Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 2) docx

5 263 0
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 2) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 2) 2.9. Thể huyết ứ hiệp phong: Ban xuất huyết sắc tía mỏng không căng, nhưng ngứa nhiều hoặc trên nền ban tía sắc lúc rõ lúc mờ, có ban tía ngoài da ngứa gãi gây tổn thương da, có đám và mảng xuất huyết. - Phương trị: trừ phong - hoạt huyết. - Phương thuốc: đương qui, tây thảo căn sinh địa, xích thược, đan sâm, tàm sa . Liều lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng. hồng ban lang sang (Luput ban đỏ hệ thống) 1. Đại cương: 1.1. Theo quan điểm của YHHĐ. + Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh khá phổ biến, tiên lượng nặng, nguyên nhân chưa thật rõ, nhưng thường gặp ở phụ nữ trẻ và do rối loạn điều hoà miễn dịch gây ra. + Đặc điểm: bệnh phát sinh đột ngột, có triệu chứng mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân. - Đau bụng, đau khớp, đau ngực. - Khởi phát đột ngột, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. - 50 - 80% có tổn thương ở da mặt từng mảng đỏ hình cánh bướm. - Tổn thương tạng phủ đa dạng (tim, phổi, thận, thần kinh ) nên còn có tên là luput ban đỏ rải rác. Người ta tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân một yếu tố đặc biệt gọi là yếu tố LE. Yếu tố này làm tan nhân bạch cầu nên còn gọi là yếu tố kháng nhân. Các mảnh nhân bị vỡ, được một bạch cầu trung tính khác ăn vào, chụp được qua kính hiển vi gọi là tế bào Hargraves (do Hagraves tìm ra). Yếu tố kháng nhân là một loại globulin miễn dịch kiểu IgG, phá vỡ các AND kiểu chuỗi kép .Người ta tìm được nhiều AND tự do trong máu bệnh nhân bị bệnh luput ban đỏ. Ngoài ra còn thấy kháng thể chống lại hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; kháng thể kháng cơ quan trong bệnh luput ban đỏ hệ thống. Như vậy, tự kháng nguyên là AND của nhân tế bào, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Tự kháng thể là một globulin miễn dịch kiểu IgG phá các kháng nguyên nói trên. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể tạo ra lắng đọng trên thành mạch của nhiều cơ quan nhất là thận (gây ra protein niệu), khớp (gây viêm khớp). Một số tác giả cho rằng, bệnh có liên quan đến dùng một số thuốc: penixilin, isoniazid, procainamid, hydralazin… và thuốc tránh thai; hoặc do thuốc gây bệnh là điều kiện để phát bệnh thì còn đang nghiên cứu. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến yếu tố di truyền, đến nội tiết và tác động của môi trường. Xét nghiệm: tìm tế bào luput, tìm kháng thể kháng nhân (ANA), phức hợp miễn dịch (PHMD), bổ thể (C 3 - C 4 ), giảm lắng đọng Ig và bổ thể trong mô; ngoài ra còn tìm thấy một số tự kháng thể khác. 1.2. Chẩn đoán : dựa vào 11 tiêu chuẩn (theo phân loại của Mỹ, 1982) - Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt. - Ban dạng đĩa ngoài da (Discoid rash). - Da nhạy cảm với ánh sáng. - Mồm có vết loét. - Viêm khớp. - Viêm các màng (phổi, tim). - Viêm thận (protein niệu, đái máu, trụ niệu). - Rối loạn tâm thần kinh (hưng phấn, u ám). - Rối loạn máu, thiếu máu, tan máu, giảm bạch cầu, giảm limpho, giảm tiểu cầu. - Rối loạn miễn dịch: có tế bào luput kháng thể kháng DNA, kháng Smith (Sm). - Có kháng thể kháng nhân. Chẩn đoán (+) khi có 4 triệu chứng trở lên. . Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng) (Kỳ 2) 2.9. Thể huyết ứ hiệp phong: Ban xuất huyết sắc tía mỏng không căng, nhưng ngứa nhiều hoặc trên nền ban tía sắc lúc. lượng từng vị thuốc dùng theo biện chứng. hồng ban lang sang (Luput ban đỏ hệ thống) 1. Đại cương: 1.1. Theo quan điểm của YHHĐ. + Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh khá phổ biến, tiên lượng. tiểu cầu. Tự kháng thể là một globulin miễn dịch kiểu IgG phá các kháng nguyên nói trên. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể tạo ra lắng đọng trên thành mạch của nhiều cơ quan nhất là thận (gây

Ngày đăng: 05/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan