KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 6) pot

5 331 1
KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 6) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 6) 4. Say kim (choáng do châm, còn gọi là vượng châm): Tai biến xảy ra nhanh, không chừa một ai và bất cứ lúc nào. - Biểu hiện: + Nhẹ: mặt nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt, bồn chồn, có thể buồn nôn. + Nặng: ngất, tay chân lạnh. - Xử trí: + Nhẹ: rút hết kim, cho bệnh nhân nằm đầu thấp. + Nặng: rút kim, nằm đầu thấp; bấm day huyệt Nhân trung, Hợp cốc, có thể trích nặn máu 10 đầu ngón tay (nhóm huyệt Thập tuyên) hoặc hơ nóng: Khí hải, Quan nguyên, Dũng tuyền. - Phòng ngừa: không châm kim khi đói quá hoặc no quá, mới đi xa đến còn mệt, quá sợ. 5. Rút kim gây chảy máu hoặc tụ máu dưới da: - Xử trí: dùng bông vô trùng chặn lên lỗ kim, day nhẹ. - Phòng ngừa: rút bớt kim lên, đổi chiều khi xuất hiện cảm giác đau buốt dưới da vì kim đã châm trúng mạch máu. 6. Châm trúng dây thần kinh: Thường có cảm giác tê như điện giật theo đường thần kinh. - Xử trí: tương tự khi châm trúng mạch máu. - Lưu ý: nếu đã châm trúng dây thần kinh mà vẫn tiếp tục vê kim có thể làm tổn thương sợi thần kinh. 7. Châm phạm vào cơ quan nội tạng: Những báo cáo gần đây cho thấy có những tai biến tràn khí màng phổi sau châm cứu. II. KỸ THUẬT CỨU A. ĐỊNH NGHĨA CỨU Cứu là dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể, nhằm mục đích phòng và trị bệnh. B. NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ CỦA CỨU 1. Thái độ của người thầy thuốc: Cũng như châm, thái độ của người thầy thuốc góp phần làm tăng kết quả của cứu. Cần ôn hòa, nhã nhặn, giải thích cho bệnh nhân hiểu về phương pháp cứu để tránh cho bệnh nhân lo lắng vô ích. 2. Chọn tư thế người bệnh: Nguyên tắc để chọn tư thế người bệnh: - Huyệt được cứu phải hướng lên trên, mặt da nằm ngang. - Tư thế được chọn phải tạo được sự thoải mái cho người bệnh trong suốt thời gian cứu. C. PHƯƠNG TIỆN Thường dùng ngải nhung (phần xơ của lá cây ngải cứu đã phơi khô, vò nát, bỏ cuống và gân lá). Có 2 cách cứu khi dùng ngải nhung: điếu ngải và mồi ngải. - Điếu ngải: dùng ngải nhung quấn thành điếu lớn đốt rồi hơ trên huyệt. - Mồi ngải: dùng 3 ngón tay chụm và ép chặt một ít ngải cứu cho có hình tháp, đặt trực tiếp hay gián tiếp lên huyệt và đốt từ trên xuống. Cách này ít dùng. Những thầy thuốc châm cứu ngày nay còn sử dụng đèn hồng ngoại để cứu ấm (thường một vùng với nhiều huyệt). D. CỨU BẰNG ĐIẾU NGẢI Có 3 cách cứu trực tiếp với điếu ngải và một cách cứu gián tiếp (cứu nóng). 1. Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): Đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần ra, đến mức nào người bệnh thấy nóng ấm và dễ chịu thì giữ nguyên khoảng cách đó cho đến khi vùng da được cứu hồng lên là được (thường khoảng 10 - 15 phút). Khi cứu nên dùng ngón tay út, đặt lên da làm điểm tựa để cố định khoảng cách đầu điếu ngải với da. Cách cứu này dùng cho mọi chỉ định của cứu. . KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU (Kỳ 6) 4. Say kim (choáng do châm, còn gọi là vượng châm) : Tai biến xảy ra nhanh, không chừa một ai và bất cứ lúc nào. - Biểu hiện:. sợi thần kinh. 7. Châm phạm vào cơ quan nội tạng: Những báo cáo gần đây cho thấy có những tai biến tràn khí màng phổi sau châm cứu. II. KỸ THUẬT CỨU A. ĐỊNH NGHĨA CỨU Cứu là dùng sức nóng. hồng ngoại để cứu ấm (thường một vùng với nhiều huyệt). D. CỨU BẰNG ĐIẾU NGẢI Có 3 cách cứu trực tiếp với điếu ngải và một cách cứu gián tiếp (cứu nóng). 1. Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): Đốt

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan