BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 2) ppt

5 505 3
BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 2) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH LÝ VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH (Kỳ 2) b/ Dapsone: Rất thường dùng trong điều trị phong hoặc một số bệnh ngoài da (như Acne conglobata hoặc nhiễm Pneumocystis carinii). Thuốc dễ gây độc khi dùng đến liều > 400 mg/ngày trong một thời gian dài. - Bệnh cảnh là viêm đa dây thần kinh ảnh hưởng đến phần xa của các sợi trục vận động, làm xuất hiện dấu liệt tiến triển ở các phần xa của tứ chi (có thể nặng hơn ở chi trên) và kèm theo teo cơ. - Dấu rối loạn cảm giác thường hiếm gặp. c/ DDC và DDI: Đây là 2 loại thuốc được dùng gần đây điều trị nhiễm HIV, nhất là những trường hợp kháng hoặc không dung nạp với Zidovudine. - Bệnh cảnh là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào liều thuốc sử dụng. - Tính chất lâm sàng đặc biệt là đau kiểu nóng rát các đầu chi. - Bệnh lui dần sau khi ngừng thuốc. d/ Disulfirame: Thường dùng trong điều trị nghiện rượu. Thường gây bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác và đau. Liều có thể gây độc khi trên 125 mg/ngày (Palliyath SK. 1990). e/ Isoniazide: Gây bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác. Có thể phòng ngừa với vitamin B6. f/ Lithium: Thường gây viêm đa dây thần kinh thể rối loạn vận động, làm liệt cả tứ chi. Có thể kết hợp với một số bệnh cảnh não cấp trầm trọng. g/ Metronidazol: Chỉ gây biến chứng thần kinh nếu sử dụng dài ngày như trong điều trị bệnh Crohn hay các trường hợp nhiễm trùng hiếm khí. Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác kèm đau. Ornidazole và Misonidazol cũng có khả năng gây viêm đa dây thần kinh như Metronidazol. h/ Nitrofurantoin: Gây viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác - vận động. i/ Podophylline: Dùng ngoài da trị mụn cóc và các condylomes. Loại thuốc này gây viêm đa dây thần kinh thể cảm giác hoặc cảm giác - vận động khi bệnh nhân uống (tự tử). Bệnh thường kèm dấu chứng tiêu hóa và bệnh cảnh não. j/ Thalidomide: k/ Vidarabine: Dùng trong điều trị viêm gan siêu vi B. Có khả năng gây viêm đa dây thần kinh thể rối loạn cảm giác - vận động nặng, đôi khi kèm rối loạn thực vật trầm trọng (Chauplannaz G. và cộng sự 1984). l/ Vincristine: Thường dùng trong điều trị các bệnh ác tính. - Thường là gây viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác. - Dấu hiệu sớm nhất là tê ở các đầu chi. - Khám lâm sàng phát hiện giảm cảm giác đau, nhiệt độ và bản thể ở phần xa của chi và mất phản xạ gân cơ. Rối loạn vận động hiếm thấy. - Điều trị ngoài việc ngưng thuốc, có thể sử dụng những thuốc “bảo vệ thần kinh” là acid glutamique (Jackson DW, 1988), Naptidrofuryl (Léger JM, 1994). - Bệnh lý viêm đa dây thần kinh do dùng thuốc ngày càng phong phú. Tham khảo tạp chí thần kinh trong 10 năm gần đây cho thấy đã có những gợi ý về những loại thuốc trị cường giáp Carbimazole (Léger, 1984), Cimetidine (Pouget, 1986), Sirop ho Codobromyl (Mabin, 1988), Salazosulfaridine: trị viêm đại trực tràng chảy máu (Blin, 1992), Piroxicam (Sangla, 1993). . Thường gây bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác và đau. Liều có thể gây độc khi trên 125 mg/ngày (Palliyath SK. 1990). e/ Isoniazide: Gây bệnh cảnh viêm đa dây thần kinh kiểu. bệnh Crohn hay các trường hợp nhiễm trùng hiếm khí. Bệnh cảnh lâm sàng là viêm đa dây thần kinh kiểu rối loạn cảm giác kèm đau. Ornidazole và Misonidazol cũng có khả năng gây viêm đa dây thần. “bảo vệ thần kinh là acid glutamique (Jackson DW, 1988), Naptidrofuryl (Léger JM, 1994). - Bệnh lý viêm đa dây thần kinh do dùng thuốc ngày càng phong phú. Tham khảo tạp chí thần kinh trong

Ngày đăng: 05/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan