Nghiên cứu Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm công suất 1000 m3 trên ngày

38 379 1
Nghiên cứu Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm công suất 1000 m3 trên ngày

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án môn học Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TP.HCM KHOA MÔI TRƢỜNG BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM CÔNG SUẤT 1000 M 3 /NGÀY GVHD : NGUYỄN ĐINH TUẤN SVTH : NGUYỄN THỊ ANH TP.HCM, 1/2011 SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƢƠNG I 4 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 4 1.1.1. Các quy trình cơ bản trong công nghệ dệt nhuộm 4 1.1.2. Các loại thuốc nhuộm thƣờng dùng trong ngành dệt nhuộm 7 1.2. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 9 1.3. TÁC ĐỘNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 11 CHƢƠNG II 13 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ NƢỚC THẢI 13 13 14 2.1.3. Xử lý bằng phƣơng pháp sinh học 17 2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 18 2.2.1. Công nghệ xử lí nƣớc thải dệt nhuộm trong nƣớc 18 2.2.2. Công nghệ xử lý nƣớc thải dệt nhuộm trên thế giới 21 CHƢƠNG III 24 3.1. 24 24 3.1.2. Đề xuất công nghệ 26 3.2. TÍNH TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 30 3.2.1. Xác định các thông số tính toán 30 3.2.2. Bể aeroten 31 SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 3 LỜI MỞ ĐẦU Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước liên quan mật thiết với các biện pháp tổng hợp về chống ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ra. Một trong những biện pháp đó là phải xử lý nước thải trước khi chúng được hòa vào nguồn nước mặt tự nhiên. Để lựa chọn được một phương pháp cần phải có những hiểu biết chung về môi trường và những kiến thức về các nguyên lý cơ bản cũng như công nghệ của phương pháp đó. Trên cơ sở đó mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển thân thiện, hài hòa với môi trường và những ưu điểm nổi trội của phương pháp sinh học và sử dụng nó vào công đoạn nào khi đưa ra một phương án cụ thể cho việc xử lý ô nhiễm môi trường nước. Đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều loại mặt hàng, mẫu mã phong phú cũng chính là thải ra một lượng lớn nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, làm mất cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do đó việc xử lý nước thải là một yêu cầu rất cần thiết đòi hỏi chúng ta phải quan tâm. Đồ án được thực hiện nhằm mục đích đề xuất hệ thống xử lý nước thải công nhiệp dệt nhuộm với lưu lượng là 1000 m 3 /ngđ đạt tiêu chuẩn xả thải, hạn chế việc tác động đến môi trường. Rất mong nhận được những nhận xét, góp ý của thầy cô để kiến thức của em hoàn thiện hơn. SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần lớn vào sự phát triển kinh tế chung của nước ta. Ngành công nghiệp dệt nhuộm đã đáp ứng nhu cầu lớn trong nước và còn thu được một lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Mặt khác, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Hiện nay công nghiệp dệt nhuộm đã trở thành một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đã và đang được sự quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước. Ở nước ta hiện nay ngoài các cơ sở, nhà máy dệt nhuộm lớn thì các làng nghề truyền thống cũng đang phát triển mạnh mẽ. Song cùng với sự phát triển này là những quá trình phát sinh trong sản xuất. Đây luôn là vấn đề khiến cho các nhà quản lí và các nhà khoa học quan tâm. Hàng năm ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn nước để sản xuất sau đó thải ra môi trường khi chưa được xử lí hoặc đã xử lí nhưng chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Do vậy việc xử lí nước thải của nhà máy dệt nhuộm ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. 1.1.1. Các quy trình cơ bản trong công nghệ dệt nhuộm Thông thường công nghệ dệt nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau: - Làm sạch nguyên liệu: nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều. - Chải: các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô. - Kéo sợi, đánh bóng, mắc sợi: tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Tiếp tục mắc sợi là dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi. - Hồ sợi dọc: hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải - Dệt vải: kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc. - Giũ hồ: tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym (1% enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit ( dung dịch H 2 SO 4 0.5%). SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 5 Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy. - Nấu vải: loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2 – 3 at) và ở nhiệt độ cao (120 – 130 0 C. Sau đó vải được giặt nhiều lần. - Làm bóng vải: làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. - Tẩy trắng: mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn. Các chất tẩy thường dùng là natri clorit NaClO 2 , natri hypoclorit NaOCl hoặc hydro peroxyte H 2 O 2 cùng với các chất phụ trợ. - Nhuộm vải hoàn thiện: mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải.Thường sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu. Sau khi nhuộm và in, vải được giặt lạnh nhiều lần. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải và các hóa chất sẽ đi vào nước thải. Văng khổ, hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như metylic, axit axetic, formaldehit. SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 6 Chuẩn bị sợi nguyên liệu Hồ sợi Chuẩn bị nhuộm: rũ hồ, nấu tẩy Làm bóng Dệt vải Nhuộm In bông Cầm màu Đóng kiện Giặt tẩy Hồ văng Co ủi Kiểm gấp Cào lông Hình 1 : Sơ đồ quy trình công nghệ dệt nhuộm SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 7 1.1.2. Các loại thuốc nhuộm thƣờng dùng trong ngành dệt nhuộm a. Thuốc nhuộm hòa tan trong nước: 1) Thuốc nhuộm trực tiếp Thuốc nhuộm trực tiếp hòa tan trong nước, nhưng ở nhiệt độ nhỏ hơn 25 0 C khó hòa tan hơn. Khi nhuộm hoặc in hoa, thuốc nhuộm trực tiếp bắt màu thẳng vào vật liệu không phải qua khâu xử lí trung gian, thường sử dụng để nhuộm các loại vật liệu từ xenlulo như: vải sợi bông, lụa vixco, đay, gai 2) Thuốc nhuộm axit Là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có công thức là R- SO 3 Na khi tan trong nước phân ly thành nhóm R-SO 3 mang màu. Thuốc nhuộm axit dùng để nhuộm và in hoa những loại xơ sợi và vật liệu cấu tạo từ protein như: len, lụa tơ tằm, lông thú, da thuộc và xơ tổng hợp họ polyamid. Thuốc nhuộm axit gồm 3 loại: - Thuốc nhuộm axit thông thường. - Thuốc nhuộm axit cầm màu. - Thuốc nhuộm axit chứa kim loại. 3) Thuốc nhuộm hoạt tính Các loại thuốc nhuộm thuộc nhóm này có công thức cấu tạo tổng quát là S- Ar-T-X. Trong đó: S là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan; Ar là gốc thuốc nhuộm, thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, axit chứa kim loại hoặc ftaloxiamin; T là gốc mang nguyên tử phản ứng; X là nguyên tử phản ứng. Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư. 4) Thuốc nhuộm bazơ – cation Thuốc nhuộm bazơ khi hòa tan trong nước chúng phân ly thành các phần mang màu tích điện dương. Tuy được tổng hợp từ các gốc màu khác nhau nhưng tất cả thuốc nhuộm bazơ đều hòa tan tốt trong nước, có cường độ màu và độ tươi rất cao. SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 8 Thuốc nhuộm cation là một loại thuốc nhuộm bazơ đặc biệt được sản xuất về sau. Chúng có đặc điểm như thuốc nhuộm bazơ, chỉ khác là chúng bắt màu mạnh vào xơ polyacrylnitril và chỉ dùng cho thuốc nhuộm in hoa các loại vải, hàng dệt kim từ loại xơ này. Chúng bắt màu tốt ở nhiệt độ 90 – 100oC. b. Thuốc nhuộm không tan trong nước 1) Thuốc nhuộm hoàn nguyên Là những hợp chất màu hữu cơ không tan trong nước, được sử dụng chủ yếu để nhuộm các chế phẩm từ xenlulo. Thuốc nhuộm hoàn nguyên bao gồm 2 loại hợp chất hữu cơ: - Hợp chất kiểu indigo (xanh chàm). - Các hợp chất thơm đa vòng gồm nhiều phân nhóm. 2) Thuốc nhuộm lưu huỳnh Là những hợp chất màu không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ, dưới tác dụng của các chất khử nó chuyển về dạng axit, tan trong môi trường kiềm tạo dạng bazơ dễ phân bị hủy và oxy hóa về màu. Thuốc nhuộm lưu huỳnh có chứa mạch dị hình như tiazol, tiazin, zin trong đó có cầu nối –S-S- dùng để nhuộm các loại sợi cotton và viscose. 3) Thuốc nhuộm phân tán Nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử từ gốc azo và antraquinon và nhóm amin (NH 2 , NHR, NR 2 , NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, sợi polieste ) không ưa nước. 4) Thuốc nhuộm Pigment Là những chất màu không hòa tan trong nước, dung môi hữu cơ, không có ái lực với xơ sợi và các vật liệu khác. Thuốc in, nhuộm pigment có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaoxianin, dẫn xuất của antraquinon 5) Thuốc nhuộm azo không tan Trong phân tử của chúng có chứa nhóm mang màu azo (-N = N-) nhưng không chứa các nhóm có tính tan (- SO 3 Na, - COONa) nên chúng không tan trong nước. Thuốc nhuộm azo đượcdùng nhiều để nhuộm nền và in hoa theo kiểu in phá gắn màu nhưng không bền dưới tác dụng của ánh sáng. SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 9 1.2. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM Nước thải công nghiệp dệt nhuộm có rất đa dạng và phức tạp. Theo tính toán từ các loại hóa chất sử dụng như: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hóa…đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như các chất hòa tan và các kim loại nặng. Nước thải tẩy giặt có pH dao động khá lớn từ 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 – 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên. Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên đến 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2000 mg/l, nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nước thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxy hóa, cellulose, xáp, xút, chất điện ly… Còn thành phần nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng, thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí ngay cả khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trường nhuộm có thể là acid hoặc kiềm, hoặc trung tính. Phần lớn hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%, 30 – 40% các phẩm nhuộm thừa còn lại ở dạng nguyên thủy hoặc một số đã bị phân hủy ở dạng khác, ngoài ra một số các chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường…cũng tồn tại trong thành phần loại nước thải này. Đó là nguyên nhân gây ra độ màu rất cao của nước thải dệt nhuộm. Nhìn chung, thành phần phẩm nhuộm thường chứa các gốc như: R-SO3Na, R- SO3H, N-OH, R-NH2, R-Cl… pH nước thải thay đổi từ 2 – 14, độ màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18000 mg/l. Tùy theo từng loại phẩm nhuộm (phân tán hay trực tiếp, hoạt tính…) mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải, riêng trường hợp sử dụng phẩm nhuộm phân tán, đối với một số mẫu nhất định nước thải có hàm lượng cặn lơ lửng thấp, nước trong suốt, độ màu không đáng kể, đa số cặn không tan lắng được. Ngoài ra, thành phần nước thải chứa các nhóm hòa tan như: acid axetic, formic, chất oxy hóa (NaClO, H2O2), phẩm nhuộm trực tiếp, crom, hoạt tính, acid, bazơ, chất tẩy giặt, chất khử…và các nhóm không tan là: phẩm nhuộm azo, aniline black, naphtine, phẩm nhuộm phân tán, tinh bột… Mặt khác, thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày dẫn đến độ màu, hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không ổn định. SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 10 Bảng 1.1 Nồng độ của các thành phần trong nước thải dệt nhuộm: Thành phần Đặc điểm pH 2 - 14 COD (mg/l) 60 - 5000 BOD (mg/l) 20 - 3000 PO 4 3- (mg/l) 10 - 1800 SO 4 2- (mg/l) < 5 Độ màu (Pt – Co) 40 – 5000 Q (m 3 /tấn sp) 4 - 4000 Bảng1.2: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính nước thải ngành dệt - nhuộm Công đoạn Chất ô nhiễm trong nƣớc thải Đặc tính của nƣớc thải Hồ sợi, giũ hồ Tinh bột, glucozo, carboxy metyl xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp. BOD cao (34-50% tổng sản lượng BOD). Nấu, tẩy NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xo sợi vụn. Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng BOD). Tẩy trắng Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit… Độ kiềm cao, chiếm 5%BOD. Làm bóng NaOH, tạp chất. Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% tổng BOD). Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axitaxetic và các muối kim loại. Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TS cao. In Chất màu, tinh bột, dầu, đất sét, Độ màu cao, BOD cao và dầu [...]... tiếp xúc trực tiếp với nước thải độc hại - Diện tích chiếm dụng mặt bằng giảm 50% so với bể xây bằng xi măng - Thời gian thi công ngắn 2.2.2 Công nghệ xử lý nƣớc thải dệt nhuộm trên thế giới a Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm sợi bông ở Hà Lan Trong hệ thống có công đoạn xử lý hóa lý trước công đoạn xử lý sinh học Với các thông số như: Nước thải có lưu lượng 3.000 - 4.000 m3 /h; COD = 400 - 1.000... lọc sinh học, bùn hoạt tính, hồ sinh học hay kết hợp xử lý sinh học nhiều bậc SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 17 2.2 GIỚI THIỆU MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 2.2.1 Công nghệ xử lí nƣớc thải dệt nhuộm trong nƣớc a Quy trình công nghệ tổng quát xử lí nước thải nhuộm vải Nước thải nhuộm hoạt tính Nước thải nhuộm sufat Nước thải tẩy Bồn khuấy nhanh Bồn khuấy nhanh Bồn hạ pH... thải dệt nhuộm chiếm 15 đến 20%) ở Greven – CHLB Đức ) Lượng bùn tạo ra nhỏ ( 1m3 nước thải tạo ra 0.6 kg bùn khô tuyệt đối) Kết hợp vừa xử lý nước thải sinh hoạt vừa xử lý nước thải dệt nhuộm SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 23 CHƢƠNG III 3.1 3.1.1 Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ của trạm xử lý dựa vào các yếu tố cơ bản sau: - Công suất của trạm xử lý - Thành phần và đặc tính của nước thải. .. toán công nghệ xử lý cơ học) Hàm lượng NOS20 (phục vụ cho việc tính toán các công trình và công nghệ xử lý sinh học) Độ màu của nước thải Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo chất lơ lửng: E CO C ra CO 100% 560 100 100 % 560 82.14% Trong đó: CO: Hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải vào, CO = 560 mg/l Cra: Hàm lượng chất lơ lửng của nước thải sau xử lý, Cra= 100 mg/l Mức độ cần thiết xử lý nước thải. .. 200 - 400 mg/l Nước sau xử lý BOD5 < 50 mg/l, COD < 100 mg/l SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 21 Hóa chất Nước thải 2 3 Sục khí 4 5 4 Nước sau xử lý 1 6 6 Bùn Bùn Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải của công ty Stork Aqua (Hà Lan) 1 Sàng chắn rác; 2 Bể điều hòa; 3 Bể keo tụ; 4 thiết bị lắng bùn; 5 Bể sinh học; 6 Thiết bị xử lý bùn b Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm ở Greven... Đức) Nước thải ở đây có chứa 15-20% nước thải dệt nhuộm Công suất của hệ thống là 6.000 - 7.000 m3 /ngày, trong đó có 1100 - 130 0m3/ ngày nước thải dệt nhuộm Sơ đồ này theo nguyên lý kết hợp xử lý hóa lý và sinh học nhiều bậc, sau lắng 2 là một hồ nhân tạo (có thể là một hồ chứa lớn) Phần bùn lấy ra từ các bể lắng không đưa tuần hoàn sử dụng lại mà đưa vào xử lý kị khí, rồi lọc ép và đưa đi chôn lấp Nước. .. Đinh Tuấn 27 Phƣơng án II Sơ đồ công nghệ Nước thải Bể lắng sơ bộ Chỉnh pH Bể điều hoà Thiết bị xử lý bùn Bể lắng I Bể SBR Bùn H2O2 FeSO4 Oxy hoá nâng cao Thiết bị lọc chậm Chất thải Bùn dư Nước sau xử lý Đường nước Đường bùn Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải dệt nhuộm Thuyết minh quy trình công nghệ SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 28 Nước thải tại trạm xử lý đầu tiên được đưa qua song... trong hỗn hợp nước thải vào, Lo = 860 mg/l Lra : Hàm lượng BOD5 trong nước thải sau xử lý, Lra = 100 mg/l Mức độ cần thiết xử lý nước thải theo độ màu: E M O M ra 100 % MO 1000 150 100 % 1000 85% Trong đó: Mo: độ màu trong hỗn hợp nước thải vào, M O = 1000 Pt-Co Mra: Độ màu trong nước thải sau xử lý, Mra = 150 Pt-Co 3.2.2 Bể aeroten a Chức năng Là thiết bị chủ yếu để xử lý COD, BOD trong dòng thải bằng.. .Công đoạn Chất ô nhiễm trong nƣớc thải Đặc tính của nƣớc thải muối kim loại,axit… mỡ Vệt tinh bột, mỡ động vật, muối Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng nhỏ Hoàn thiện Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm, nước thải nhuộm gồm 3 loại chính:  Nước thải phẩm nhuộm hoạt tính  Nước thải phẩm nhuộm sunfua  Nước thải tẩy Thành phần tính chất nước thải nhuộm được trình bày theo bảng sau:... 3000 m3 SVTH: Nguyễn Thị Anh GVHD: Nguyễn Đinh Tuấn 12 CHƢƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ NƢỚC THẢI DỆT NHUỘM 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÍ NƢỚC THẢI Nước thải dệt nhuộm có đặc điểm là tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao Do đặc thù của công nghệ, việc lựa chọn các phương pháp xử lí thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lưu lượng nước thải, đặc tính nước thải, . pha lỏng, một pha là chất trích ly với chất được trích ly, một pha là nước thải với chất trích ly. -Phân riêng hai pha lỏng nói trên. - Tái sinh chất trích ly. Để giảm nồng độ chất tan thấp. chất thu hồi mới bù đắp chi phí cho quá trình trích ly. Làm sạch nước bằng trích ly gồm 3 giai đoạn - Trộn mạnh nước thải với chất trích ly (dung môi hữu cơ) trong điều kiện bề mặt tiếp xúc. cation là một loại thuốc nhuộm bazơ đặc biệt được sản xu t về sau. Chúng có đặc điểm như thuốc nhuộm bazơ, chỉ khác là chúng bắt màu mạnh vào xơ polyacrylnitril và chỉ dùng cho thuốc nhuộm in hoa

Ngày đăng: 05/07/2014, 17:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan