BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 3) ppsx

5 399 1
BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 3) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 3) 2. Tổn thương tế bào thần kinh: Tổn thương xảy ra ở các tế bào thần kinh cảm giác, do đó còn được gọi tổn thương hạch thần kinh nguyên phát. - Trên lâm sàng xuất hiện đơn thuần rối loạn cảm giác, xuất hiện trước tiên ở phần xa của chi, tiến dần về gốc chi. - Thất điều. - Mất phản xạ gân cơ. - Điện cơ có giá trị quan trọng trong chẩn đoán. a/ Cisplatine: Rất thường dùng trong điều trị ung thư. Cần chẩn đoán phân biệt với viêm đa dây thần kinh trong các bệnh cận ung thư. Việc phân biệt nhờ vào kháng thể anti HV (-). b/ Sinh tố B6 thường gặp ở Mỹ do dùng B6 liều cao và kéo dài. 3. Tổn thương bao myelin: Tổn thương loại này do dùng thuốc ít gặp nhất. Đặc điểm lâm sàng là rối loạn vận động ở cả xa và gần, mất phản xạ gân cơ sớm. Dịch não tủy thường có đạm tăng cao. Chẩn đoán xác định nhờ vào điện cơ và sinh thiết. a/ Amiodarone: Thường dùng cho rối loạn nhịp tim. - Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác và vận động. Các rối loạn cảm giác rõ rệt hơn gồm tê và giảm cảm giác đầu chi, thất điều, mất phản xạ gân cơ. - Dịch não tủy thường có tăng protein. Chẩn đoán xác định bằng điện cơ và sinh thiết. - Hồi phục chậm sau khi ngưng thuốc. b/ Chloroquine: Thường biểu hiện dưới các bệnh cảnh bệnh thần kinh và cơ (neuromyopathy). Hồi phục tốt sau ngưng thuốc. c/ Tryptophane: Dùng lâu dài loại thuốc này thường làm xuất hiện hội chứng đau nhức cơ và tăng tế bào ái toan. Trong 20 - 30% trường hợp có kèm biến chứng viêm đa dây thần kinh thể cảm giác - vận động và đau nhức. d/ Muối vàng: Thường dùng trong viêm đa khớp dạng thấp. Có thể gây bệnh ở não nhưng cũng có thể gây nên viêm đa dây thần kinh có kèm đau nhức. Năm 1992, Petiot P. và cộng sự đã báo cáo trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh do dùng muối vàng. B. VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO NGỘ ĐỘC: 1. Ngộ độc Acrylamide: Tiếp xúc lâu dài loại thuốc độc này có thể gây viêm đa dây thần kinh loại tổn thương sợi trục kiểu rối loạn cảm giác - vận động. Đặc biệt có thể kèm tổn thương thần kinh trung ương, tiểu não và thần kinh thực vật. 2. Arsenic: - Ngộ độc Arsenic cấp: ói mửa, tiêu chảy, sang thương da, bệnh cảnh não cấp, bệnh cơ tim, gan … - Ngộ độc Arsenic mạn: dấu tổng quát (như mệt mỏi, kém ăn, ói mửa), dấu ngoài da (da lòng bàn tay, bàn chân dày lên, móng có những sọc trắng, da mất sắc tố), viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác - vận động (thường ảnh hưởng cảm giác bản thể), teo cơ vùng xa của chi. - Điều trị bằng Dimercaptopropanolol (BAL) hay với Penicillamine. Phải theo dõi nhiều tháng. Trong trường hợp ngộ độc kéo dài, sự hồi phục thường không hoàn toàn. 3. N- hexan: Thường xảy ra trong kỹ nghệ làm sơn mài, làm keo. Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu cảm giác, đôi khi có thể có rối loạn vận động. . BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 3) 2. Tổn thương tế bào thần kinh: Tổn thương xảy ra ở các tế bào thần kinh cảm giác, do đó còn được gọi tổn thương hạch thần kinh nguyên phát chứng viêm đa dây thần kinh thể cảm giác - vận động và đau nhức. d/ Muối vàng: Thường dùng trong viêm đa khớp dạng thấp. Có thể gây bệnh ở não nhưng cũng có thể gây nên viêm đa dây thần kinh. nên viêm đa dây thần kinh có kèm đau nhức. Năm 1992, Petiot P. và cộng sự đã báo cáo trường hợp viêm đa rễ dây thần kinh do dùng muối vàng. B. VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH DO NGỘ ĐỘC: 1. Ngộ độc

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan