Thiết kế nghiên cứu Chương 2 docx

20 295 1
Thiết kế nghiên cứu Chương 2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG HAI Xem xét lại Tài liệu (Review of the Literature) Ngoài việc chọn lựa một cách tiếp cận định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn hợp, nhà thiết kế đề án nghiên cứu cũng cần phải bắt đầu xem xét lại tài liệu nghiên cứu học thuật. Việc xem xét lại tài liệu giúp các nhà nghiên cứu hạn chế được phạm vi của việc điều tra của họ, và việc xem xét lại tài liệu truyền đạt đến người đọc tầm quan trọng của việc nghiên cứu một đề tài nào đó. Chương này tiếp tục việc thảo luận về những chọn lựa sơ bộ cần được thực hiện trước khi lao vào đề án nghiên cứu. Chương này bắt đầu bằng thảo luận về việc chọn lựa một đề tài và viết đề tài này ra sao cho nhà nghiên cứu có thể suy ngẫm liên tục về đề tài này. Ở thời điểm này, các nhà nghiên cứu cũng cần xem xét liệu đề tài này có thể và cần phải được nghiên cứu hay không. Kế đó, thảo luận chuyển sang qui trình thực sự của việc xem xét lại tài liệu. Qui trình này bắt đầu bằng việc đề cập đến mục đích tổng quát của việc sử dụng tài liệu trong một công trình nghiên cứu, kế đó chuyển sang các nguyên tắc hữu ích trong việc đưa ra một bản xem xét lại tài liệu trong các công trình nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI Trước khi xét đến tài liệu nào sẽ sử dụng trong một dự án nghiên cứu, đầu tiên hãy xác định đề tài nghiên cứu và suy ngẫm về việc liệu có thực tế và hữu ích để tiến hành công trình nghiên cứu này không. Hãy mô tả đề tài bằng một ít từ hoặc một cụm từ ngắn. Đề tài trở thành ý tưởng trung tâm để tìm hiểu hay khám phá trong một công trình nghiên cứu. Có vài cách thức theo đó các nhà nghiên cứu thường có được sự thấu hiểu nào đó về đề tài của họ khi họ bắt đầu nghiên cứu. Giả định của tôi sẽ là đề tài được chọn bởi nhà nghiên cứu chứ không phải bởi một người cố vấn hay một thành viên của ủy ban. Có vài chiến lược có thể giúp khởi đầu qui trình xác định đề tài. Một cách là phác thảo một nhan đề ngắn gọn cho công trình nghiên cứu. Tôi thật ngạc nhiên về việc các nhà nghiên cứu sao mà thường không phác thảo một nhan đề sớm trong các dự án của họ. Theo quan điểm của tôi “nhan đề làm việc” (working title: nhan đề thỏa đáng cho mục đích tiến hành công việc, nhưng chưa hoàn hảo) trở thành một bảng hiệu chỉ đường quan trọng trong nghiên cứu―một ý tưởng rõ ràng và hiển nhiên để tiếp tục điều chỉnh lại trọng tâm và thay đổi khi dự án tiến triển (hãy xem Glesne và Peshkin, 1992). Tôi tìm thấy rằng trong nghiên cứu của tôi, đề tài này truyền đạt thông tin cơ sở cho tôi và cung cấp một dấu hiệu về những gì tôi đang nghiên cứu, cũng như một dấu hiệu thường được sử dụng trong việc chuyển tải đến những người khác ý niệm chủ yếu về công trình nghiên cứu của tôi. Khi các sinh việc lần đầu tiên trao cho tôi bản sơ thảo của họ về một công trình nghiên cứu, tôi yêu cầu họ cung cấp cho tôi một nhan đề làm việc nếu họ chưa có một nhan đề đã được ghi ra trên giấy. Nhan đề làm việc này được viết như thế nào? Hãy cố gắng hoàn chỉnh câu sau đây: “Công trình nghiên cứu của tôi là về . . .” Câu trả lời có thể là “Công trình nghiên cứu của tôi là về trẻ em có nguy cơ ở trường trung học đệ nhất cấp (12 đến 15 tuổi, ba lớp 7, 8, 9)” hay “Công trình nghiên cứu của tôi là về việc giúp các cán bộ giảng dạy đại học trở thành các nhà nghiên cứu giỏi hơn”. Ở giai đoạn này trong qui trình thiết kế nghiên cứu, hãy diễn đạt cẩn 32 thận câu trả lời cho câu hỏi nói trên sao cho một học giả khác có thể dễ dàng hiểu thấu ý nghĩa của dự án nghiên cứu được đề cập. Một nhược điểm phổ biến của các nhà nghiên cứu mới vào nghề là họ diễn đạt công trình nghiên cứu của họ bằng một ngôn ngữ phức tạp và uyên bác. Quan điểm này có thể là do việc đọc các bài báo đã được công bố mà các bài báo này đã được hiệu đính lại nhiều lần trước khi đem in trên sách báo. Các dự án nghiên cứu tốt và đúng đắn bắt đầu bằng những ý tưởng không phức tạp, thẳng thắn, dễ đọc và dễ hiểu. Những nhan đề dễ hiểu này cũng cần phải phản ánh các nguyên tắc về các nhan đề tốt. Wilkinson (1991) cung cấp lời khuyên hữu ích đối với việc sáng tạo một nhan đề: hãy diễn đạt ngắn gọn và tránh lãng phí từ ngữ. Hãy loại bỏ những từ ngữ như là “Một Cách Tiếp cận đối với” hay “Một Công trình Nghiên cứu về”. Hãy sử dụng một nhan đề đơn (single title) hay một nhan đề kép (double title). Một thí dụ về nhan đề kép là “Một Nghiên cứu Dân tộc học: Hiểu biết Cảm nhận về Chiến tranh của một Trẻ em”. Ngoài những điều suy nghĩ của Wilkinson, hãy xét đến một nhan đề không dài quá 12 chữ, hãy loại bỏ hầu hết các mạo từ và các giới từ (xin lưu ý ở đây nói đến tiếng Anh), và nắm chắc rằng nhan đề này bao gồm trọng tâm hay đề tài của công trình nghiên cứu. Một chiến lược xây dựng đề tài khác là đặt ra đề tài như một câu hỏi ngắn gọn. Câu hỏi gì cần phải được trả lời trong công trình nghiên cứu đề xuất? Nhà nghiên cứu có thể hỏi “Xử lý nào tốt nhất đối với sự chán nản?”, “Là người Ả Rập trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay có ý nghĩa gì?”, hay “Điều gì đưa người ta đến các địa điểm du lịch ở vùng Midwest của Hoa Kỳ?”. Khi phác thảo các câu hỏi như các câu hỏi này, hãy tập trung vào đề tài then chốt trong câu hỏi này như là cột mốc chỉ đường quan trọng cho công trình nghiên cứu. Hãy xét đến cách thức câu hỏi này có thể được mở rộng sau này để có tính mô tả nhiều hơn về công trình nghiên cứu của Anh/Chị (hãy xem Chương 5 về lời phát biểu mục đích nghiên cứu và Chương 6 về các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết). MỘT ĐỀ TÀI CÓ THỂ NGHIÊN CỨU (A RESEARCHABLE TOPIC) Để tích cực nâng đề tài này lên một công trình nghiên cứu còn đòi hỏi suy nghĩ kỹ liệu đề tài này có thể và cần phải được nghiên cứu hay không. Một đề tài có thể được nghiên cứu nếu các nhà nghiên cứu có những người tham gia sẵn lòng phục vụ trong công trình nghiên cứu này. Một đề tài cũng có thể được nghiên cứu nếu các nhà điều tra có đủ các nguồn lực tại những thời điểm then chốt trong công trình nghiên cứu, chẳng hạn như các nguồn lực để thu thập dữ liệu trong một thời kỳ kéo dài và các nguồn lực để phân tích thông tin, như là thông qua các chương trình phân tích dữ liệu hay phân tích văn bản. Vấn đề về cần phải thì phức tạp hơn. Vài yếu tố có thể đi vào quyết định này. Có lẽ yếu tố quan trọng nhất là liệu đề tài này có bổ sung vào khối lượng tri thức nghiên cứu có sẵn về đề tài này hay không. Bước đầu tiên trong bất kỳ dự án nghiên cứu nào là bỏ thì giờ đáng kể trong thư viện để xem xét sự nghiên cứu về một đề tài (hãy xem ở sau trong chương này để biết các chiến lược sử dụng hiệu quả thư viện và các nguồn lực ở thư viện). Nhà nghiên cứu không thể nhấn mạnh quá mức vào điểm này. Các nhà nghiên cứu mới vào nghề có thể đưa ra một công trình nghiên cứu lớn, hoàn chỉnh về mọi phương diện, như là về sự rõ ràng của các câu hỏi nghiên cứu, sự toàn diện của việc thu thập dữ liệu, và sự tinh vi của phép phân tích thống kê. Sau tất cả điều đó, nhà nghiên cứu có thể nhận được sự hỗ trợ rất ít từ các hội đồng khoa hay các nhà lập kế hoạch hội nghị bởi vì công trình nghiên cứu nói trên không thêm được “bất cứ điều gì mới” vào khối lượng nghiên cứu về đề tài. Hãy nêu câu hỏi, “dự án nghiên cứu này đóng góp như thế nào vào tài liệu học thuật?” Hãy xét đến cách thức công trình nghiên cứu này có thể xử lý một đề tài mà cho đến nay chưa được xem xét, mở rộng sự 33 thảo luận bằng cách kết hợp vào những thành phần mới, hay thể hiện lại (hay lặp lại) một công trình nghiên cứu trong những tình hình mới hay với những người tham gia mới. Vấn đề liệu đề tài đang xét có cần phải được nghiên cứu hay không cũng liên quan đến việc liệu có người nào bên ngoài tổ chức hay định chế trực tiếp hoặc khu vực của nhà nghiên cứu sẽ quan tâm đến đề tài này hay không. Cho trước hai đề tài, một đề tài có thể được quan tâm ở cấp vùng và hạn chế và đề tài kia được quan tâm ở cấp toàn quốc, thì tôi sẽ quyết định chọn đề tài sau bởi vì sự hấp dẫn của đề tài này đối với một nhóm khán giả rộng rãi sẽ giúp người đọc đánh giá cao giá trị của công trình nghiên cứu này. Các nhà biên tập tạp chí, các thành viên của các hội đồng hay ủy ban, các nhà lập kế hoạch hội nghị và các cơ quan hay tổ chức cấp tiền đều thích công trình nghiên cứu nào sẽ đến với một nhóm khán giả rộng. Cuối cùng, vấn đề cần phải cũng liên quan đến các mục tiêu cá nhân của nhà nghiên cứu. Hãy xét đến thời gian cần để hoàn thành một dự án nghiên cứu, chỉnh sửa dự án, và phổ biến các kết quả. Bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng nên xét đến việc công trình nghiên cứu và lượng thời gian rất nhiều mà nhà nghiên cứu phải bỏ vào công trình nghiên cứu đó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho mình trong việc nâng cao các mục tiêu về sự nghiệp, dù những mục tiêu này liên quan đến việc thực hiện nhiều nghiên cứu hơn, đạt được một chức vụ trong tương lai, hay tiến đến việc nhận được một văn bằng. Trước khi bắt đầu một đề án hay công trình nghiên cứu, ta cần phải cân nhắc cẩn thận các yếu tố nói trên và hỏi những người khác để biết phản ứng của họ đối với đề tài đang xét. Hãy cố gắng để biết được phản ứng của các bạn đồng sự, những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực, các nhà cố vấn về học thuật và các thành viên hội đồng hay ủy ban của khoa. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU Việc xem xét lại tài liệu trong một công trình nghiên cứu hoàn thành vài mục đích. Việc xem xét lại tài liệu chia sẻ với người đọc các kết quả của những công trình nghiên cứu khác có liên quan chặt chẽ với công trình nghiên cứu hiện được báo cáo. Việc xem xét lại tài liệu thiết lập quan hệ giữa một công trình nghiên cứu với cuộc đối thoại rộng lớn hơn tiếp diễn trong tài liệu về một đề tài, lấp đầy các khoảng trống và mở rộng các công trình nghiên cứu trước đó. (Cooper, 1984; Marshall và Rossman, 1999). Việc xem xét lại tài liệu cung cấp một khuôn khổ để xác lập tầm quan trọng của công trình nghiên cứu đang xét cũng như một chuẩn mực để so sánh các kết quả của một công trình nghiên cứu với các kết quả tìm thấy khác. Tất cả hay một số trong các lý do này có thể là cơ sở cho việc viết thêm phần tài liệu nghiên cứu học thuật vào một công trình nghiên cứu (hãy xem Miller, 1991, để biết một bản liệt kê rộng hơn các mục đích của việc sử dụng tài liệu trong một công trình nghiên cứu). Ngoài vấn đề tại sao sử dụng tài liệu nói trên còn có vấn đề việc sử dụng tài liệu này có thể khác nhau như thế nào trong ba cách tiếp cận nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp. VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG, VÀ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP Trong nghiên cứu định tính, các nhà điều tra sử dụng tài liệu theo cách thức phù hợp với các giả định về học hỏi từ người tham gia, và không định sẵn các câu hỏi cần phải được trả lời trên quan điểm của nhà nghiên cứu. Một trong những lý do chính để tiến hành một công trình nghiên cứu định tính là nghiên cứu này mang tính thăm dò, khảo sát. Điều này có nghĩa rằng chưa có gì nhiều được viết ra về đề tài hay tổng thể đang được nghiên cứu, và nhà nghiên cứu tìm cách lắng nghe những người tham gia trong nghiên cứu và xây dựng sự hiểu biết dựa trên các ý tưởng của họ. 34 Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu trong nghiên cứu định tính thay đổi đáng kể. Trong các công trình nghiên cứu định tính có định hướng về lý thuyết như nghiên cứu theo dân tộc học hay nghiên cứu theo dân tộc học phê phán, tài liệu về một khái niệm văn hóa hay một lý thuyết phê phán từ tài liệu được các nhà nghiên cứu giới thiệu sớm trong một công trình nghiên cứu như là một khuôn khổ định hướng. Trong các công trình nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở, các nghiên cứu tình huống, và các công trình nghiên cứu theo hiện tượng học, tài liệu sẽ phục vụ ít hơn trong việc chuẩn bị cho công trình nghiên cứu. Với cách tiếp cận dựa trên cơ sở học hỏi từ những người tham gia trong nghiên cứu và sự thay đổi theo loại nghiên cứu định tính, chúng ta nhận thấy vài mô hình kết hợp tài liệu vào một công trình nghiên cứu định tính. Tôi đưa ra ba vị trí sắp đặt. Phần xem xét lại tài liệu có thể được sử dụng ở một hay tất cả vị trí này trong công trình nghiên cứu. Như Bảng 2.1 cho thấy, Anh/Chị có thể bao gồm tài liệu vào trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu. Trong cách sắp đặt này, tài liệu cung cấp một bối cảnh hữu ích cho vấn đề khó khăn hay vấn đề đã dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu, chẳng hạn như ai đã viết về vấn đề này, ai đã nghiên cứu vấn đề này, và ai đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này. Dĩ nhiên, “việc đóng khung” vấn đề như thế này phụ thuộc vào các công trình nghiên cứu có sẵn. Ta có thể tìm thấy các thí dụ minh họa về mô hình này trong nhiều công trình nghiên cứu định tính sử dụng các chiến lược điều tra khác nhau. Hình thức thứ hai là xem xét lại tài liệu trong một phần riêng biệt, một mô hình thường đựợc sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Cách tiếp cận này thường xuất hiện khi khán giả gồm có các cá nhân hay những người đọc có định hướng theo định lượng. Hơn nữa, trong các công trình nghiên cứu định tính có định hướng về lý thuyết, như các công trình nghiên cứu theo dân tộc học, và theo lý thuyết phê phán hoặc các công trình nghiên cứu với mục đích tuyên truyền vận động hay khuyến khích sự tham gia của mọi người, thì nhà điều tra có thể sắp đặt thảo luận về lý thuyết và tài liệu vào một phần riêng biệt, thường vào phần đầu của công trình nghiên cứu. Thứ ba, nhà nghiên cứu có thể đưa tài liệu liên quan vào phần cuối của công trình nghiên cứu, ở đó tài liệu được sử dụng để so sánh và đối chiếu với các kết quả (hay các chủ đề hay các phạm trù) mới nổi lên từ công trình nghiên cứu này. Mô hình này đặc biệt thông dụng trong các công trình nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở. Tôi khuyến nghị mô hình này bởi vì mô hình này sử dụng tài liệu theo phép qui nạp. BẢNG 2.1 Việc Sử dụng Tài liệu trong một Công trình Nghiên cứu Định tính Các Thí dụ về các Loại Nghiên cứu Thích hợp Việc Sử dụng Tài liệu Các Tiêu chí Tài liệu được sử dụng để “đóng khung” vấn đề nghiên cứu trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu. Phải có một số tài liệu sẵn có. Thường được sử dụng trong tất cả các công trình nghiên cứu định tính, bất kể loại nghiên cứu. Tài liệu được trình bày trong một phần riêng biệt như là phần “Xem xét lại tài liệu”. Cách tiếp cận thường có thể chấp nhận đối với một nhóm khán giả quen thuộc nhất với cách tiếp cận theo chủ nghĩa thực chứng, truyền thống đối với việc xem xét lại tài liệu. Cách tiếp cận này được sử dụng với các công trình nghiên cứu nào sử dụng một cơ sở lý thuyết và tài liệu mạnh ngay từ lúc đầu của công trình nghiên cứu, chẳng hạn như các nghiên cứu theo dân tộc học, các nghiên 35 cứu theo lý thuyết phê phán. Tài liệu được trình bày ở cuối công trình nghiên cứu; tài liệu trở thành cơ sở để so sánh và đối chiếu các kết quả tìm thấy của công trình nghiên cứu định tính hiện tại. Cách tiếp cận này phù hợp nhất với qui trình “theo phép qui nạp” của nghiên cứu định tính; tài liệu không hướng dẫn hay định hướng công trình nghiên cứu mà trở thành yếu tố trợ giúp một khi đã xác định được các mô thức hay các phạm trù. Cách tiếp cận này được sử dụng trong tất cả các loại thiết kế định tính, nhưng phổ biến nhất với thiết kế theo lý thuyết có cơ sở, ở đó người ta đối chiếu và so sánh lý thuyết của mình với các lý thuyết được tìm thấy trong tài liệu. Mặt khác, nghiên cứu định lượng bao gồm một lượng đáng kể tài liệu ở phần đầu của một công trình nghiên cứu để đưa ra phương hướng cho các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết. Trong việc lập kế hoạch một công trình nghiên cứu định lượng, tài liệu thường được sử dụng ở phần đầu của một công trình nghiên cứu để giới thiệu một vấn đề hay mô tả chi tiết tài liệu hiện hữu trong một phần có đầu đề là “tài liệu liên quan” hay “xem xét lại tài liệu”, hay một cụm từ tương tự. Ngoài ra, tài liệu được đưa vào phần cuối của một công trình nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu so sánh các kết quả của công trình nghiên cứu của mình với các kết quả hiện hữu trong tài liệu. Trong mô hình này, nhà nghiên cứu theo phương pháp định lượng sử dụng tài liệu theo phép suy diễn như là một khuôn khổ cho các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Một phần riêng biệt trình bày về “việc xem xét lại tài liệu” đáng được đề cập một cách đặc biệt, bởi vì đây là một hình thức thông dụng để viết thêm tài liệu vào một công trình nghiên cứu. Phần xem xét lại tài liệu này có thể dưới một số hình thức khác nhau, và hầu như chưa có sự đồng thuận về hình thức nào được ưa thích hơn. Cooper (1984) cho rằng phần xem xét lại tài liệu có thể mang tính hợp nhất (integrative), với việc các nhà nghiên cứu tóm tắt các chủ đề tổng quát trong tài liệu. Mô hình này thông dụng trong các đề án làm luận án tiến sĩ hay các luận án tiến sĩ. Một hình thức thứ hai cũng do Cooper đề xuất là xem xét lại về lý thuyết (theoretical review), trong đó nhà nghiên cứu tập trung vào lý thuyết hiện có mà liên quan đến vấn đề đang được nghiên cứu. Hình thức này xuất hiện trong các bài báo đăng trên tập san hay tạp chí trong đó tác giả kết hợp lý thuyết nói trên vào trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu. Hình thức cuối cùng được Cooper đề xuất là xem xét lại về phương pháp luận (methodological review), trong đó nhà nghiên cứu tập trung vào các phương pháp và các định nghĩa. Những phần xem xét lại này có thể cung cấp không chỉ một bản tóm tắt về các công trình nghiên cứu đã có mà còn một bản phê bình thực sự về những điểm mạnh và những điểm yếu của các phần trình bày về phương pháp. Một số tác giả sử dụng hình thức này trong các luận án tiến sĩ và ở các phần “xem xét lại tài liệu liên quan” trong các bài báo đăng trên tập san. Trong một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, nhà nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định tính hoặc định lượng đối với tài liệu, tùy thuộc vào loại thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp đang được sử dụng. Trong một thiết kế theo trình tự, tài liệu được trình bày trong mỗi giai đoạn theo cách thức phù hợp với loại thiết kế đang được sử dụng trong giai đoạn đó. Thí dụ, nếu công trình nghiên cứu bắt đầu bằng giai đoạn định lượng, thì nhà điều tra rất có thể bao gồm một phần xem xét lại tài liệu đáng kể giúp thiết lập cơ sở lý lẽ cho các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Nếu công trình nghiên cứu bắt đầu bằng giai đoạn định tính, thì phần trình bày về tài liệu ít hơn rất nhiều, và nhà nghiên cứu có thể đưa phần trình bày tài liệu vào cuối của công trình nghiên cứu nhiều hơn―đó là một cách tiếp cận theo phép qui nạp đối với việc sử dụng tài liệu. Nếu nhà nghiên cứu tiến hành một công trình 36 nghiên cứu theo cách xảy ra đồng thời, với trọng số (tầm quan trọng) và sự nhấn mạnh ngang nhau đối với cả dữ liệu định tính lẫn dữ liệu định lượng, thì phần trình bày tài liệu có thể dưới hình thức định tính hoặc định lượng. Cuối cùng, cách tiếp cận đối với việc sử dụng tài liệu trong một dự án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sẽ phụ thuộc vào loại chiến lược và trọng số (tầm quan trọng) tương đối được gắn cho nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng trong công trình nghiên cứu này. Như thế, những đề nghị của tôi đối với việc lập kế hoạch sử dụng tài liệu trong một công trình nghiên cứu định tính, định lượng, hoặc theo các phương pháp hỗn hợp là như sau: • Trong một công trình nghiên cứu định tính, hãy sử dụng tài liệu một cách dè sẻn ở phần đầu của kế hoạch để chuyển tải một thiết kế theo phép qui nạp, trừ khi loại chiến lược định tính đòi hỏi một định hướng về tài liệu quan trọng ngay từ lúc khởi đầu. • Hãy xem xét vị trí thích hợp nhất cho tài liệu trong một công trình nghiên cứu định tính và dựa trên cơ sở khán giả của dự án để đưa ra quyết định này. Hãy luôn nhớ đến ba cách sắp đặt vị trí tài liệu: đặt tài liệu ở phần đầu của công trình nghiên cứu để “đóng khung” (“frame”) vấn đề nghiên cứu, đặt tài liệu trong một phần riêng biệt, và sử dung tài liệu ở cuối của một công trình nghiên cứu để so sánh hay đối chiếu các kết quả trong tài liệu với các kết quả tìm thấy của công trình nghiên cứu hiện tại. • Trong một công trình nghiên cứu định lượng, hãy sử dụng tài liệu theo cách suy diễn như một cơ sở để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. • Hãy sử dụng tài liệu để giới thiệu công trình nghiên cứu, mô tả tài liệu liên quan trong một phần riêng biệt, hay so sánh tài liệu hiện có với các kết quả tìm thấy trong một kế hoạch nghiên cứu định lượng. • Nếu một phần “xem xét lại tài liệu” riêng biệt được sử dụng, thì hãy xét liệu phần xem xét lại này sẽ gồm có các tóm tắt mang tính hợp nhất, các xem xét lại về lý thuyết, hay các xem xét lại về phương pháp luận. Một cách làm tiêu biểu trong việc viết luận án tiến sĩ là đưa ra một phần xem xét lại mang tính hợp nhất. • Trong một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy sử dụng tài liệu theo cách thức phù hợp với loại chiến lược chính và cách tiếp cận―định tính hay định lượng―nổi trội nhất trong thiết kế này. CÁC KỸ THUẬT THIẾT KẾ (DESIGN TECHNIQUES) PHẦN XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU Bất kể Anh/Chị viết phần về tài liệu vào một công trình nghiên cứu định tính, định lượng, hay theo các phương pháp hỗn hợp, có một số bước thật hữu ích trong việc tiến hành xem xét lại tài liệu. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU Việc xem xét lại tài liệu cho một đề án hay một công trình nghiên cứu có nghĩa là tìm ra các công trình nghiên cứu về một đề tài ở đâu và tóm tắt các công trình nghiên cứu này. Thường thì những bản tóm tắt này là tóm tắt các công trình nghiên cứu (bởi vì Anh/Chị đang tiến hành một công trình nghiên cứu), nhưng chúng cũng có thể bao gồm các bài viết về khái niệm hay những mẩu ý tưởng cung cấp khuôn khổ cho việc suy nghĩ về các đề tài. Không có một cách duy nhất đúng để tiến hành việc xem xét lại tài liệu, nhưng nhiều nhà học thuật tiến hành theo một kiểu cách có hệ thống để thể hiện, đánh giá, và 37 tóm tắt tài liệu. Bước 1 Bắt đầu bằng việc xác định những từ ngữ then chốt hữu ích trong việc tìm ra vị trí chính xác của tài liệu trong một thư viện học thuật ở một trường hay viện đại học. Các từ ngữ then chốt này có thể xuất hiện trong việc xác định một đề tài, hoặc các từ ngữ có thể có được do những bài đọc sơ bộ trong thư viện. Bước 2 Với những từ ngữ then chốt này trong đầu, tiếp theo là vào thư viện và bắt đầu lục trong danh mục (catalô) của thư viện để tìm các bộ sưu tập thư viện nắm giữ (holdings) (nghĩa là các tạp chí hay tập san và các cuốn sách). Hầu hết các thư viện lớn đều có các cơ sở dữ liệu được máy tính hóa về các bộ sưu tập thư viện nắm giữ. Tôi đề nghị ban đầu hãy tập trung vào các tạp chí hay tập san và sách liên quan đến đề tài đang xét. Tôi cũng đề nghị bắt đầu lục tìm trong các cơ sở dữ liệu máy tính hóa thường được rà soát lại bởi các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội, chẳng hạn như ERIC, PsycINFO, Sociofile, và the Social Science Citation Index (Thư mục Trích dẫn Khoa học Xã hội) (các cơ sở dữ liệu này sẽ được xem xét lại chi tiết hơn ở sau trong sách). Các cơ sở dữ liệu này có sẵn trực tuyến bằng cách sử dụng web site của thư viện, hay chúng có thể có sẵn trên CD- ROM trong thư viện. Bước 3 Ban đầu tôi sẽ cố gắng tìm ra khoảng 50 báo cáo nghiên cứu trong các bài báo hay các cuốn sách liên quan đến nghiên cứu về đề tài của tôi. Tôi sẽ dành ưu tiên cho việc tìm kiếm các bài báo đăng trên tạp chí hay tập san và các cuốn sách bởi vì dễ tìm ra và nhận được chúng. Tôi sẽ xác định xem các bài báo và các cuốn sách này có được giữ trong thư viện học thuật của trường tôi hay liệu tôi có cần phải đặt mang đến bằng việc mượn sách báo giữa các thư viện hay có cần phải mua thông qua một cửa hiệu sách hay không. Bước 4 Sử dụng tập hợp ban đầu các bài viết (bài báo hay chương sách) này, kế đó tôi sẽ đọc nhanh các bài viết này và sao chụp các bài viết nào quan trọng đối với đề tài của tôi. Trong quá trình chọn lựa, tôi sẽ xem kỹ phần tóm tắt và đọc lướt bài báo hay chương sách. Trong suốt quá trình này, tôi sẽ cố gắng đơn giản là có được một nhận thức về việc liệu bài báo hay chương sách này sẽ góp phần hữu ích vào sự hiểu biết của tôi về tài liệu nghiên cứu học thuật hiện có hay không. Bước 5 Khi tôi đã xác định được tài liệu hữu ích, tôi bắt đầu thiết kế bản đồ tài liệu của tôi, đây là một bức tranh trực quan về tài liệu nghiên cứu về đề tài của tôi. Có vài khả năng để vẽ bản đồ này (sẽ được thảo luận sau). Bức tranh này cung cấp một công cụ tổ chức hữu ích cho việc xác định vị trí (định vị) công trình nghiên cứu của riêng tôi trong phạm vi khối lượng tài liệu rộng lớn hơn về đề tài. 38 Bước 6 Đồng thời với việc tôi tổ chức tài liệu thành bản đồ tài liệu của tôi, tôi cũng bắt đầu dự thảo các bản tóm tắt về những bài viết quan trọng nhất. Các bản tóm tắt này được kết hợp thành bản xem xét lại tài liệu cuối cùng mà tôi viết cho đề án hay công trình nghiên cứu của tôi. Ngoài ra, tôi bao gồm những lời trình bày tài liệu tham khảo chính xác đối với tài liệu bằng cách sử dụng một kiểu cách thích hợp, chẳng hạn như kiểu cách viết trong sách hướng dẫn về kiểu cách của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2001), thế nào để tôi có một danh mục tài liệu tham khảo đầy đủ để sử dụng ở cuối đề án hay công trình nghiên cứu của tôi. Bước 7 Sau khi tóm tắt tài liệu, kế đến tôi tập hợp lại để xây dựng phần xem xét lại tài liệu, trong đó tôi cấu trúc tài liệu theo chủ đề hay tổ chức tài liệu phân theo các khái niệm quan trọng được đề cập trong công trình nghiên cứu. Tôi sẽ kết thúc phần xem xét lại tài liệu của tôi bằng một tóm tắt về các chủ đề chính được tìm thấy trong tài liệu và đề nghị rằng chúng ta cần nghiên cứu thêm về đề tài tôi đã đưa ra theo phương hướng của công trình nghiên cứu đề xuất của tôi. Để phát triển dựa vào các điểm then chốt trong bảy bước của qui trình này, trước tiên chúng ta sẽ xét đến các kỹ thuật hữu ích trong việc tiếp cận tài liệu một cách nhanh chóng thông qua các cơ sở dữ liệu. Các Cơ sở Dữ liệu Máy tính hóa (Computerized Databases) Việc truy tìm thông tin đã trở thành biên giới phát triển khoa học kế tiếp đối với các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. Bằng cách sử dụng các động cơ tìm kiếm (search engines), các nhà nghiên cứu có thể xác định vị trí tài liệu trực tuyến cho việc xem xét lại tài liệu. Hơn nữa các bộ sưu tập (tạp chí và sách) của thư viện có thể được quét một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng hệ thống catalô trực tuyến máy tính hóa. Một cuộc điều tra/khảo sát về các thư viện học thuật đã báo cáo rằng 98% của 119 thư viện nghiên cứu học thuật đã có các bản ghi thư mục (bibliographic records) về sách và tạp chí “trực tuyến” cho việc truy cập bằng máy tính (Krol, 1993). Bằng việc sử dụng Internet, các bộ sưu tập trong catalô của các thư viện khắp nước Mỹ cũng có sẵn, một thí dụ là hệ thống CARL (Colorado Association of Research Libraries – Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu ở Colorado) ở Colorado. Hệ thống này cung cấp đủ loại văn bản trực tuyến, các thư mục về các chương trình của trường kiểu mẫu, các bài phê bình sách trực tuyến, những dữ kiện về khu vực thành phố Denver, và một cơ sở dữ liệu về giáo dục về môi trường (Krol, 1993). Các cơ sở dữ liệu hiện có sẵn trong các thư viện tạo ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu tiếp cận hay truy cập một cách nhanh chóng hàng ngàn tạp chí hay tập san, các bài viết trong các hội nghị, và các tài liệu. Vài cơ sở dữ liệu hình thành bộ công cụ về các nguồn lực cho nhà nghiên cứu khoa học xã hội ngày nay. Hệ thống ERIC (Educational Resources Information Center – Trung tâm Thông tin Nguồn lực về Giáo dục) có sẵn trên CD-ROM và trực tuyến (hãy xem www.accesseric.org). Cơ sở dữ liệu này cho phép truy cập đến gần 1 triệu bản tóm tắt về các tài liệu và các bài báo đăng trên tạp chí về nghiên cứu và thực hành về giáo dục. Hệ thống ERIC gồm có hai phần: CIJE, (Current Index to Journals in Education – Thư mục Hiện hành về Tạp chí về Giáo dục, 39 1969– ) và RIE, (Resources in Education – Các Nguồn lực về Giáo dục) Trung tâm Thông tin Nguồn lực về Giáo dục, 1975– ). Để sử dụng tốt nhất hệ thống ERIC, điều quan trọng là xác định “các bộ mô tả” (“descriptors”) thích hợp cho đề tài đang xét. Các nhà nghiên cứu có thể lục lọi một tự điển về các thuật ngữ bằng cách sử dụng ERIC Thesaurus (Trung tâm Thông tin Nguồn lực về Giáo dục, 1975). Tuy nhiên, sự lục lọi ngẫu nhiên Thesaurus để tìm các bộ mô tả có thể mất nhiều thời gian và không hiệu quả. Một cách khác là Anh/Chị có thể sử dụng qui trình sau đây: 1. Đọc nhanh qua mục lục chủ đề được tìm thấy ở cuối mỗi CIJE (Thư mục Hiện hành về Tạp chí về Giáo dục) và RIE (Các Nguồn lực về Giáo dục) hoặc chạy chuơng trình tìm kiếm trên máy tính ERIC (Trung tâm Thông tin Nguồn lực về Giáo dục) bằng cách sử dụng các từ khóa (keywords) có vẻ gần giống với đề tài của Anh/Chị. Hãy tìm một công trình nghiên cứu càng tương tự càng tốt với dự án nghiên cứu của Anh/Chị. 2. Khi Anh/Chị tìm ra một công trình nghiên cứu, hãy xem xét các bộ mô tả được sử dụng cho bài viết đó. Hãy chọn các bộ mô tả chủ yếu được sử dụng để mô tả bài viết đó (hãy xem các thuật ngữ về bộ mô tả trong bản tóm tắt (bản trích yếu)). 3. Hãy sử dụng các bộ mô tả chủ yếu này trong việc chạy chương trình tìm kiếm trên máy tính của Anh/Chị. Theo cách này, Anh/Chị sử dụng các bộ mô tả mà những người ở ERIC Clearinghouses (các tổ chức thu thập và cung cấp thông tin về một chủ đề cụ thể của ERIC) đã sử dụng để lập danh mục các bài viết cho hệ thống ERIC. Điều này tối đa hóa khả năng tìm ra các bài viết phù hợp với công trình nghiên cứu được lập kế hoạch của Anh/Chị. Thư mục Trính dẫn Khoa học Xã hội (Social Sciences Citation Index) (Viện Thông tin Khoa học, 1969– ) cũng có sẵn trên CD-ROM và được giữ ở nhiều thư viện học thuật. Thư mục Trích dẫn Khoa học Xã hội (SSCI) bao trùm vào khoảng 5.700 tạp chí tiêu biểu cho hầu như mọi ngành trong khoa học xã hội. SSCI có thể được sử dụng để tìm ra các bài viết và các tác giả đã tiến hành nghiên cứu về một đề tài. SSCI đặc biệt hữu ích trong việc tìm ra các công trình nghiên cứu có tham khảo một công trình nghiên cứu quan trọng. SSCI giúp Anh/Chị có thể lần ra tất cả công trình nghiên cứu, kể từ khi xuất bản một công trình nghiên cứu then chốt, mà đã trích dẫn công trình then chốt này. Bằng việc sử dụng hệ thống này, Anh/Chị có thể xây dựng một danh sách theo thứ tự thời gian về các tài liệu tham khảo minh chứng cho sự tiến hóa trong lịch sử của một ý tưởng hay một nghiên cứu. Một cơ sở dữ liệu trên CD-ROM khác là Cơ sở dữ liệu Quốc tế về các bản Tóm tắt Luận án Tiến sĩ (Dissertation Abstracts International) (University Microfilms, 1938– ). Cơ sở này có chứa các bản tóm tắt về các luận án tiến sĩ được nộp lên bởi gần 500 tổ chức tham gia trên khắp thế giới. Trong việc xem xét lại tài liệu đầy đủ cho một luận án tiến sĩ, hãy xác định tất cả tài liệu tham khảo, bao gồm cả các luận án tiến sĩ, trong cuộc tìm kiếm. Hãy tìm một ít luận án tiến sĩ tốt từ những tổ chức được tôn trọng mà xử lý một đề tài càng gần giống càng tốt với đề tài nghiên cứu của Anh/Chị. Để tìm ra các nghiên cứu trong xã hội học hoặc về các đề tài xử lý các khái niệm về xã hội học, hãy tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Các Tóm tắt về Xã hội học (Sociological Abstracts) (1953– ), có sẵn trên một CD-ROM có tên là Sociofile. Các Tóm tắt về Xã hội học có sẵn từ Các Tóm tắt về Khoa học Cambridge (hãy xem Web site của nó ở http://infoshare1.princeton.edu:2003/databases/about/tips/html/sociofile.html). Cơ sở dữ liệu này có chứa các bản tóm tắt của các bài viết trong hơn 2.500 tạp chí cũng như các bài điểm sách và các bản tóm tắt về các luận án tiến sĩ và sách. Đối với các công trình nghiên cứu về tâm lý học, hãy xem xét PsycINFO (xem www.apa.org/psyinfo/about/), hướng dẫn đối với 40 Các Bản Tóm tắt về Tâm lý học (Psychological Abstracts) (1927– ). Cơ sở dữ liệu này lập thư mục hơn 850 tạp chí dưới 16 phạm trù hay loại thông tin khác nhau. Cơ sở dữ liệu này có sẵn trong các thư viện học thuật dưới dạng CD-ROM và có sẵn như một phiên bản trên Web site. Tóm lại, tôi đề xuất những điều sau đây: • Hãy sử dụng các nguồn lực máy tính hóa có sẵn trong thư viện học thuật của Anh/Chị, như là các phiên bản CD-ROM hay Web site để truy cập tài liệu về đề tài của Anh/Chị • Hãy truy cập nhiều cơ sở dữ liệu để tiến hành việc xem xét lại kỹ hưỡng về tài liệu. Hãy lục lọi các cơ sở dữ liệu ERIC, SSCI, PsycINFO, Sociofile, và Dissertation Abstracts International (Cơ sở Dữ liệu Quốc tế về các Bản Tóm tắt Luận án Tiến sĩ). Thứ tự Ưu tiên đối với các Nguồn lực trong Tài liệu (A Priority for Resources in the Literature) Tôi đề xuất các nhà nghiên cứu thiết lập một thứ tự ưu tiên trong việc tìm kiếm tài liệu. Các loại tài liệu nào có thể được xem xét lại, và theo thứ tự ưu tiên nào? Hãy xét những điều sau đây: 1. Đặc biệt nếu Anh/Chị đang xem xét một đề tài lần đầu tiên và không biết gì về sự nghiên cứu đã có về đề tài này, hãy bắt đầu bằng những sự tổng hợp rộng về tài liệu, như là những bản tổng quan được tìm thấy trong các bách khoa toàn thư (thí dụ, Aikin, 1992; Keeves, 1988). Anh/Chị có thể cũng tìm các bản tóm tắt về tài liệu về đề tài của Anh/Chị được trình bày trong các bài viết trên tạp chí hay các bộ tóm tắt hay trích yếu (thí dụ, Annual Review of Psychology (Tạp chí Hàng năm về Tâm lý học), 1950– ). 2. Kế đến, chuyển sang các bài viết trên tạp chí đăng trên các tạp chí toàn quốc được tôn trọng, đặc biệt là những bài viết báo cáo về các công trình nghiên cứu. Bằng thuật ngữ nghiên cứu (research), tôi muốn nói rằng tác giả hay các tác giả đặt ra một câu hỏi hay giả thuyết, thu thập dữ liệu, và cố gắng trả lời câu hỏi đó hay chứng minh giả thuyết đó. Hãy bắt đầu với các công trình nghiên cứu gần đây nhất về đề tài của Anh/Chị, rồi đi lùi từ từ trở lại theo thời gian. Trong các bài viết trên tạp chí này, hãy khai thác tiếp các tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài viết này để có nhiều nguồn hơn để xem xét. 3. Hãy chuyển sang các cuốn sách liên quan đến đề tài của Anh/Chị. Hãy bắt đầu với các tập chuyên khảo về nghiên cứu (research monographs) tóm tắt tài liệu nghiên cứu học thuật, sau đó xem xét đến các cuốn sách toàn bộ viết về một đề tài duy nhất hay có các chương được viết bởi các tác giả khác nhau. 4. Tiếp theo việc tìm kiếm nói trên, hãy tìm các bài viết trong các hội nghị mới diễn ra về một đề tài. Thường thì các bài viết trong hội nghị báo cáo những phát triển mới nhất trong nghiên cứu. Hãy tìm những hội nghị toàn quốc quan trọng và các bài viết được phát ra tại các hội nghị đó. Hầu hết các hội nghị quan trọng đều đòi hỏi hoặc yêu cầu các tác giả nộp các bài viết của họ để đưa vào các thư mục được máy tính hóa. Hãy tiếp xúc với các tác giả của các công trình nghiên cứu. Hãy tìm cho ra họ tại các hội nghị. Hãy viết thư hay điện thoại cho họ hỏi xem họ có biết các công trình nghiên cứu liên quan đến công trình nghiên cứu đề xuất của Anh/Chị và hỏi xem liệu họ có một công cụ có thể được sử dụng hay được sửa đổi để sử dụng trong công trình nghiên cứu của Anh/Chị hay không. 41 [...]... công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng tài liệu nghiên cứu học thuật để trình bày các kết quả của các công trình nghiên cứu tương tự, để nêu lên quan hệ giữa công trình nghiên cứu hiện tại với cuộc đối thoại tiếp diễn trong tài liệu, và để cung cấp một khuôn khổ cho việc so sánh các kết quả của một công trình nghiên cứu với các công trình nghiên cứu khác Đối với các thiết kế nghiên cứu định... khứ mà dự án nghiên cứu của cô sẽ mở rộng Cô đã đề xuất công trình nghiên cứu này dựa trên những ý tưởng do các tác giả khác đề nghị trong các phần trình bày nghiên cứu trong tương lai” của các công trình nghiên cứu của họ Tóm tắt các Công trình Nghiên cứu Khi xem xét lại nội dung của các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ghi chép thông tin thiết yếu từ các công trình nghiên cứu này đề sử... (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 20 01)) Kế đến, tôi đã xem xét lại mục đích chủ yếu của công trình nghiên cứu Tiếp theo, tôi đưa ra thông tin về việc thu thập dữ liệu Tôi đã kết thúc bằng việc trình bày các kết quả chính của công trình nghiên cứu và trình bày những ý nghĩa thực tiễn của các kết quả này Làm sao tóm tắt những bài nghiên cứu (studies) mà không phải là công trình nghiên cứu trong đó tác giả đặt... cách (style manual) (thí dụ, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 20 01) Hãy trích ra những thông tin về nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu nói trên, bao gồm vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, và các kết quả cuối cùng Sau cùng, hãy xét đến toàn bộ cấu trúc cho việc tổ chức, sắp xếp các nghiên cứu này Một mô hình là phân chia toàn bộ phần xem xét lại... studies) – như là bài tiểu luận, bài quan điểm, bài nghiên cứu về loại hình hay hệ thống phân loại, và bài tổng hợp nghiên cứu trong quá khứ? Khi tóm tắt những nghiên cứu phi thực nghiệm (non-empirical studies) này, nhà nghiên cứu nên • Đề cập đến vấn đề được giải quyết bởi bài viết hay cuốn sách • Xác định chủ đề trung tâm của nghiên cứu đó • Trình bày các kết luận chính liên quan đến chủ đề nói trên •... tục), và các kết quả thường được báo cáo vào khoảng cuối của bài báo Trong các phần trình bày các kết quả, hãy tìm những đoạn trong đó các nhà nghiên cứu báo cáo thông tin để trả lời hay giải quyết mỗi câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết Đối với các công trình nghiên cứu dài bằng cả cuốn sách, hãy tìm cùng những điểm như thế Hãy xét thí dụ sau đây Thí dụ 2. 1 Xem xét lạI một Công trình Nghiên cứu Định lượng... Trong nghiên cứu định tính, tài liệu giúp cung cấp chứng cứ để chứng minh vấn đề nghiên cứu, nhưng tài liệu không hạn chế hay gò bó các quan điểm của những người tham gia vào nghiên cứu Một cách tiếp cận phổ biến là đưa nhiều tài liệu hơn vào phần cuối của công trình nghiên cứu định tính so với vào phần đầu Trong nghiên cứu định lượng, tài liệu không những giúp cung cấp chứng cứ để chứng minh vấn đề nghiên. .. đề nghiên cứu mà còn gợi ý những câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết khả dĩ cần phải giải quyết Một phần “xem xét lại tài liệu” riêng biệt thường được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu định lượng Trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, việc sử dụng tài liệu sẽ phụ thuộc vào loại chiến lược điều tra và trọng số hay tầm quan trọng được gắn cho nghiên cứu định tính hay nghiên cứu định lượng... lưỡng tài liệu của nhà nghiên cứu • Sau khi tổ chức tài liệu thành một biểu đồ, Janovec xem xét các nhánh của hình nói trên (Hình 2. 1) mà cung cấp điểm bật hay tạo đà cho công trình nghiên cứu đề xuất của cô Cô đặt một hộp có tên là “cần nghiên cứu (hay “công trình nghiên cứu được đề xuất”) ở dưới cùng của bản đồ tài liệu, cô xác định một cách ngắn gọn tính chất của công trình nghiên cứu được đề xuất này... bản các bài viết Bản đồ Tài liệu về Nghiên cứu về một Đề tài (A Literature Map of the Research) Một trong những công việc đầu tiên đối với một nhà nghiên cứu làm việc với một đề tài mới là tổ chức tài liệu về đề tài này Điều này làm cho nhà nghiên cứu hiểu biết được công trình nghiên cứu của mình về đề tài này bổ sung thêm, mở rộng, hay sao chép như thế nào nghiên cứu đã được người khác hoàn tất Một . trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng tài liệu nghiên cứu học thuật để trình bày các kết quả của các công trình nghiên cứu tương tự, để nêu lên quan hệ giữa công trình nghiên cứu hiện. một công trình nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu so sánh các kết quả của công trình nghiên cứu của mình với các kết quả hiện hữu trong tài liệu. Trong mô hình này, nhà nghiên cứu theo phương. trình nghiên cứu của họ. Tóm tắt các Công trình Nghiên cứu Khi xem xét lại nội dung của các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ghi chép thông tin thiết yếu từ các công trình nghiên

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan