Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9

59 416 0
Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cùng anh chị em đồng nghiệp thân mến! Phần nội dung đề thi và đáp án sau đây chưa hẳn đã bao quát và ưu việt.Tuy nhiên, thấy hay hay thì tôi sưu tầm và đưa lên đây để tham khảo, bàn luận, rút kinh nghiệm. Xin cám ơn! Phan Văn Sơn BẢNG CHỦ ĐỀ LOẠI ĐỀ: Tự luận – Môn: Ngữ văn. Khối lớp: 6 (HKI) – CHƯƠNG TRÌNH: Cải cách giáo dục ( giảm tải). TT Chủ đề Yêu cầu kỹ năng Phân phối thời gian Hệ thống kiến thức Các dạng bài tập 1. Truyện dân gian. Truyện trung đại. Tái hiện, vân dụng đơn giản, tổng hợp, suy luận. Vận dụng tổng hợp. 5 phút. 5 phút. Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Truyện trung đại. Nhận dạng và suy luận. Nhận dạng và suy luận. 2. Từ Tái hiện, vận dụng đơn giản. 5-7 phút. Cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân loại từ theo nguồn gốc, từ loại và cụm từ. Tái hiện, nhận dạng, tổng hợp, suy luận. 3. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Văn tự sự. Tái hiện, vân dụng đơn giản. Tái hiện, vân dụng tổng hợp. 5-7 phút. 5 phút; 10 phút; 60 phút. Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Thế nào phương thức tự sự?, các yếu tố của một bài văn tự sự, phương pháp làm văn tự sự. Nhận dạng, tái hiện. Tái hiện, tổng hợp, suy luận. BẢNG MỨC ĐỘ LOẠI ĐỀ: Tự luận – Môn: Ngữ văn. Khối lớp: 6 (HKI) – CHƯƠNG TRÌNH: Cải cách giáo dục ( giảm tải). TT Chủ đề Tái hiện Vận dụng đơn giản Vận dụng tổng hợp Vận dụng suy luận 1. Truyện dân gian. Truyện trung đại. 1 câu. 1 câu. 2 câu. 2 câu. 2 câu. 2. Từ. 2 câu. 3 câu. 1 câu. 3. 4 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Văn tự sự 1 câu. 1 câu. 1 câu. 1 câu. 2 câu. CÂU HỎI NGỮ VĂN HỌC KÌ I – LỚP 6 1. Truyền thuyết là gì? Kể tên những truyền thuyết mà em đã được học? (2đ). 2. Ý nghĩa sâu xa, lý thú của chi tiết bọc trăm trứng trong truyền thuyết: “ Con rồng cháu tiên”? (2đ). 3. Truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết? (2đ). 4. Từ truyền thuyết “Thánh Gióng” đã học, em hãy lý giải vì sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên: “ Hội khỏe Phù Đổng” ? (1đ). 5. Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” rất đậm yếu tố lịch sử. Đó là các yếu tố nào? (1.5đ). 6. Hãy kể tên những truyện cổ tích mà em được học và đọc thêm? Em có thích cách kết thúc truyện “ Thạch Sanh” không? Vì sao? Theo em, có thể kết thúc truyện “ Thạch Sanh” khác không? (2đ). 7. Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? (2đ). 8. Đặc điểm truyện trung đại đã được thể hiện cụ thể ở truyện “ Con hổ có nghĩa” như thế nào? (1.5đ). 9. Tiếng là gì? Từ là gì? Hãy tìm các từ một tiếng và từ hai tiếng trong câu sau: (2đ) “ Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy”. 10. Hãy tìm năm từ gồm hai tiếng trở lên (Trong năm từ đó, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy)? (2đ). 11. Thế nào là từ thuần việt? Thế nào là từ mượn? Áp dụng: Cho các từ sau đây, hãy chỉ ra đâu là từ thuần việt, đâu là từ mượn: Sơn Tinh, sông núi, Thủy Tinh, thần núi, giang sơn, thần nước, ra-đi-ô, máy phát thanh, xà lách, truyền hình, phôn, tivi, điện thoại, in-tơ-net. (2đ). 12. Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây? (0.5đ). Áp dụng: giải thích nghĩa của các từ sau: (1đ). a. Cây b. Già c. Trung thực d. Cao thượng. 13.Kể tên những từ loại và cụm từ mà em đã được học? (1.5đ) 14.Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong các câu sau: (2đ) a. Cuối mỗi buổi chiều, Huế vốn đã rất yên tĩnh. Hình thức Nội dung b. […] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. 15.Văn bản là gì? (1đ) Áp dụng: Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” có phải là văn bản không? Vì sao? (2đ). 16.Giao tiếp là gì? Căn cứ vào đâu để phân loại văn bản và phương thức biểu đạt của chúng? Thực hiện điền vào bảng sau: (3đ). Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp. 17. Hãy nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự? (1đ) Áp dụng: Kể vắn tắt cho các bạn trong lớp nghe về thành tích của bạn Hùng trong khoảng 710 câu. (1đ). 18. Dàn ý một bài văn tự sự gồm mấy phần? Kể ra? (1.5đ). 19. Đề: Hãy kể về người bà kính yêu của em. 20. Đề: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HỌC KÌ I –KHỐI 6 1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.( Con rồng, cháu tiên ; Bánh chưng, bánh giầy ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Sự tích Hồ Gươm ). 2. Ý nghĩa : Bắt nguồn từ thực tế Rồng đẻ trứng, Tiên cũng đẻ trứng . Từ “ Đồng bào” nghĩa là cùng một bọc. Tất cả người Việt Nam đều sinh ra từ cùng bọc trứng của mẹ Âu Cơ . Dân tộc Việt Nam vốn khỏe mạnh , cường tráng , phát triển nhanh ( trăm con trai ). Như vậy trong tưởng tượng của người xưa, nguồn gốc dân tộc ta thật cao quý : Con Rồng, cháu Tiên. 3. Truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” thuộc văn bản tự sự . Vì cả truyện kể việc, kể người và lời nói, hành động của họ theo một diễn biến nhất định. 4. Lý giải: Thánh Gióng là hình ảnh của thiếu nhi Việt Nam. Sức Phù Đổng từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của tuổi trẻ. 5. Đó là các yếu tố: Tên người thật( Lê Lợi, Lê Thận ); Tên địa danh thật ( Lam Sơn, hồ Tả Vọng, Hồ Gươm ); Thời kỳ lịch sử có thật: Khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỷ XV 6. Những truyện cổ tích được học và đọc thêm: Sọ Dừa, Thạch Sanh, cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng, em bé thông minh. Em rất thích cách kết thúc truyện “ Thạch Sanh”vì kết thúc có hậu – Không có cách kết thúc nào khác hay hơn. 7. Giống: Đều có yếu tố gây cười. Khác: - Truyện ngụ ngôn mượn chuyện loài vật hay chính con người để nói bóng gió chuyện con người , nêu bài học nhằm khuyên nhủ răn dạy. - Truyện cười kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống , nhằm mua vui, phê phán, châm biếm. 8. Đặc điểm truyện trung đại thể hiện cụ thể: Là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán ra đời trong thời trung đại ( Thường được tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX ); Nội dung mang tính giáo huấn: Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. Truyện hư cấu. Cốt truyện đơn giản. Nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện. 9. Tiếng là đơn vị tạo nên từ - từ là đơn vị tạo nên câu. -Từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy ( còn lại là từ một tiếng ). 10. Tìm năm từ hai tiếng trở lên: - Từ ghép : Nhà máy, xe đạp, vô kỷ luật. - Từ láy : Chuồn chuồn, sạch sành sanh. 11. Từ thuần việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra. Từ mượn là những từ mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… Mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị . - Từ thuần việt. - Từ mượn. Thần núi. Thần nước. Sông núi. Máy phát thanh. Truyền hình. Điện thoại. Sơn Tinh. Thủy Tinh. Giang sơn.  Mượn tiếng Hán ( Hán việt ). Xà lách. Ra-đi-ô ( Mượn tiếng Pháp ). Tivi. Phôn. In-tơ-net. 12.Ứng với phần nội dung. Áp dụng: a.Cây: Một loại thực vật có rễ, thân, cành, lá…rõ rệt . b.Già: Tính chất của sự vật, phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối. c.Trung thực: Thật thà, thẳng thắn. d.Cao thượng: Không nhỏ nhen. 13.Những từ loại và cụm từ đã học: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ;Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ. 14.Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm: Phần phụ trước. Phần trung tâm. Phần phụ sau. Vốn đã rất Yên tĩnh. Nhỏ Sáng lại. vằng vặc ở trên không. 15.Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. Câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” là văn bản.Vì có chủ đề ( kiên nhẫn ), có liên kết ( theo trình tự hợp lý ), có mục đích giao tiếp ( khuyên bảo ). 16.Giao tiếp là hành động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Căn cứ theo mục đích giao tiếp để phân loại văn bản và phương thức biểu đạt của chúng . Điền: Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt. Mục đích giao tiếp. Tự sự. Kể diễn biến sự việc . Miêu tả. Tả trạng thái sự vật, con người. Biểu cảm. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. Nghị luận. Nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận. Thuyết minh. Giới thiệu đặc điểm, tính chất, vấn đề… Điều hành. Thể hiện quyền hạn, trách nhiệm… 17.Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Áp dụng: Học sinh tự kể vắn tắt thành tích của bạn Hùng từ 7- 10 câu. 18. Dàn ý một bài văn tự sự thường gồm có ba phần: - Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. - Thân bài: Kể diễn biến của sự việc. - Kết bài: Kể kết cục của sự việc. 19. Dàn ý cho bài viết : I. Mở bài: Giới thiệu vài nét về người bà yêu quý … ( 0.5đ ). II. Thân bài : Những phẩm chất tốt đẹp của bà: ( 4 đ ). - Thương con, sẵn sàng hy sinh cho con cháu. - Thương yêu các cháu, chăm sóccháu tận tình . - Thuộc nhiều ca dao cổ tích . - Bà ước ao được về thăm quê. III. Kết bài: Cảm nghĩ của em.( 0.5đ ). Rất yêu quý và biết ơn bà ./ 20.Dàn ý cho bài viết : I. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về bản thân ( làm gì ?, về thăm trường vào dịp nào? ). (0.5đ) II. Thân bài: (4 đ). Kể vài nét về khung cảnh ngôi trường . - Trường cũ đơn sơ hiện lên trong tâm trí. … - Hình ảnh trường mới to đẹp khang trang…. III. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân. (0.5 đ ). /. BẢNG CHỦ ĐỀ - LOẠI ĐỀ HỌC KÌ II KHỐI 6 TT Chủ đề Yêu cầu kĩ năng Phân phối thời gian Hình thức kiến thức Các dạng bài tập 1. 2. 3. 1. 2. * Văn bản Văn học VN Văn học nước ngoài Văn bản nhật dụng * Tiếng việt Các phép tu từ Cấu tạo câu Hiểu biết vận dụng Hiểu biết vận dụng Hiểu biết vận dụng Hiểu biết vận dụng Hiểu biết vận dụng 5-10’ 5-10’ 5-10’ 5-10’ 5-10’ Văn học VN Văn học nước ngoài Văn bản nhật dụng Các phép tu từ Cấu tạo câu Tái hiện, vận dụng đơn giản, tổng hợp Tái hiện Tái hiện, vận dụng đơn giản Tái hiện, vận dụng đơn giản, tổng hợp Tái hiện, vận dụng đơn giản, tổng hợp *Tập làm văn Văn miêu tả Vận dụng tổng hợp 60’ Văn miêu tả Vận dụng tổng hợp BẢNG MỨC ĐỘ MÔN NGỮ VĂN –HỌC KÌ II KHỐI 6 TT Chủ đề Tái hiện Vận dụng đơn giản Vận dụng tổng hợp Vận dụng suy luận 1. 2. 3. 1. 2. * Văn bản Văn học VN Văn học nước ngoài Văn bản nhật dụng * Tiếng việt Các phép tu từ Cấu tạo câu *Tập làm văn Văn miêu tả 4 1 1 2 2 1 1 2 2 1 1 1 5 1 NGÂN HÀNG ĐỀ THI NGỮ VĂN -HỌC KỲ II – LỚP 6 A.VĂN HỌC: I/Văn học Việt Nam 1.Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) (2đ) 2.Qua bài văn “Sông nước Cà Mau” (Đoàn Giỏi), em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc? (1đ) 3.Qua truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái: “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. (2đ) 4.Qua bài văn “Vượt thác” (Võ Quảng), em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được mêu tả? (1đ) 5.Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) đã thể hiện điều gì? (1đ) 6.Bài thơ Lượm” (Tố Hữu) vận dụng những phương thức biểu đạt nào? Qua đó, bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé Lượm như thế nào? (2đ) 7.Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. (1đ) II/Văn học nước ngoài: 8.Truyện “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê-Pháp) đã thể hiện điều gì? (1đ) III/Văn bản nhật dụng: 9.Văn bản nhật dụng là gì? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học. (2đ) 10.“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa đối với toàn nhân loại như thế nào? (1đ) B.Tiếng Việt: I/Các phép tu từ: 1. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ? cho ví dụ minh họa. (2đ) 2. So sánh là gì? (1đ) Hãy điền vào mô hình cấu tạo phép so sánh. a/ Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. (2đ) b/ Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (1đ) 3. Nhân hóa là gì? (1đ). Em hãy tìm phép nhân hóa trong các câu thơ, câu văn sau và cho biết đó là kiểu nhân hóa nào? a/ Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. (1đ) b/ Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. (1đ) 4. Ẩn dụ là gì? (1đ). Tìm các hình ảnh ẩn dụ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc kiểu ẩn dụ nào? a/ Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ. (1đ) b/ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (1đ) 5. Hoán dụ là gì? (1đ) Chỉ ra những phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết kiểu hoán dụ nào? a/ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (1đ) b/ Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh. (1đ) II/Cấu tạo ngữ pháp của câu. 6. Thành phần chính của câu là gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (3đ) a/ Đôi càng tôi mẫm bóng. b/ Một buổi chiều, tôi ra đứng của hanh như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. 7. Phân biệt câu trần thuật đơn có từ “là” và câu trần thuật đơn không có từ “là” (2đ) 8. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là”. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn có từ “là” và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào? (3đ) a/ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều b/ Tre là cánh tay của người nông dân. 9. Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu trần thuật đơn không có từ “là” và cho biết chúng là câu tồn tại hay câu mêu tả. (3đ) a/ Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng b/ Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy. 10. Câu trần thuật đơn là gì? Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn sau: (2đ) a/ Chúng tôi tụ hội ở góc sân b/ Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam C.Tập làm văn Đề 1: Tả cảnh một đêm trăng Đề 2: Tả ngôi nhà em đang ở Đề 3: Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi. Đề 4: Tả người thân yêu và gần gũi nhất với em Đề 5: Tả một thầy (cô) giáo mà em quý mên. [...]... tập làm văn * Đề 1: Miêu tả chân dung một ng ười thân trong gia đình của em * Đề 2: Miêu tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất * Đề 3: Cảm nghĩ về cây chuối * Đề 4: Cảm nghĩ về người mẹ * Đề 5: Cảm nghĩ về thầy cô giáo ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 7 HKI I Phần văn bản : 1.Tâm trạng của Thành khi dắt thuỷ ra khỏi trường Thành kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật Đó... - Tình cảm con người đối với cây ra sao? c.Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại tình cảm của em đối với cây chuối *Đề 4 a.Mở bài: (0,5đ) -Giới thi u cảm xúc chung về người mẹ b Thân bài: (4đ) -Tả hình dáng người me… -Kể kỉ niệm đối với mẹ -Cảm nghĩ đối với mẹ,những khi vắng mẹ… c Kết bài: (0,5đ) -Khẳng định lại tình cảm thương yêu kính trọng mẹ - liên hệ :ca dao *Đề 5 a.Mở bài: (0,5đ) -Giới thi u cảm xúc... CN VN C.Tập làm văn: 1/ Đề 1: a)MB: Giới thi u đêm trăng (1đ) b)TB: -Cảnh bao quát đêm trăng (1đ) -Ánh trăng sáng soi trên cảnh vật cụ thể (1đ) -Màu sắc, đường nét, âm thanh, hương vị (1đ) -Những cảm nhận, liên tưởng của người viết khi ngắm trăng (1đ) -Ấn tượng, kỷ niệm đêm trăng (1đ) c)KB: cảm nghĩ của em về đêm trăng đó (1đ) 2/ Đề 2: a)MB: Giới thi u ngôi nhà em (1đ) b)TB -Cảnh vật bên ngoài ngõ,... tính tình,… c Kết bài (0,5đ) Cảm nghĩ của em đối với người thân * Đề 2 a Mở bài: (0,5đ) Giới thi u cảnh đẹp em thích nhất là gì? Ở đâu?Vào dịp nào? b Thân bài: (4đ) Tả cảnh đẹp của cảnh theo các trình tự quan sát thích hợp,có liên tưởng tưởng tượng,so sánh,nhân hoá… c.Kết bài: (0,5đ) -Yêu mến,tư hào về non sông đất nước -Mong ước của em… * Đề 3 a Mở bài : (0,5đ) Nêu cảm nghĩ chung về cây chuối b.Thân... -Tình cảm gia đình -Tình yêu quê hương đất nước 5-10 phút -Cấu tạo từ -Cấu tạo từ -Cấu tạocâu Văn tự sự và miêu tả -Vận dụng 60 phút tổng hợp Văn tự sự và miêu tả -Vận dụng tổng hợp -Vận dụng tổng hợp -Vận dụng tổng hợp -Vận dụng tổng hợp 1 2 V ăn biểu cảm 3 V ăn biểu cảm 4 V ăn biểu cảm 5 60 phút 60 phút 60 phút 60 phút -Miêu tả chân dung ng ười Thân -Miêu tả cảnh đ ẹp -Cảm nghĩ về loài cây -Cảm nghĩ... Trái Đất năm 2000” và cảm nhận về văn bản Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000’ cho chúng ta những hiểu biết cần thi t về môi trường, về tác hại và phương cách sử dụng hiệu quả bao ni lông Về tổ chức và mục đích: Ngày Trái Đất là ngày 22/4 hàng năm; do tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng năm 1970, đến nay có hơn 140 nước trên thế giới tham gia với mục đích bảo vệ môi trường, vấn đề nóng... nghĩa: - Tinh khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời - Quấn quýt với mọi ngườ trong gia đình - Dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn c) Kết bài: • Nêu cảm nghĩ của em về con chó đó: - Nó là con chó có nghĩa có tình - Cả nhà đều yêu mến và tin tưởng nó II.Thuyết minh Đề: Giới thi u hoa mai ngày tết a) Mở bài: - Giới thi u hoa mai - Tro dịp Tết Nguyên Đán, hoa đào là đặc trưng mùa xuân miền Bắc thì hoa mai là... động giải trí o Tập thể dục giữa giờ c)KB: Cảm xúc của em (1đ) 4/ Đề 4: a)MB: Giới thi u chung về người thân của em (1đ) b)TB: -Tả hình dáng trang phục (1đ) -Tả những sự việc, hành động, lời nói (2đ) -Tả tính tình, nội tâm, cá tính (1đ) -Những kỉ niệm đáng nhớ của em đối với người thân đó (1đ) c)KB: Cảm xúc của em đối với người thân đó (1đ) 5/ Đề 5: a)MB: Giới thi u chung về thầy (cô) giáo mà em quý mến... hay Đề 5: MB: Giá trị phẩm chất của con người bao gồm cả tài và đức, không thể coi nhẹ mặt nào TB: Thế nào là có tài, có đức? Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng? Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó? Có người phải có cả đức lẫn tài mới có giá trị, làm việc mới có hiệu quả KB: Thanh thi u niên phải rèn luyện phấn đấu để trở thành con người toàn diện BẢNG CHỦ ĐỀ LOẠI ĐỀ... nói giảm –nói tránh? C.Tập làm văn I.Tự sự : Đề 1: Em hãy kể lại những kỷ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học Đề 2:Nếu là người chứng kiến cảnh Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao) thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? Đề 3: Em hãy kể câu chuyện về một con vật nuôi có nghĩa có tình II.Thuyết minh Đề 4: Giới thi u hoa mai ngày tết ĐÁP ÁN NGỮ VĂN HỌC KÌ . * Đề 1: Miêu tả chân dung một ng ười thân trong gia đình của em. * Đề 2: Miêu tả lại một cảnh đẹp mà em thích nhất. * Đề 3: Cảm nghĩ về cây chuối. * Đề 4: Cảm nghĩ về người mẹ. * Đề 5: Cảm. Việt Nam C.Tập làm văn Đề 1: Tả cảnh một đêm trăng Đề 2: Tả ngôi nhà em đang ở Đề 3: Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi. Đề 4: Tả người thân yêu và gần gũi nhất với em Đề 5: Tả một thầy (cô). phút -Miêu tả chân dung ng ười Thân -Miêu tả cảnh đ ẹp -Cảm nghĩ về loài cây -Cảm nghĩ về người mẹ -Cảm nghĩ về thầy cô giáo NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I I. Phần văn bản :

Ngày đăng: 06/07/2014, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan