉ cần bố mẹ quan tâm, đưa con đi kiểm tra thị lực đầy đủ và chọn cho bé một cặp kính phù hợp thôi Hãy cho con đi theo để chọn kính cho chính mình mà. Nhưng… bố mẹ đã biết những điều cần lưu ý khi chọn kính cho con yêu chưa nhỉ? Bố mẹ cần biết gì khi chọn kính cho con? 1. Kiểu dáng 2. Chất liệu 3. Bảo hành 4. Gọng kính 5. Tròng kính 6. Con không chịu đeo kính? 7. Bảo quản kính Ngày càng có nhiều trẻ em Việt Nam bị các tật khúc xạ, và gần một nửa số này hiện đang đeo kính không đúng với độ của mình. Việc đeo kính không đúng số này có thể làm giảm thị lực của bé, thậm chí có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Đặc biệt có một số bé chỉ có tật khúc xạ một mắt, nếu đeo kính không đúng thì rất dễ bị nhược thị và mù một mắt. Vậy nên bên cạnh việc đưa con đi kiểm tra thị lực định kỳ đầy đủ thì chọn cho con một chiếc kính tốt, đảm bảo chất lượng cũng là điều rất cần quan tâm. 1. Kiểu dáng: Chọn gọng kính hợp với khuôn mặt – kính gọng vuông cho khuôn mặt tròn, gọng tròn cho mặt góc cạnh… Thời gian đầu bé hẳn sẽ cảm thấy không thoải mái, và không nhiều thì ít sẽ bị bạn bè trêu chọc; vậy nên tránh cho con đeo những gọng kính “không đẹp” là một việc bạn nhất thiết cần lưu ý. Tốt nhất là dẫn con đi cùng để chọn gọng kính, nhưng giao hẹn trước về một chiếc kính hợp lứa tuổi và giá tiền. 2. Chất liệu: Bạn có thể nghĩ gọng nhựa sẽ hợp với bé hơn (màu sắc đa dạng, kiểu dáng phong phú, ngộ nghĩnh, nhẹ hơn, rẻ hơn…) Nay bạn lại càng có nhiều sự lựa chọn hơn nữa vì các nhà sản xuất cũng đã tạo ra những gọng kính kim loại có những ưu điểm vốn trước đây chỉ của gọng nhựa. Tuy vậy khi chọn gọng chất liệu này, bạn cần phải chú ý vì da trẻ con thường rất nhạy cảm, bé có thể bị dị ứng với những gọng bằng hợp kim có chứa nickel. Nếu con còn nhỏ, bố mẹ hãy tìm loại gọng kính có bọc silicone cho bé. 3. Bảo hành: Ngoài kiểu dáng, chất liệu, bạn còn cần quan tâm đến tuổi thọ của kính và các chế độ bảo hành, đặc biệt nếu con bạn còn nhỏ hoặc đây là lần đầu tiên bé phải đeo kính. 4. Gọng kính: Một trong những điều đau đầu nhất khi chọn kính cho con là mũi bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Cầu kính (phần gọng kính ngay trên sống mũi) quá chật sẽ làm bé khó chịu còn quá rộng, gọng sẽ bị xê dịch; mà khi kính bị xệ xuống, thường bé sẽ có thói quen nhìn qua phía trên tròng kính thay vì đẩy gọng kính về vị trí đúng. Do đó hãy nhờ các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên kiểm tra xem gọng kính đã vừa với con bạn hay chưa nhé. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ còn thường không cẩn thận với chiếc kính chút nào – khi đeo/ tháo kính, khi vui chơi, và cả ngủ mà không tháo kính ra nữa… Vậy nên hãy chọn cho con loại gọng có bản lề linh hoạt giúp càng kính có thể choãi về sau mà không gây hư hại. Dù chi tiết này có làm bạn tốn kém hơn tí chút, nhưng rất đáng để đầu tư cho cặp mắt kính của con. 5. Tròng kính: Tròng kính có thể làm từ nhiều chất liệu như thủy tinh an toàn, plastic hoặc polycarbonate. Kính thủy tinh thường nặng nên dễ trượt khi đeo. Loại tròng plastic và polycarbonate phù hợp hơn với trẻ nhỏ vì sáng và an toàn hơn thủy tinh, chịu va chạm tốt hơn nhưng lại dễ bị trầy xước hơn. Để khắc phục điều này, nên chọn loại có lớp chống trầy. Lưu ý bảo quản vì lớp chống trầy dễ hỏng nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. 6. Làm sao để con chịu đeo kính? Bạn có thể tạo hứng thú cho con bằng cách để bé cùng đi chọn gọng kính cho mình, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia; và sau khi đeo kính cho con, nên hướng sự chú ý của bé vào việc khác để bé không cảm thấy khó chịu. Nếu con gỡ kính ra, nên nhẹ nhàng đeo lại cho bé. Nếu bé vẫn tiếp tục gỡ ra, bạn có thể tạm thời cất đi và sẽ đeo lại sau. Nếu con cứ khăng khăng không chịu đeo kính, hãy thử đọc cho bé truyện Luna and the Big Blur của Shirley Day về một cô bé không chịu đeo kính và sau đó đã làm những việc buồn cười như cho nhầm tương cà vào cốc kem chẳng hạn. Còn nếu đã làm mọi cách mà con vẫn không chịu đeo kính, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa. 7. Bảo quản kính: Dùng nước hoặc xà phòng loãng thấm vào miếng vải mịn để lau kính, không dùng khăn hoặc giấy nhám. Dạy con dùng hai tay để đeo và tháo kính, khi không sử dụng phải đặt kính trong hộp bảo vệ. Nếu kính bị lỏng phải đi chỉnh Con cứ nhăm nhăm tháo kính ra, làm sao bây giờ? Ảnh: Inmagine sửa ngay. Đôi khi tự bạn có thể siết lại gọng kính tại nhà bằng tua vít nhỏ, nhưng nếu bị mất ốc trên kính, chớ nên tùy tiện thay bằng dây, kẹp giấy, keo hay băng dính, vì nó có thể gây nguy hiểm cho con bạn đấy, nhất là khi bé phải tham gia các hoạt động mạnh như chơi thể thao. Tuy nhiên bởi vì con còn nhỏ, chưa thể giữ gìn cẩn thận như người lớn nên… bố mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn tinh thần thay kính cho con nếu kính của bé bị xước nhiều, xộc xệch… Nếu độ cận của con không thay đổi quá nhiều, hãy giữ lại chiếc kính cũ của con để “chữa cháy” trong thời gian bé phải làm lại một chiếc kính mới. . đưa con đi kiểm tra thị lực đầy đủ và chọn cho bé một cặp kính phù hợp thôi Hãy cho con đi theo để chọn kính cho chính mình mà. Nhưng… bố mẹ đã biết những điều cần lưu ý khi chọn kính cho. kính cho con yêu chưa nhỉ? Bố mẹ cần biết gì khi chọn kính cho con? 1. Kiểu dáng 2. Chất liệu 3. Bảo hành 4. Gọng kính 5. Tròng kính 6. Con không chịu đeo kính? 7. Bảo quản kính Ngày. thọ của kính và các chế độ bảo hành, đặc biệt nếu con bạn còn nhỏ hoặc đây là lần đầu tiên bé phải đeo kính. 4. Gọng kính: Một trong những điều đau đầu nhất khi chọn kính cho con là mũi

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan