Viêm cơ tim do phong thấp doc

6 238 0
Viêm cơ tim do phong thấp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm cơ tim do phong thấp Biện chứng đông y: Tâm dương hư kèm phong hàn thấp tà. Cách trị: Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp. Đơn thuốc: Phong tâm phương. Công thức: Quế chi 10-30g, Sinh khương 3g, đại táo 15g, Phòng phong 9g, Chích cam thảo 9g, Bạch truật 15g, Thục phụ tử 15-30g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, thêm 500 ml nước, sắc đến còn 200ml, chia làm 2 lần mà uống, sáu ngày là 1 liệu trình. Đối với đa số bệnh nhân thì lượng Quế chi và Phụ tử nên dùng nhiều; người hư huyết thì thêm đương qui, người có bệnh mạn tính đường hô hấp trên thì nên phối hợp sử dụng các chế phẩm penicillin tác dụng kéo dài. Hiệu quả lâm sàng: Long XX, nữ, 40 tuổi, hộ sinh, bắt đầu từ nǎm 1964, vì nhịp tim sớm, đã làm điện tâm đồ kiểm tra, phát hiện cơ tim có thương tổn. Huyết trầm nhanh, kháng "O" thường tǎng cao rõ rệt. Đau khớp lan chạy rõ rệt và có tiền sử viêm họng mạn tính. Đã dùng nhiều thứ thuốc tây và thuốc đông để điều trị nhưng bệnh vẫn trở lại. Ngày 17-7-1974, làm lại điện tâm đồ vẫn thấy cơ tim bị thương tổn. Huyết trầm 38mm/giờ, kháng "O" 833 đơn vị. Ngày 22-7 vì tim hồi hộp, thở dốc, ngực tức, nên đến khám và xin điều trị. Kiểm tra thấy thân nhiệt 36 o 5 C, huyết áp 100/60mmHg, họng xung huyết, tuyến giáp không to, nhịp tim tốt, tim đậy 78lần/phút, tiếng tim đập nhẹ, mờ, không nghe thấy tạp âm. Chẩn đoán là viêm cơ tim dạng phong thấp. Cho dùng bài thuốc "Phong tâm phương" có gia giảm. Đồng thời phối hợp dùng penicillin tác dụng kéo dài, tiêm bắp mỗi ngày 1.200.000 đơn vị. Ngày 28 tháng 10 khám lại thấy các triệu chứng về cơ bản đã hết, huyết trầm 17mm/giờ, kháng "O" bình thường, tim đập bình thường. Kiểm tra lại điện tâm đồ: đã hết tổn thương cơ tim. Nửa nǎm sau hỏi lại, kiểm tra điện tâm đồ vẫn bình thường, cũng không thấy các triệu chứng tái xuất hiện. Viêm dạ dày cấp Biện chứng đông y: Can uất khí trệ, hàn lãnh ở trong vị. Cách trị: lý khí hòa vị, ôn trung tán hàn. Đơn thuốc: Lương phụ hoàn gia giảm. Công thức: Cao lương khương 6-15g (sao rượu), Hương phụ 9-15g (sao dấm), Thanh bì 9g, Uất kim 9-18g, Sa nhân 9g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" để điều trị mấy trǎm ca viêm dạ dày cấp do ǎn uống thức ǎn sống lạnh, đều có công hiệu tốt, nhất là với các bệnh nhân thanh thiếu niên hiệu quả rất hay, nói chung uống 1-3 thang là khỏi. Bàn luận: Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trên lâm sàng nếu can vị khí thống, hàn thống có rêu lưỡi trắng mà lưỡi không đỏ, mạch trầm trệ mà không huyền mạch, thì dùng "Lương phụ hoàn gia giảm" đều có tác dụng tốt. Tuy nhiên nếu can vị có uất hỏa hoặc vị âm kiệt quệ, chất lưỡi đỏ sẫm thì kiêng dùng. Viêm dạ dày mạn Biện chứng đông y: Tì vị hư hàn. Cách trị: Ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống. Đơn thuốc: Ôn vị chỉ thống thang. Công thức: Quế chỉ 5g, Bạch thược 9g, Ngô thù 6g, Đinh hương 3g, Vân linh 9g, Sa nhân 5g, Bào khương 5g, Đương quy 9g, Nguyên hồ 9g, Bạch truật 12g, Hồng táo 3 quả. Sắc uống, mỗi ngày một thang. Hiệu quả lâm sàng: Viêm dạ dày mạn là tên bệnh do y học hiện đại gọi, nó thuộc phạm trù "vị thống" của đông y. Theo biện chứng đông y, vị thống có thể chia làm thể ti vị hư hàn, thể can khí uất kết, thể khí trệ huyết ứ, thể thực trệ "Ôn vị chỉ thống thang" chủ trị thể tì vị hư hàn, tì vị hư hàn tức là trung dương không chuyển vận cảm thụ hàn tà, hàn ngưng khí trệ mà thành đau. Do đó dùng "Ôn vị chỉ thống thang" để ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, thì cái khí dương sẽ được khôi phục, các chứng tự trừ tiết vậy. Viêm dạ dày mạn tính và loét hành tá tràng Biện chứng đông y: Cam khí phạm vị. Cách trị: Sơ can lý khí, hòa vị tiêu thực. Đơn thuốc: Gia vị tam hương thang. Công thức: Hương phụ 25g, Mộc hương 5g, Hoắc hương 15g, Trần bì 15g, Phật thủ 15g, Tam tiên 45g, Lai phụ tử 40-50g, Bình lang phiến 10g, Cam thảo 10g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang. Với người tì hư thấp vượng, thêm Bạch truật, Phục linh; với người tì khí hư, thêm Đảng sâm; với người trung tiêu hư hàn, thêm Sa nhân, Thảo đậu khấu; với người huyết ứ ở vị, thêm Bồ hoàng, Linh chi; với người ǎn tạp, lưỡi chua, thì thêm Ngoã lǎng tử, người vị nhiệt, thêm Sinh thạch cao, Hoàng cầm; người ǎn uống vẫn bình thường, thì bỏ Tam tiên, Lai phục tử; người vô tâm hạ bĩ (tắc ở bụng trên) thì bỏ Binh lang phiến; người vị âm hư thì giảm các vị lý khí một cách thích đáng, thêm Thiên hoa phấn, Thốn đông. Hiệu quả lâm sàng: "Gia vị tam hương thang" đã được dùng nhiều nǎm trên lâm sàng, nếu kết hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có gia giảm thích đáng, đều có thể thu được kết quả tốt, nói chung uống 1-2 thang đã thấy rõ hiệu quả, uống tiếp vài thang nữa là có thể khỏi hẳn. Bàn luận: "Gia vị tam hương thang" là bài thuốc chú trọng lý khí để thuận khí cơ. Hành khí có thể hoạt huyết, hoạt huyết có thể giảm đau. Khí huyết thông điều, chướng đau sẽ hết. Bài thuốc tuy có vị lý khí với liều lượng lớn, nhưng thực tiễn lâm sàng đã chứng minh thuốc không dẫn tới hao khí, nói chung sử dụng không có hại gì. Nguyên nhân gây bụng chướng đau phần lớn là do khí trệ. Hơn nữa trong bài thuốc, các vị lý khí phần nhiều là các vị bình hoà, không gây ra thương tổn lớn đối với chính khí. Đương nhiên, bài này không phải là bài thuốc bổ ích, cho nên đúng bệnh rồi thì ngừng dùng, không được dùng lâu dài. . Viêm cơ tim do phong thấp Biện chứng đông y: Tâm dương hư kèm phong hàn thấp tà. Cách trị: Thông tâm dương kèm khu phong tán hàn, trừ thấp. Đơn thuốc: Phong tâm phương. Công. tuyến giáp không to, nhịp tim tốt, tim đậy 78lần/phút, tiếng tim đập nhẹ, mờ, không nghe thấy tạp âm. Chẩn đoán là viêm cơ tim dạng phong thấp. Cho dùng bài thuốc " ;Phong tâm phương". vì nhịp tim sớm, đã làm điện tâm đồ kiểm tra, phát hiện cơ tim có thương tổn. Huyết trầm nhanh, kháng "O" thường tǎng cao rõ rệt. Đau khớp lan chạy rõ rệt và có tiền sử viêm họng

Ngày đăng: 06/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan