Hoá học 8 - NGUYÊN TỬ ppt

7 495 0
Hoá học 8 - NGUYÊN TỬ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGUYÊN TỬ I/ Mục tiêu: 1/-HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về diện và tạo ra mọi chất.nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-) -HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron; kí hiệu proton là p, có điện tích ghi bằng dấu ( +), còn kí hiệu nơtron là n, không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân, Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. 2/-HS biết trong nguyên tử số proton bằng số electron.Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. II/ Chuẩn bị: 1/ GV: -Vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo nguyên tử của: Hidro, Oxi, Natri, Nitơ,Magie, Neon -Phiếu học tập có ghi sẵn các bài tập. 2/ HS: Bảng nhóm III/ Tiến trình bài dạy: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: -Thành phần các vật thể tự nhiên? -Mọi vật thể nhân tạo được làm ra từ đâu? -Thành phần của mọi vật liệu? GV:Có chất mới có vật thể. Vậy các chất được tạo ra từ đâu? Ta tìm hiểu bài "nguyên tử" HS: -Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất -Mọi vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu, mà vật liệu đều gồm có chất hay hỗn hợp một số chất. HS: Lắng nghe Hoạt động 2: I/ Nguyên tử là gì? GV: Các chất được tạo nên từ nguyên tử.Vậy nguyên tử là gì? GV:-Yêu cầu HS đọc phần 1 bài đọc thêm SGK . -Treo sơ đồ ngtử Hidro giới thiệu hạt nhân mang điện tích dương và vỏ ngtử có chứa electron mang điện tích âm. Yêu cầu HS nhận xét số điện tích dương và số điện tích âm. GV: Không những ngtử Hidro mà những ngtử khác cũng có số điện tích dương bằng số điện tích âm nên ngtử trung hoà về điện. Vậy ngtử là gì? HS:lắng nghe. HS: Đọc phần 1 bài đọc thêm SGK HS:Quan sát, nhận xét: Trong ngtử Hidro số điện tích dương bằng số điện tích âm HS:Trả lời và ghi vở: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. HS: quan sát và trả lời-ghi vở: Nguyên tử gồm: GV: Treo sơ đồ ngtử Oxi và giới thiệu chỉ cho HS phần nhân mang điện tích dương và phần vỏ mang điện tích âm. -Vậy ngtử có cấu tạo như thế nào? GV: Thông báo đặc điểm của hạt electron GV: Chúng ta biết nguyên tử gồm có hạt nhân và vỏ nguyên tử, trước hết ta tìm hiểu hạt nhân có cấu tạo như thế nào? + Hạt nhân mang điện tích dương. +Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm Electron: - kí hiệu: e - Điện tích: 1- - Khối lượng vô cùng nhỏ Hoạt động 3: II/ Hạt nhân nguyên tử GV: giới thiệu:-Hạt nhân ngtử được tạo bởi hai loại hạt là hạt proton và nơtron - Thông báo đặc điểm từng loại hạt GV: Nhấn mạnh khái niệm ngtử cùng loại GV: Yêu cầu HS quan sát lại các sơ đồ cấu tạo ngtử và nhận xét số proton và số electron trong cùng 1 ngtử. Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt proton với HS: Nghe và ghi vở: * Hạt nhân ngtử tạo bởi proton và nơtron: +Hạt Proton: - Kí hiệu:p - Điện tích: 1+ +Hạt Nơtron: - Kí hiệu:n - Điện tích: Không mang điện * Những ngtử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. 1 hạt nơtron và khối lượng 1 hạt electron? GV: Khối lượng electron rất bé (bằng 0,0005 khối lượng proton) không đáng kể nên bỏ qua. Vậy xác định khối lượng ngtử dựa vào đâu? GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 sau: Cho biết thành phần hạt nhân của 4 ngtử X,Y,Z,T theo bảng sau: Ngtử Hạt nhân X 8 proton, 8 nơtron Y 12 proton, 11 nơtron Z 8 proton, 9 nơtron T 12proton,12 nơtron Em hãy cho biết những ngtử nào cùng loại? GV: Trong ngtử dựa vào đâu ta tìm số electron? GV: Biết số p ta suy ra số e trong ngtử. Trong hoá học cần quan tâm đến sự sắp xếp của các electron này. HS: Vì ngtử trung hoà về điện nên : Số p = số e HS: Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé. HS: Dựa vào khối lượng hạt nhân. Vậy khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. HS: Trao đổi theo đôi bạn học tập và trả lời: ngtử Xvà ngtử Z là những ngtử cùng loại; ngtử Y và ngtử T cùng loại. HS: dựa vào số p ta tìm được sốe vì số p = số e Hoạt động 4: III/ Lớp electron GV: Treo sơ đồ các ngtử Hidro, Oxi,Natri yêu cầu HS quan sát và cho biết số p, số e trong mỗi ngtử. GV: chỉ vào sơ đồ giới thiệu: Trong ngtử các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số e nhất định. -Chỉ số lớp e và số e lớp ngoài cùng GV:Treo sơ đồ vẽ sẵn ở bảng phụ các ngtử sau:Nitơ, Magie , Neon, Canxi. Em hãy quan sát các sơ đồ ngtử và điền vào bảng sau: Ngtử Số p trong hạt nhân Số e trong ngtử Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Nitơ Magie Neon Canxi Yêu cầu HS làm việc theo nhóm khoảng 3 phút. HS: quan sát và trả lời số p số e của từng ngtử. HS: quan sát-lắng nghe ghi vở: -Trong ngtử,electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp,mỗi lớp có một số electron nhất định. -Nhờ có electron mà các ngtử có khả năng liên kết được với nhau. HS: -Thảo luận theo nhóm 3 phút ghi đúng kết quả vào bảng -Báo cáo kết quả ở bảng nhóm -Các nhóm bổ sung, nhận xét bài tập 2 : Ngtử số p trong hạt nhân Số e trong ngtử Số lớp e Số e lớp ngoàu cùng 13 6 GV: nhận xét ghi điểm 1nhóm xuất sắc. -Quan sát sơ đồ các ngtử trên, em hãy nhận xét số ngtử tối đa ở lớp1, lớp 2 là bao nhiêu? GV: yêu cầu HS làm bài tập 2 dựa vào bảng 1 để tra tên từng loại ngtử: 14 2 HS:Quan sát và trả lời: -Số e tối đa ở lớp 1 là 2e. - Số e tối đa ở lớp 2 là 8e. HS: làm vào vở và lên bảng Hoạt động 5: Củng cố-dặn dò GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm: -Ngtử là gì? -Ngtử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? Nêu rõ đặc điểm của mỗi loại hạt. -Tại sao ngtử chỉ có trên 100 loại còn chất lại có đến hàng chục triệu chất khác nhau? -Vì sao ngtử có khả năng liên kết được với nhau? * Về nhà đọc bài đọc thêm. Làm bài tập 1,2,3,4,5 trang 15, 16 SGK HS khá giỏi làm thêm bài tập 4.1 4.4 SBT. Chuẩn bị bài "Nguyên tố hoá học" -Nguyên tố hoá học là gì? -Kẻ trước bảng kí hiệu hoá học dán vào đầu trang vở. -Có bao nhiêu nguyên tố hoá học. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -Nhất thiết phải vẽ sơ đồ các nguyên tử. . bài " ;Nguyên tố hoá học& quot; -Nguyên tố hoá học là gì? -Kẻ trước bảng kí hiệu hoá học dán vào đầu trang vở. -Có bao nhiêu nguyên tố hoá học. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -Nhất thiết. Electron: - kí hiệu: e - Điện tích: 1- - Khối lượng vô cùng nhỏ Hoạt động 3: II/ Hạt nhân nguyên tử GV: giới thiệu:-Hạt nhân ngtử được tạo bởi hai loại hạt là hạt proton và nơtron - Thông. Lắng nghe Hoạt động 2: I/ Nguyên tử là gì? GV: Các chất được tạo nên từ nguyên tử. Vậy nguyên tử là gì? GV:-Yêu cầu HS đọc phần 1 bài đọc thêm SGK . -Treo sơ đồ ngtử Hidro giới thiệu hạt nhân

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan