Vật lý 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN pps

6 1.6K 3
Vật lý 6 - SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. MỤC TIÊU : 1. Tìm được thí dụ trong thực tế chứng tỏ: - Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giãm khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 1. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 2. Biết đọc các biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. 3. Rèn tính cẩn thận , trung thực, ý thức tập thể. II. TRỌNG TÂM : - Nắm được sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III. CHUẨN BỊ : - Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. - Một đèn cồn. - Một chậu nước. - Khăn lau khô, sạch. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ : Không có. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG * Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. + Giới thiệu chương II : NHIỆT HỌC. + Hướng dẫn học sinh xem hình ảnh tháp Ep – phen ở Pari và giới thiệu đôi điều về tháp này.( Epphen là tháp bằng thép cao 320m do kĩ sư người Pháp Epphen ( Eiffel, 1832 – 1923) thiết kế. Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại quãng trường Mars, nhân dịp Hội chợ quốc tế lần thứ nhất tại Pari. Hiện nay tháp được dùng làm Trung tâm Phát thanh - Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của nước Pháp ). - Quan sát tranh, đọc tài liệu phần mở đầu trong SGK. I. Thí nghiệm: Hình18.1 SGK / 58. * Hoạt động 2 : Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn. + Giới thiệu dụng cụ - Tiến hành thí nghiệm. - Quan sát, nhận xét hiện tượng . + Trước khi hơ nóng quả cầu bằng kim loại – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?( quả cầu lọt qua vòng kim loại ) + Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu _ quả cầu có còn lọt qua vòng kim loại nữa không ?( quả cầu không lọt qua vòng kim loại ) + Nhúng quả cầu đã hơ nóng vào nước lạnh – quả cầu có lọt qua vòng kim loại không ?( quả cầu lọt qua vòng kim loại ) + Hướng dẫn h/s trả lời câu hỏi. + C1. Tại sao sau khi bị hơ nóng , quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu nở ra khi nóng lên ). + C2. Tại sao sau khi được nhúng vào II. Kết luận. - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại ? ( Vì quả cầu co lại khi lạnh đi ). * Hoạt động 3 : Rút ra kết luận. @. Yêu cầu học sinh đọc kết luận. H/s khác nhận xét, giáo viên chốt lại kết luận. + C3. a/ Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. b/ Thể tích quả cầu giãm khi quả cầu lạnh đi. +.Vậy chất rắn nở ra khi nào ? và co lại khi nào ? - Ghi kết luận vào vở. * Hoạt động 4 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn. + Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, vậy các chất rắn khác nhau có nở vì nhiệt giống nhau hay không ? + Treo bảng ghi độ tăng thể tích của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu 100 cm. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III. Vận dụng. - Đọc bảng và trả lời câu hỏi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? + C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôn nở nhiều nhất, rồi đến đồng và sắt. Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Nêu thí dụ thực tế. * Họat động 5 : Vận dụng. 4. Củng cố : - Chất rắn nở ra khi nào ? Co lại khi nào ? - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? - C5: Phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi dược nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán. - C6: Nung nóng vòng kim loại. - C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, nên thép dài ra (tháp cao lên ). - BT 18.1. D. Khối lượng riêng của vật giảm. ( Vì D = m V mà V tăng thì D sẽ giảm ). - BT 18.2. B . Hơ nóng cổ lọ. 5. Dặn dò : - Học bài. - Bài tập: 18.3  18.5 - GV hướng dẫn BT về nhà cho h/s. - Tại sao nước nấu trong ấm không nên đỗ thật đầy? - Đọc lại phần có thể em chưa biết / 59 SGK. - Chuẩn bị bài : Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. V. RÚT KINH NGHIỆM : . - Nắm được sự nở vì nhiệt của chất rắn. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. III. CHUẨN BỊ : - Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. - Một đèn cồn. - Một chậu nước. -. nhau nở vì nhiệt khác nhau. III. Vận dụng. - Đọc bảng và trả lời câu hỏi .Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ? + C.4. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. Nhôn nở nhiều. quả cầu lạnh đi. +.Vậy chất rắn nở ra khi nào ? và co lại khi nào ? - Ghi kết luận vào vở. * Hoạt động 4 : So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn. + Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co

Ngày đăng: 05/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan