Giáo án sinh học 8 - Trao đổi chất doc

10 811 3
Giáo án sinh học 8 - Trao đổi chất doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trao đổi chất I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự trao đổi chất diễn ra ở hai cấp độ: Cơ thể và tế bào - Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào 2. Kỹ năng: - quan sát, so sánh - Phân tích sơ đồ II. Phương pháp: - Quan sát - tìm tòi - Hỏi đáp - tìm tòi III. Chuẩn bị: - Tranh vẽ phóng to sơ đồ H31.1, 31.2 - Phiếu học tập Phiếu 1 Hệ cơ quan Vai trò trong quá trình trao đổi chất Hệ tiêu hoá Hệ hô hấp Hệ tuần hoàn Hệ bài tiết Phiếu 2 Trao đổi chất Nơi trao đổi Cơ quan thực hiện Cấp độ cơ thể Cấp độ tế bào - Bảng phụ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐVĐ: Em hiểu thế nào là sự trao đổi chất? Vật thể ( bàn, ghế ) Có sự trao đổi chất không? (Có). Vậy sự trao đổi chất oẻ cơ thể sống (người) có gì khác với các vật thể không sống ? HOẠT ĐỘNG 1: TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG NGOÀI Mục tiêu: - Trình bày được quá trình trao đổi chất ở cấp độ cơ thể - Nêu được mối quan hệ của các cơ quan trong quá sự trao đổi chất Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ? Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể những chất gì? ? Cơ thể đưa ra môi trường những chất gì? ? Thức ăn biến đổi thành các hợp chất gì? Bộ phận nào vận chuyển? ? Vậy qua đó cho biết những hệ cơ quan nào tham gia vào quá trình trao đổi chất? - GV: Sự trao đổi chất giữa cơ thể - môi trường được thể hiện bằng sơ đồ sau: - Treo tranh H31.1 ? Từ sơ đồ trên, em hãy mô tả - oxy, nước, muối khoáng, thức ăn… - cacbonnic, phân, nước tiểu… - Chất dinh dưỡng ( axit amin, glyxêrin…) được máu vận chuyển. - Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết - Quan sát tranh. - HS miêu tả - Nhận phiếu học tập. Thảo luận nhóm - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày bằng lời biểu hiện của trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường? Hướng dẫn: căn cứ vào chiều mũi tên ? Vai trò cụ thể của từng hệ cơ quan là gì? - Ghi lại kết quả đúng của nhóm trên bảng phụ - GV nhận xét và chỉ ra những nhóm sai hoặc thiếu sót - Nhóm khác nhận xết - Đối chiếu đáp án. Hệ cơ quan Vai trò trong quá trình trao đổi chất Hệ tiêu hoá Tiếp nhận từ môi trường thức ăn, nước, muối khoáng, biến đổi thành dạng dễ hấp thu, thải phân. Hệ hô hấp Tiếp nhận và vận chuyển oxy vào máu, thải cacbonic ra môi trường Hệ tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, cacbonic. Hệ bài tiết Bài tiết nước tiểu ra môi trường Kết luận 1: Sử dụng sơ đồ 31.1 ĐVĐ: Năng lượng được sinh ra từ tổ chức nào? (tế bào). Vậy O 2 , chất dinh dưỡng trong cơ thể trao đổi với tế bào như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2 TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA TẾ BÀO VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG Mục tiêu: Trình bày được cơ chế trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ? Tế bào thực hiện trao đổi chất trực tiếp với thành phần nào? ? Những yếu tố đó gọi là gì? - GV: sự trao đổi chất diễn ra như thế nào, hãy thảo luận 3 nội dung - HS đọc thông tin. Trả lời độc lập: - Máu, nước mô - Môi trường trong của cơ thể - Thảo luận nhóm - GV lần lượt nêu từng vấn đề dể các nhóm dễ so sánh và đối chiếu ? Kể những hoạt động sống của tế bào? Sản phẩm? ? Sản phẩm tạo ra đổ vào nước mô, máu sau đó được đưa đến đâu? ? Điều gì xảy ra nếu tế bào không thực hiện sự trao đổi chất với môi trường trong? - Đại diện các nhóm trả lời từng câu - Các nhóm cử đại diện trả lời: + Trao đổi chất ( đồng hoá, dị hoá). Sản phẩm: Năng lượng, cacbonic, chất thải… +Tim + Chết Kết luận 2: Dùng sơ đồ sau để kết luận Máu, nước mô Tế bào HOẠT ĐỘNG 3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TRAO ĐỔI CHẤT OẺ CẤP ĐỘ CƠ THỂ VỚI TRAO ĐỔI CHẤT Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ mật thiết giữa trao đổi chất ở mức độ cơ thể và tế bào Tiến hành HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Quan sát và thảo luận nhóm - Phát phiếu học tập - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác chú ý, nhận xét - Đối chiếu đáp án Trao đổi chất Nơi trao đổi Cơ quan thực hiện - Hướng dẫn quan sát H31.2 + Quá trình thực hiện trao đổi chất cấp đọ tế bào + Quá trình thực hiện trao đổi chất cấp độ cơ thể + Xác định mối quan hệ - Nhận xét, đối chiếu đáp án đúng Cấp độ cơ thể Môi trường ngoài Hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết Cấp độ tế bào Môi trường trong Hệ tuần hoàn Kết luận 3 Quá trình trao đổi chất cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu một trong hai quá trình thì sẽ không xảy ra quá trình kia Trao đổi chất cáp độ cơ thể Trao đổi chất cấp độ tế bào IV. KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ - CỦNG CỐ - Sử dụng sơ đồ 31.2 để củng cố (2-3 HS trình bày) - Chiếu bài tập sau, HS dùng bảng con để đưa đáp án khi có hiệu lệnh của giáo viên. GV lựa chọn khoảng 3 kết quả đúng và 3 kết qủa sai để đối chiếu và củng cố cho cả lớp: Điều phát biểu nào dưới đây là không đúng? Sự trao đổi chất diễn ra ở hai cấp độ: 1. Ơ cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp: a)  Chất dinh dưỡng, oxi, nước, muối khoáng qua hệ tiêu hoá b)  Thức ăn, nước, muối khoáng, oxi qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp c)  Tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân huỷ và khí CO 2 từ cơ thể thải ra. d)  Trong cơ thể, thứcc ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu. 2. Ơ cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ: a)  Máu, nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống b)  Máu và nước mô c)  Các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong để đưa tới cơ quan bài tiết. d)  Khí CO 2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài Đáp án; 1. a 2. b V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Trả lời câu hỏi: 1, 2, 3. Hướng dẫn câu 3: + Phân biệt: Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 cấp độ trao đổi chất + Mối quan hệ: Mục 3 - Tìm hiểu các dạng năng lượng - Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng . Trao đổi chất I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được sự trao đổi chất diễn ra ở hai cấp độ: Cơ thể và tế bào - Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất. ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Quan sát và thảo luận nhóm - Phát phiếu học tập - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác chú ý, nhận xét - Đối chiếu đáp án Trao đổi chất Nơi trao đổi Cơ quan. là sự trao đổi chất? Vật thể ( bàn, ghế ) Có sự trao đổi chất không? (Có). Vậy sự trao đổi chất oẻ cơ thể sống (người) có gì khác với các vật thể không sống ? HOẠT ĐỘNG 1: TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan