Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính ppsx

3 2.1K 15
Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính : khái niệm, các tiêu chuẩn, ví dụ. a. Khái niệm : - Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là căn cứ của những khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính ( do lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm lập) dựa trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định và phải được thể hiện rõ ràng đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính đó. - Hay CSDL của BCTC là những cam kết của nhà quản lý về tính trung thực hợp lý của BCTC. b. 7 tiêu chuẩn : - Sự phát sinh – Occurrence :1 nghiệp vụ hay 1 sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra & có liên quan đến đơn vị trong thời kì xem xét. - Sự hiện hữu – Existence : tài sản hay khoản nợ phản ánh trên BCTC thực tế phỉa tồn tại ( có thực ) vào thời điểm báo cáo. - Tính đầy đủ – Completeness : toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan đến BCTC phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan. - Ghi chép chính xác – Accuracy : 1 nghiệp vụ hay 1 sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kì, đúng khoản mục & đúng về toán học. - Đánh giá hợp lý – Valuation : 1 tài sản hay 1 khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc được thừa nhận ) - Quyền sở hữu rõ ràng – Ownership; Right & Obligation : 1 tài sản hay công nợ phản ánh trên BCTC đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm báo cáo. - Trình bày và công bố – Presentation & Declaration : các khoản mục được phân loại, diễn đạt & công bố phù hợp với chuẩn mực & chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận. c. Ví dụ : Chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu: - Phát sinh : doanh thu đã đạt được - Hiện hữu : khoản doanh thu là có thực - Đầy đủ : không bỏ sót hay che giấu doanh thu - Ghi chép chính xác : khóa sổ đúng kì, ghi chép đúng số tiền - Đánh giá hợp lý : đúng theo quy định của chuẩn mực kế toán : doanh thu thuần = giá bán – các khoản giảm trừ - Quyền sở hữu rõ ràng : doanh thu là của doanh nghiệp - Trình bày & công bố : doanh thu được trình bày & thuyết minh phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực kế toán. 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ : khái niệm, các nguyên tắc kiểm soát phổ biến, các hạn chế tiềm tàng vốn có. Trong các nguyên tắc kiểm soát đó, bạn tâm đắc nguyên tắc nào, cho ví dụ. a. Khái niệm Là 1 hệ thống các biện pháp ( do BGĐ, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị chi phối ) được thiết lập nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, đạt được sự tuân thủ chủ trương chính sách, khuyến khích hiệu quả hoạt động và bảo vệ tài sản đơn vị. b. Các nguyên tắc kiểm soát phổ biến - Phân trách nhiệm theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với các hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao. - Phân quyền và ủy quyền một cách cụ thể và thích hợp. - Quy trình hoạt động và kiểm soát phải được hồ sơ hóa và công khai đến cấp thích hợp. - Tạo lập hệ thống chứng từ và sổ sách hoàn chỉnh để ghi nhận đầy đủ mọi nghiệp vụ phát sinh - Kiểm kê : đối chiếu sổ sách và thực tế ( đề cao trách nhiệm quản lý tài sản, phát hiện mọi hư hỏng mất mát) - Kiểm tra độc lập (“4 mắt “): dùng thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao. - Hạn chế tiếp cận tài sản vật chất và thông tin. - Định kì hoặc đột xuất tiến hành phân tích rà soát. - Hệ thống tiêu chí khen thưởng kỉ luật rõ ràng, đủ mạnh. - Xây dựng và duy trì môi trường văn hóa doanh nghiệp, đề cao sự chính trực và các giá trị đạo đức. c. Các hạn chế tiềm tàng vốn có - Do nguyên tắc hiệu quả nên một số thủ tục KSNB đã không được thiết lập. - Do được thiết kế nhằm vào các sai phạm dự kiến nên HTKSNB có thể sẽ vô hiệu với các sai phạm bất thường chưa tiên liệu. - Để HTKSNB vận hành tốt, cần 1 đội ngũ nhân viên có trình độ ( nhân sự của HTKSNB phải đạt yêu cầu ) - HTKSNB sẽ vô dụng khi có sự thông đồng - Tính hữu hiệu của HTKSNB sẽ bị đe dọa khi người quản lý lạm quyền hoặc coi trọng hình thức. - Tính hữu hiệu của HTKSNB sẽ bị đe dọa khi có mâu thuẫn quyền lợi. - Thủ tục kiểm soát có thể bị bất cập khi điều kiện thực tế thay đổi ( thủ tục của HTKSNB phải tương thích ) - Vấn đề con người. d. Trong các nguyên tắc kiểm soát đó, tôi tâm đắc nguyên tắc 3. Báo cáo kiểm toán về BCTC của kiểm toán độc lập : khái niệm, các loại ý kiến, trường hợp áp dụng. Đóng vai trò là nhà quản lý DN, anh chị mong muốn đơn vị kiểm toán đưa ra những ý kiến nào? a. Khái niệm Theo VSA 700, BCKT là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập công bố để nêu rõ ý kiến nhận xét chính thức của mình về BCTC của 1 đơn vị đã được kiểm toán. b. Các loại ý kiến - Chấp nhận toàn phần : không có đoạn nhấn mạnh, có đoạn nhấn mạnh - Chấp nhận từng phần: tùy thuộc vào, ngoại trừ - BCKT đưa ra ý kiến từ chối - Ý kiến không chấp nhận c. Trường hợp áp dụng - Trường hợp đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần : được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính đơn vị được kiểm toán và phù hợp với chuẩn và chế độ kế toán VN hiện hành hoặc được chấp nhận ( đoạn 35 – VSA 700). Ý kiến chấp nhận từng phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn toàn đúng, không có sai sót nào, mà có thể có sai sót nhưng các sai sót tồn tại không trọng yếu, không làm người đọc thay đổi nhận định về các thông tin trong BCTC. - Trường hợp đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần : được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc hoặc ngoại trừ mà KTV đã nêu trong BCKT ( đoạn 39 – VSA 700). - Trường hợp đưa ra ý kiến từ chối : được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán có thể cho ý kiến về BCTC ( đoạn 42 – VSA 700). - Trường hợp đưa ra ý kiến không chấp nhận : được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất vối giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC (đoạn 43 – VSA 700). d. Đóng vai trò là 1 nhà quản lý DN, tôi mong muốn đơn vị kiểm toán đưa ra những ý kiến giúp cho uy tín DN tăng lên, có giá trị sử dụng đối với người đọc BCKT. 4. Trình bày các bước công việc kiểm toán cần thực hiện khi tiến hành kiểm tra tổng quát các BCTC DN Có 21 bước công việc cơ bản sau đây: - Thu thập các BCTC niên độ cần kiểm toán - Thu thập báo cáo kiểm toán niên độ trước kế toán - Đối chiếu số liệu của BCTC với BC kiểm toán, tìm sự khác biệt (nếu có) - Kiểm tra xem các BCTC có được trình bày theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành hay không. - Kiểm tra lại các phép tính số học trên các BCTC. - Tìm hiểu hoạt động của DN, phân tích, đối chiếu với tổng thể BCTC để xem tính hợp lý. - Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động của đơn vị (chú ý về đặc thù của ngành, nghề ) - Phân tích thông tin từ internet để tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp. - Phân tích các tỷ suất tài chính quan trọng. So sánh với số kế hoạch và với cùng kì năm trước, đề nghị DN giải thích những biến động bất thường. - Lập kế hoạch kiểm toán. - Xem số liệu đã kiểm toán có phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp hay không. - Lập biên bản kiểm toán nếu cần. - Hoàn tất bản cam kết của nhóm kiểm toán. - Tham chiếu các BCTC với các chương trình kiểm toán. - Lưu ý các tài khoản chờ xử lý (3381; 1381) về rủi ro sai sót đáng kể. - Rà soát lại các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, khẳng định với kế toán trưởng để đảm bảo rằng các sự kiện như vậy (nếu có) đã được ghi nhận. - Xem qua sổ sách kế toán, biên bản họp BGĐ, HĐQT của quý đầu năm sau. - Xem BCTC có được lập theo giả định hoạt động liên tục hay không. - Thêm các bước công việc nếu : chiến lược kiểm toán yêu cầu kết quả từ các bước trên yêu cầu, hoặc KTV thấy cần thiết bổ sung… - Hoàn tất hồ sơ giấy tờ làm việc, tham chiếu số liệu, ghi nhận kết quả, đưa ra kết luận… - Đề xuất bút toán điều chỉnh nếu có, đề xuất ý kiến góp ý trên BCKTNB hoặc thư quản lý KTĐL. . 1. Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính : khái niệm, các tiêu chuẩn, ví dụ. a. Khái niệm : - Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. trình bày trong báo cáo tài chính ( do lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm lập) dựa trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định và phải được thể hiện rõ ràng đối. lý – Valuation : 1 tài sản hay 1 khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc được thừa nhận ) - Quyền sở hữu

Ngày đăng: 05/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan