HD ôn thi giải toán Sinh trên máy CASIO

31 586 1
HD ôn thi giải toán Sinh trên máy CASIO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔN SINH HỌC 1. NỘI DUNG THI: Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Sinh học THPT (cơ bản và nâng cao). Trong đó cần chú ý đến kĩ năng tính toán bằng máy tính. Nội dung cụ thể như sau: Phân môn Chủ đề Phần I. Sinh học tế bào Chương I: Thành phần hóa học của tế bào Chương II: Cấu trúc của tế bào Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào Chương IV: Phân bào - Các nguyên tố hóa học của tế bào và nước - Cacbohiđrat (sacacrit) và lipit - Prôtêin - Axit nuclêic - Tế bào nhân sơ - Tế bào nhân thực - Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Chuyển hóa năng lượng - Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất - Hô hấp tế bào - Hóa tổng hợp và quang tổng hợp - Chu kì tế bào và các hình thức phân bào - Nguyên phân - Giảm phân Phần II. Sinh học vi sinh vật Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật Chương III: Vi rút và bệnh truyền nhiễm - Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật - Các quá trình tổng hợp ở vi sinh vật và ứng dụng - Các quá trình phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng - Sinh trưởng của vi sinh vật - Sinh sản của vi sinh vật - Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật - Ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của vi sinh vật - Cấu trúc các loại vi rút - Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ 1 Phần III. Di truyền học Chương I. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Tự sao chép của ADN, gen và mã di truyền - Sinh tổng hợp prôtêin - Điều hoà hoạt động của gen - Đột biến gen - Nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Quy luật phân li - Quy luật phân li độc lập - Sự tác động của nhiều gen. Tính đa hiệu của gen - Di truyền liên kết - Di truyền liên kết với giới tính - Di truyền ngoài NST - Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen Phần IV. Sinh thái học Chương I. Cơ thể và môi trường Chương II. Quần thể sinh vật Chương III. Quần xã sinh vật Chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái - Mối quan hệ giữa sinh vật với các nhân tố môi trường - Khái niệm và các đặc trưng của quần thể - Kích thước và sự tăng kích thước quần thể - Sự tăng trưởng kích thước quần thể - Biến động kích thước hay số lượng cá thể của quần thể - Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của quần xã - Mối quan hệ giữa các loài trong quần xã - Mối quan hệ dinh dưỡng - Diễn thế sinh thái - Hệ sinh thái - Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái - Dòng năng lượng trong hệ sinh thái - Sinh quyển 2. CẤU TRÚC BẢN ĐỀ THI Bản đề thi gồm có 10 bài toán nằm trong giới hạn nội dung đề thi trong chương trình môn học, cấp học. Các bài toán có yêu cầu về cách giải và kĩ thuật tính toán có sự hỗ trợ của máy tính cầm tay. Mỗi bài trong đề thi gồm 3 phần: Phần đầu bài toán, phần ghi cách giải và phần ghi kết quả. (Phần đầu bài là một bài toán tự luận của bộ môn được in sẵn trong đề thi. Phần ghi cách giải: yêu cầu thí sinh lược ghi tóm tắt cách giải bằng chữ và biểu thức cần tính toán kết quả. Phần kết quả: ghi đáp số của bài toán). 2 3. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VÀ TÍNH ĐIỂM Để giải một bài toán Sinh học, thí sinh phải ghi tương ứng tóm tắt cách giải và đáp số vào phần “Cách giải” và phần “Kết quả” có sẵn trong bản đề thi. Mỗi bài toán được chấm điểm theo thang điểm 5. Phân bố điểm như sau: Phần cách giải 2,5 điểm và phần tính toán ra kết quả (có thể chính xác tới 4 chữ số thập phân) 2,5 điểm. Điểm của một bài toán bằng tổng điểm của 2 phần trên. Điểm của bài thi là tổng điểm thí sinh làm được (không vi phạm qui chế thi) của 10 bài toán trong bài thi. 4. VÍ DỤ VÀ CÁCH GIẢI Bài 1 Ở một loài thực vật, nếu các gen trên một NST đều liên kết hoàn toàn thì khi tự thụ phấn nó có khả năng tạo nên 1024 kiểu tổ hợp giao tử. Trong một thí nghiệm người ta thu được một số hợp tử. Cho ¼ số hợp tử phân chia 3 lần liên tiếp, 2/3 số hợp tử phân chia 2 lần liên tiếp, còn bao nhiêu chỉ qua phân chia 1 lần. Sau khi phân chia số NST tổng cộng của tất cả các hợp tử là 580. Hỏi số noãn được thụ tinh? Cách giải Kết quả Vì là thực vật tự thụ phấn nên có số kiểu giao tử là √1024 = 32 . Suy ra số NST trong bộ NST 2n là 10. Gọi x là số hợp tử thu được trong thí nghiệm (x cũng là số noãn được thụ tinh) ta có phương trình: (1/4 )x.2 3 + (2/3)x.2 2 + [x – (x/4 + 2x/3)].2 = 580 : 10 = 58 (29/6)x = 58. Suy ra x = 12. Vậy ta có x = 12. * Thao tác máy tính: - Bật máy ấn phím AC và các phím số 1, 0, 2, 4 rồi ấn phím √ - Ấn phím AC và các phím số 5, 8 rồi ấn phím ÷ và các phím số 2, 9 sau đó ấn phím × và phím số 6, cuối cùng ấn phím = ta có kết quả. Bài 2 Trên 1 cá thể rày nâu, tại vùng sinh sản có 4 tế bào A, B, C, D chúng phân chia trong 1 thời gian bằng nhau và thu hút của môi trường nội bào 1098.10 3 nucleotit các loại. Qua vùng sinh trưởng tới vùng chín, các tế bào này lại đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 1342.10 3 nucleotit các loại để tạo thành 88 giao tử. Hãy cho biết số giao tử do mỗi tế bào trên sinh ra là bao nhiêu ? Cá thể thuộc giới tính gì ? Cách giải Kết quả Gọi x là số nucleotit có trong mỗi tế bào (x nguyên, dương), ta có số nucleotit có trong tất cả các tế bào sau khi phân chia ở vùng sinh sản là : 1098.10 3 + 4.x Tại vùng chín mỗi NST chỉ nhân đôi có 1lần thực hiện giảm phân do đó số nucleotit đòi hỏi môi trường cung cấp đúng bằng - Số giao tử do mỗi tế bào trên sinh ra là : 4 - Cá thể đó là con đực. 3 số nucleotit có trong các tế bào. Do đó ta có : 1098.10 3 + 4.x = 1342.10 3 Vậy x = 61000 nucleotit Vậy tổng số các tế bào đi vào vùng chín là 1342.10 3 : 61000 = 22 tế bào Suy ra số giao tử do mỗi tế bào trên sinh ra là 88 : 22 = 4. Vậy cá thể đó là con đực. * Thao tác máy tính - Bật máy ấn phím AC và các phím số 1, 3, 4, 2 sau đó ấn phím – và các phím số 1, 0, 9, 8 ấn phím = và phím ÷ rồi ấn phím số 4 và phím = - Nhấn phím số 1342 rồi ấn phím ÷ và phím số 61 với phím = - Nhấn phím AC và các phím số 8,8 sau đó ấn phím chia và các phím số 22 rồi ấn phím =. Bài 3 Lai 2 cá thể đều dị hợp tử 2 cặp gen, mỗi gen trên 1 NST thường. Tại vùng sinh sản trong cơ quan sinh dục của cá thể đực có 4 tế bào A, B, C, D phân chia liên tiếp nhiều đợt để hình thành các tế bào sinh dục sơ khai, sau đó tất cả đều qua vùng sinh trưởng và tới vùng chín để hình thành giao tử. Số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A sinh ra bằng tích số của các tế bào sinh dục sơ khai do tế bào A và tế bào B sinh ra. Số giao tử do các tế bào có nguồn gốc từ tế bào C sinh ra gấp đôi số giao tử có nguồn gốc từ tế bào A. Số giao tử do các tế bào có nguồn gốc từ tế bào D sinh ra đúng bằng số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ tế bào A. Tất cả các giao tử đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ có 80% đạt kết quả. Tính ra mỗi kiểu tổ hợp giao tử đã thu được 6 hợp tử. Nếu thời gian phân chia tại vùng sinh sản của các tế bào A, B, C, D bằng nhau thì tốc độ phân chia của tế bào nào nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu lần ? Cách giải Kết quả 2 cá thể đều dị hợp tử 2 cặp gen, mỗi gen trên 1 NST thường do đó các cặp gen phân li độc lập, vậy số kiểu giao tử là : 2 2 .2 2 = 16 (kiểu) Số hợp tử thu được là 16.6 = 96 (hợp tử ) Vì hiệu quả thụ tinh là 80% nên số giao tử được hình thành là : 96.80% = 120 (giao tử) Suy ra số tế bào sinh dục sơ khai đực tham gia giảm phân là 120 : 4 = 30 Gọi x, y, z, t lần lượt là số tế bào sinh dục sơ khai có nguồn gốc từ các tế bào A, B, C, D. Ta có hệ phương trình : x + y +z + t = 30 y = 4 x.y = 4.x z = 2x 4t = x x + 4 + 2x +t = 30 3x + t = 26 4t – x = 0 Giải hệ phương trình ta được x = 8 và t = 2 suy ra z = 16 Số lần phân bào tính theo công thức 2 k (k là số lần phân bào) ta có : k A = 3, k B = 2, k C = 4, k D = 1 Vậy tỉ lệ tốc độ phân bào của các tế bào A, B, C, D là : V A : V B :V C : V D = 3 : 2 : 4 : 1. * Thao tác máy tính : 4 - Bật máy, nhấn phím MODE và O để thực hiện các phép toán thông thường sau đó nhấn phím số 2 rồi nhấn phím SHIFT và phím X 2 , nhấn phím X và phím số 2 rồi nhấn phím SHIFT và phím X 2 , phím = - Nhấn tiếp phím X và phím số 6, phím = - Nhấn tiếp phím ÷ và phím số 8, 0 sau đó ấn phím SHIFT và phím = - Nhấn tiếp phím ÷ và phím số 4 và phím = - Nhấn MODE 2 3 DATA 1 DATA 26 DATA 1 +/- DATA 4 DATA 0 DATA (kết quả x = 8) DATA (kết quả t = 2). Bài 4 Một gen chỉ huy tổng hợp chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có tỉ lệ T/ X = 0,6. Một đột biến xảy ra tuy không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng đã làm thay đổi tỉ lệ nói trên. a. Khi tỉ lệ T/ X trong gen đột biến ≈ 60,43%, hãy cho biết: + Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến gì? + Số liên kết hyđrô trong gen đột biến thay đổi như thế nào? + Chuỗi polipeptit của gen đột biến khác với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường như thế nào? b. Khi tỉ lệ T/ X ≈ 59,57% hãy cho biết: + Cấu trúc của gen đã thay đổi như thế nào? Đây là kiểu đột biến gì? + Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào? Cách giải Kết quả Chuỗi pôlipeptit của gen đó có 198 axit amin, chứng tỏ mạch mang mã gốc có 198 + 1 + 1 = 200 codon  Số nuclêôtit của gen (N) là: (200 x 3) 2 = 1200 nuclêôtit. Áp dụng công thức T + X = ½ N. Khi T = 0,6X ta có 0,6X + X = ½ N N = 1200 nên 0,6X + X = 600 ; X = 375 ; T = 225. a. Trong gen đột biến có T/X ≈ 60,43% + Xác định kiểu đột biến gen: Vì đột biến không làm thay đổi số nuclêôtit trong gen nhưng làm thay đổi tỉ lệ T/X nên đây là kiểu đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. Ta cần xác định số cặp nuclêôtit bị thay thế. Ở đây tỉ lệ T/X tăng chứng tỏ cặp G – X thay bằng cặp A – T Từ số liệu ở đề bài, gọi x là số cặp nuclêôtit bị thay thế, ta có phương trình: (T + X)/ (X – x) = (225 + x) / (375 – x) ≈ 0,6043 225 + x ≈ 226,61 – 0,6043x x ≈ 1 Vậy một cặp G – X thay bằng một cặp A – T + Số liên kết hyđrô (H) trong gen sẽ bị thay đổi như sau: - Trong gen ban đầu 2A + 3G = H ; 450 + 1125 = 1575 - Trong gen đột biến (226 x 2) + (374 x 3) = 425 + 1122 = 1574. Gen đột biến kém gen bình thường 1 liên kết hyđrô a/+ Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến thay thế cặp G – X bằng một cặp A – T + Số liên kết hyđrô trong gen đột biến thay đổi : Gen đột biến kém gen bình thường 1 liên kết hyđrô. + Chuỗi polipeptit của gen đột biến khác với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường về 1 axit amin vì thay 1 codon này bằng 1codon khác. Trường hợp codon mới được thay vẫn cùng mã hóa axit amin đó thì đột biến không làm thay đổi chuỗi pôlipeptit. b/ Vậy đột biến gen làm cho 1 cặp A – T thay bằng 1 cặp G – X + Số liên kết hyđrô trong gen đột biến sẽ là: H = 2A + 3G = (224 x 2) + (376 x 3) = 1576 5 + Chuỗi pôlipeptit của gen đột biến có thể khác chuỗi pôlipeptit do gen bình thường về 1 axit amin vì thay 1 codon này bằng 1codon khác. Trường hợp codon mới được thay vẫn cùng mã hóa axit amin đó thì đột biến không làm thay đổi chuỗi pôlipeptit. b. Khi tỉ lệ T/ X ≈ 59,57% (có nghĩa là X tăng, T giảm) + Xác định sự biến đổi trong cấu trúc của gen và kiểu đột biến gen. Từ số liệu ở đầu bài, gọi x là số cặp nuclêôtit bị thay thế ta có phương trình: (225 – x) / (375 + x) ≈ 59,57%. Giải phương trình ta có x ≈ 1. Vậy đột biến gen làm cho 1 cặp A – T thay bằng 1 cặp G – X + Số liên kết hyđrô trong gen đột biến sẽ là: H = 2A + 3G = (224 x 2) + (376 x 3) = 1576 Bài 5 Một gen mã hóa chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có T/ X = 0,6. Một đột biến làm thay đổi số nuclêôtit trong gen, làm cho tỉ lệ T/X ≈ 60,27%. a. Cấu trúc của gen đột biến đã bị biến đổi như thế nào? b. Nếu đột biến đó xảy ra ở codon thứ 2 trên mạch mang mã gốc của gen thì chuỗi pôlipeptit của gen đột biến có sai khác gì so với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường? Cách giải Kết quả a. Xác định biến đổi cấu trúc của gen Từ bài 9 ta có N = 1200; A = T = 225; G = X = 375 Đột biến làm thay đổi số nuclêôtit của gen làm cho tỉ lệ T/X của gen từ 0,6 hay 60% tăng lên tới ≈ 60,27%. Như vậy có hiện tượng thêm cặp A – T. Gọi số cặp A – T được thêm là x, ta có phương trình : (225 + x)/ 375 ≈ 60,27% 225 + x ≈ 226,01 x ≈ 1  Thêm 1 cặp A – T vào gen đó b. Khi thêm 1 cặp A – T vào giữa các cặp nuclêôtit số 4 và số 5, số 5 và số 6 (thuộc codon thứ 2 của mạch mang mã gốc của gen) thì codon thứ 3 trở đi sẽ bị thay đổi. Rất có thể toàn bộ chuỗi pôlipeptit sẽ bị biến đổi do đột biến. a. Cấu trúc của gen đột biến đã bị biến đổi: Thêm 1 cặp A – T vào gen đó. b. Nếu đột biến đó xảy ra ở codon thứ 2 trên mạch mang mã gốc của gen thì chuỗi pôlipeptit của gen đột biến có sai khác so với chuỗi pôlipeptit của gen bình thường: từ codon thứ 3 trở đi sẽ bị thay đổi. Rất có thể toàn bộ chuỗi pôlipeptit sẽ bị biến đổi do đột biến. 6 Bài 6 Giả sử gen A quy định mắt mầu đỏ bị đột biến làm mất 3 cặp nuclêôtit và tạo thành alen a hoặc a 1 . a) Giả thiết alen a được tạo thành bằng một trong ba con đường sau đây thì phân tử prôtêin tương ứng sẽ khác với prôtêin do gen A quy định như thế nào? Cho rằng trong trường hợp này mỗi axit amin chỉ do 1 bộ ba xác định và đột biến không liên quan tới mã (codon) kết thúc. α. Ba cặp nuclêôtit thuộc 1 bộ ba mã hoá. So sánh chiều dài của gen A với gen đột biến a. β. Hai nuclêôtit thuộc 1 bộ ba mã hoá, còn 1 nuclêôtit kế tiếp thuộc bộ ba kế tiếp. γ. Hậu quả của đột biến ở (α) và (β) có giống nhau không? Tại sao? b) Giả thiết alen a 1 tạo thành do đột biến làm mất 3 nuclêôtit ở các vị trí khác nhau của gen A thì phân tử prôtêin do gen bị đột biến khác với prôtêin do gen A như thế nào? Cho biết phân tử prôtêin do gen A có 198 axit amin và các axit amin tương ứng với các vị trí bị biến đổi trong gen chỉ do một số bộ ba mã hoá quy định. α. Mất cặp nuclêôtit số 4; số 7 và số 12 β. Mất cặp nuclêôtit số 591, 594 và 597. Cách giải Kết quả a) Sự khác nhau giữa phân tử prôtêin do gen A và do alen a quy định: α. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường 1 axit amin. chiều dài của gen A hơn gen đột biến a là : 3,4A 0 x 3 = 10,2 A 0 β. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có 1 axit amin được thay thế. γ. Không. Vì hai cuộn được hình thành sau đột biến của hai trường hợp là khác nhau. b) α. Trong trường hợp 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm ở 3 vị trí khác nhau: Vị trí số 4 thuộc codon thứ hai; vị trí số 7 thuộc codon thứ ba và vị trí số 12 thuộc codon thứ tư. α. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường 1 axit amin. chiều dài của gen A hơn gen đột biến a là : 3,4A 0 x 3 = 10,2 A 0 β. Prôtêin đột biến kém prôtêin bình thường một axit amin và có 1 axit amin được thay thế. γ. Không. 7 Trường hợp này, phân tử prôtêin do gen a 1 chỉ huy tổng hợp kém phân tử prôtêin do gen A chỉ huy tổng hợp một axit amin và có 2 axit amin ở đầu chuỗi pôlypeptit khác với 2 axit amin tương ứng của chuỗi pôlypeptit do gen A chỉ huy tổng hợp. β. Trường hợp 3 cặp nuclêôtit bị mất nằm ở các vị trí 591, 594 và 597. Chuỗi pôlypeptit tổng hợp do gen a 1 ít hơn chuỗi pôlypeptit do gen A một axit amin và có2 axit amin ở cuối chuỗi khác với 2 axit amin tương ứng trên chuỗi pôlypeptit do gen A. Bài 7 Trao đổi chéo – hoán vị gen có thể xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành cả giao tử đực và giao tử cái (hoán vị 2 bên) hoặc chỉ ở quá trình hình thành một trong hai loại giao tử (hoán vị một bên). Xét phép lai hai cá thể dị hợp tử đều về hai cặp gen (A và B) quy định hai cặp tính trạng tương phản nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Biết tần số hoán vị gen là 8%. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình của thế hệ F 1 ? Cách giải Kết quả 1. Với trường hợp hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên bố và mẹ: Vì kiểu gen của bố mẹ đều là dị hợp tử đều nên giao tử do hoán vị gen tạo thành là aB và Ab, mỗi loại giao tử này có tần số là 8 : 2 = 4%, vì thế tần số của kiểu giao tử hình thành do liên kết sẽ là AB = ab = 50% - 4% = 46%. Tần số của các kiểu giao tử này là như nhau ở bố và mẹ nên ta có thể viết sơ đồ lai như sau và tần số của các kiểu gen F 1 sẽ là: AB AB P ab x ab G P : AB ab Ab aB AB ab Ab aB 46% 46% 4% 4% 46% 46% 4% 4% AB ab Ab aB Tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là: AB - - 71,16% ab ab 23% Ab -b 4% aB a- 4% 8 46% 46% 4% 4% AB 46% AB AB 21,16% AB ab 21,16% AB Ab 1,84% AB aB 1,84% ab 46% AB ab 21,16% ab ab 21,16% Ab ab 1,84% aB ab 1,84% Ab 4% AB Ab 1,84% Ab ab 1,84% Ab Ab 0,16% aB Ab 0,16% aB 4% AB aB 1,84% aB ab 1,84% aB Ab 0,16% aB aB 0,16% Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là: AB - - 71,16% ab ab 21,16% Ab - b 3,84% aB a- 3,84% 2. Với trường hợp hoán vị gen ở một bên, kết quả sẽ như sau: AB AB P ab x ab G P : AB ab Ab aB AB ab 46% 46% 4% 4% 50% 50% AB 46% ab 46% Ab 4% aB 4% AB 50% AB AB 23% AB ab 23% AB Ab 2% AB aB 2% ab 50% AB ab 23% ab ab 23% Ab ab 2% aB ab 2% Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F 1 là: AB - - 69% ab ab 23% Ab -b 4% aB a- 4% Bài 8 Một phép lai ở loài thực vật giữa cây có hoa trắng, hạt trơn với cây có hoa tím, hạt nhăn. F 1 thu được đồng loạt các cây có hoa tím, hạt trơn. Lai phân tích các cây F 1 thu được thế hệ lai gồm: 208 cây hoa tím, hạt nhăn; 193 cây hoa trắng, hạt trơn; 47 cây hoa tím, hạt trơn; 52 cây hoa trắng, hạt nhăn. Xác định tỉ lệ kiểu hình của các cây thế hệ F 2 nếu cho F 1 tự thụ phấn trong các trường hợp sau: a. Hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái. 9 b. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở quá trình phát sinh giao tử cái. Cách giải Kết quả F 1 đồng tính, có kiểu hình hoa tím, hạt trơn chứng tỏ P thuần chủng, kiểu hình hoa tím là trội hoàn toàn so với kiểu hình hoa trắng; hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. P khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản, do đó F 1 dị hợp tử về hai cặp gen. Quy ước A: hoa tím; a: hoa trắng; B: hạt trơn; b: hạt nhăn. Vậy kiểu gen của P là : P : Hoa trắng, hạt trơn x Hoa tím, hạt nhăn aB x Ab aB ab  F 1 Ab aB Hoa tím, hạt trơn Lai phân tích F 1 , tỉ lệ mà giả thiết cho khác với tỉ lệ 1: 1: 1:1, chứng tỏ hai gen quy định hai cặp tính trạng trên di truyền liên kết, có hoán vị gen xảy ra. F 1 có kiểu gen dị hợp tử đối, các cây ở con lai từ phép lai phân tích có kiểu hình khác bố mẹ có số lượng lớn hơn được tạo thành do liên kết gen hoàn toàn; các cây có kiểu hình giống bố mẹ có số lượng nhỏ được tạo thành do hoán vị gen: 208 cây hoa tím, hạt nhăn; 193 cây hoa trắng, hạt trơn; 47 cây hoa tím, hạt trơn; 52 cây hoa trắng, hạt nhăn. Tần số hoán vị gen = (47 + 52)/ (47 +52 + 208 + 193) = 10% Cho F 1 tự thụ phấn: a) Khi hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên bố và mẹ Ab Ab F 1 aB x aB G F1 : Ab aB AB ab Ab aB AB ab 90% 10% 90% 10% F 2 : Ab 45% aB 45% AB 5% ab 5% Ab 45% Ab Ab 20,25% Ab aB 20,25% AB Ab 2,25% Ab ab 2,25% aB Ab aB AB aB a. Hoán vị gen xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái : Hoa tím, hạt nhăn 24,75% Hoa trắng, hạt trơn 24,75% Hoa tím, hạt trơn 50,25% Hoa trắng, hạt nhăn 0,25% b. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở quá trình phát sinh giao tử cái : Hoa tím, hạt nhăn 25% Hoa trắng, hạt trơn 25% Hoa tím, hạt trơn 50% Hoa trắng, hạt nhăn 0% 10 [...]... cuả các sinh vật còn lại , vẽ biểu đồ tháp năng lượng sinh thái cuả các sinh vật trên BÀI 20 a.Lập sơ đồ năng lượng hình tháp sinh thái với số liệu sau đây : + Sản lượng thực tế ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 là : 0,49 106 Kcl/ha/năm + Hiệu suất sinh thái SVTT cấp 1 là : 3.5% + Hiệu suất sinh thái SVTT cấp 2 là : 9,2% b Sự khác biệt cơ bản giữa sự trao đổi chất và sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái... quần xã có các loài sau : Vi sinh vật , giáp xác , tảo , cá thu , cá mòi a Lập chuổi thức ăn gồm đủ các loài sinh vật trên b Phân tích mối quan hệ giữa cá mòi và cá thu Mối quan hệ nầy gây nên hiện tượng gì ? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó c Trong chuổi thức ăn trên sản lượng sinh vật toàn phần của sinh vật tiêu thụ cấp 1 là 2,4 10 4 Kcal Hiệu suất sinh thái theo thứ tự cuả sinh vật tiêu thụ bậc 1 ,... trắng : 12,5% chuột lông nâu ;12,5% chuột lông xám + Phép lai 2 : Được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 50% chuột có màu trắng : 37,5%% chuột lông nâu ;12,5% chuột lông xám + Phép lai 3 : Được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 75% chuột có màu trắng : 18,75% chuột lông nâu ;6,25% chuột lông xám Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường Biện luận và viết sơ đồ lai các trường hợp trên BÀI 19 : Trong... kiện trên không đảm bảo (do thi u thức ăn, chỗ ở .) thì mới đẫn đến hiện tượng cạnh tranhgiữa những cá thể cùng loài làm tăng tuổi thọ của ruồi giấm, nếu mật độ quá thấp sẽ ảnh hưởng không tốt và làm tuổi thọ của ruồi giấm giảm xuống Bài 22 Cho sơ đồ: Sự vận chuyển năng lượng của đồng cỏ (trang 54 SGK 11) Vẽ các hình tháp sinh thái có thể có, tính hiệu suất sinh thái ? Có nhận xét gì về hiệu suất sinh. .. mè miền Bắc Cách giải 1 Theo công thức: S = S1 a S1 = T D (1) (2) Từ công thức (1) ⇒ a = S : S1= 24750 : 8250 = 3 (năm) Từ công thức (2) ⇒ D = S1 : T = 8250 : 25 = 330 (ngày) = 11 (tháng) Vậy cá mè nuôi ở miền Bắc có thời gian sinh trưởng là 11 tháng và tuổi thành thục là 3 tuổi 2 Thay các giá trị vào công thức (2) ta có: S1 = 27,2 (12 × 30 ) = 9792 (độ ngày) Thay các giá trị vào công thức (1) ta... gen nói trên ? 2/ Khi có hiện tượng giảm phân không bình thường trong đột biến thể dị bội thì số lượng từng loại (N) trong mỗi loại giao tử ? 3/ Nếu các giao tử không bình thường đó kết hợp với các giao tử bình thường chứa các gen lặn nói trên thì số lượng từng loại (N) trong mỗi loại hợp tử ? Bài 4 : Một tế bào sinh dục 2n nguyên phân 3 đợt liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp 56 NST đơn mới Trên mỗi... trình bày phương pháp phòng trừ có hiệu quả? Cách giải 1 Theo công thức: S = (T - C) ⇒ C = T - (S : D) Thay các giá trị ta có: C = 250 C - ( 81,1 : 8 ) Trong đó: S = hằng số nhiệt (tổng nhiệt hữu hiệu - là nhiệt lượng cần thi t cho cả pt phát triển từ trứng C = nhiệt độ thềm phát triển (số không sinh học) - là nhiệt độ mà dưới nó tốc độ pt của cơ thể là số không T = nhiệt độ vp của môi trường D = thời gian... II sinh ra Tổng số NST đơn trong các tế bào con do hợp tử thứ III 384 NST Trong quá trình nguyê phân của 3 hợp tử đó đã tạo ra các tế bào con với tổng số NST đơn là 624 1/ Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử sinh ra 2/ Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử Bài 2 : Xét 1 cặp gen dị hợp dài 5100 A0 nằm trên 1 cặp NST tương đồng Gen trội nằm trên NST thứ I có 1200 adênin , gen lăn nằm trên. .. gian sinh trưởng 11 12 Tuổi thành thục 3 250C 2 Kết quả 1 Thời gian sinh trưởng và tuổi thành thục của cá mè nuôi ở miền Bắc Vậy cá mè nuôi ở miền Bắc có thời gian sinh trưởng là 11 tháng và tuổi thành thục là 3 tuổi 2 Tổng nhiệt hữu hiệu: S1 = 19.584 (độ ngày) 3 Tốc độ thành thục tỷ lệ thuận với nhiệt độ nước T 27,20C Cá mè sinh sống ở các vùng nước khác nhau thì có tuổi thành thục và thời gian sinh. .. tăng vượt quá giới hạn cho phép thì ảnh hưởng không tốt đến ruồi và làm tuổi thọ của chúng giảm xuống Chứng tỏ rằng lúc này sự tác động giữa cá thể trong đàn không còn thuận lợi nữa Sự tăng mật độ ra khỏi giới hạn thích hợp sẽ gây ra sự cạnh tranh (do thi u thức ăn, chỗ ở, sự cạnh tranh cá thể cái .) Do nhu cầu sinh thái học các cá thể của hầu hết các loài sinh vật có xu hướng quần tụ bên nha Trong những . điểm. Điểm của một bài toán bằng tổng điểm của 2 phần trên. Điểm của bài thi là tổng điểm thí sinh làm được (không vi phạm qui chế thi) của 10 bài toán trong bài thi. 4. VÍ DỤ VÀ CÁCH GIẢI Bài 1 Ở một. dưỡng - Diễn thế sinh thái - Hệ sinh thái - Sự chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái - Dòng năng lượng trong hệ sinh thái - Sinh quyển 2. CẤU TRÚC BẢN ĐỀ THI Bản đề thi gồm có 10 bài toán nằm trong. dung đề thi trong chương trình môn học, cấp học. Các bài toán có yêu cầu về cách giải và kĩ thuật tính toán có sự hỗ trợ của máy tính cầm tay. Mỗi bài trong đề thi gồm 3 phần: Phần đầu bài toán,

Ngày đăng: 06/07/2014, 07:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần I. Sinh học tế bào

  • Chương I: Thành phần hóa học của tế bào

    • Chương II: Cấu trúc của tế bào

    • Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

      • Chương IV: Phân bào

        • Phần II. Sinh học vi sinh vật

        • Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

        • Bài 13 : Cho biết F 1-1 cgứa 2 cặp gen dị hợp qui định 2 tính quả tròn ,màu xanh , hai tính trạng lặn tương phản quả dài , màu trắng . F 1-1 lai với F 1-2 được thế hệ lai gồm 4 loại kiểu hình , trong đó kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm 0,49% . Nếu mọi diễn biến của NST trong giảm phân của F 1-1 và F 1-2 giống nhau thì sơ đồ lai có thể viết như thế nào ?

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan