chuyên đề quy hoạch cảng hải phòng và quảng ninh pptx

51 738 9
chuyên đề quy hoạch cảng hải phòng và quảng ninh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên Đề 7: Quy Hoạch Cảng Biển Hải Phòng – Quảng Ninh A .Các Cảng Hiện Hữu I.Hậu phương của cụm cảng Hậu phương của cảng là một vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh cảng bao gồm thành phố cảng, các thành phố lân cận đôi khi còn có cả các quốc gia lân cận không có biển. Có thể gọi hậu phương là vùng đất và biển tạo nên thị trường tiêu thụ sản phẩm vận tải của cảng biển. Thị trường này là vùng có hàng hóa, hành khách và các nhu cầu khác, nếu vân chuyển qua cảng biển nhất định nào đó sẽ có lợi cho vùng nói trên. Cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh luôn luôn đóng vai trò là "Cửa khẩu" giao lưu quan trọng nhất của phía Bắc đất nước. Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng Hải Phòng và Cảng Quảng Ninh đã đến với thị trường các nước và ngược lại. 1. Đặc điểm diện tích, dân số, tình hình kinh tế- xã hội của vùng hậu phương a.Diện tích, Dân số Diện tích  Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam, có phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Dải đất liền Việt Nam hình chữ S, bắt đầu từ vĩ độ 23độ23’ Bắc đến 8độ27’ đông, dài 1.650 km theo hướng Bắc - Nam. Bắc Bộ có dải đất liền rộng nhất theo hướng Đông - Tây, trải dài khoảng 500 km, so với Trung Bộ và Nam Bộ.  Địa hình Bắc Bộ rất đa dạng và phức tạp bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ, thấp dần xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện qua hướng chảy của các dòng sông lớn.  Bắc Bộ có đồng bằng phì nhiêu nằm ở lưu vực sông Hồng có diện tích lớn (khoảng14,8 ngìn km2), bằng 4.5% diện tích cả nước, dạng hình tam giác, với đỉnh là Thành phố Việt Trì và cạnh đáy chính là đường bờ biển phía đông. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long) có diện tích khoảng 15.000km2, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên. Toàn khu vực đồng bằng có bề mặt địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mặt nước biển.  Liền kề với vùng đồng bằng sông Hồng về phía Tây và Tây Bắc là vùng Trung du và Miền núi, có diện tích rộng lớn (khoảng 102,9 nghìn km2), bằng 30.7% diện tích cả nước. Có nhiều núi non cao và hiểm trở (như một số nơi ở khu vực Tây Bắc có độ cao 1.500m so với mặt biển), và kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Còn giáp với vùng Đông Bắc thì phần nhiều là núi thấp và đồi.  Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc có nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn lắm, và chủ yếu tồn tại trên các cao nguyên ở độ cao 600 - 700m so với mặt nước biển.  Bờ biển đông có các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, và Bạch Long Vĩ, và nhiều bờ biển đẹp như: Bờ biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra ở Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng; Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình; Hải Định, Quất Lâm thuộc Thành phố Nam Định đều là những bãi biển đẹp. Dân số Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4, 2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người. Riêng vùng Bắc Bộ Việt Nam có khu vực Đồng bằng sông Hồng đông dân cư nhất, gồm 19.577.944 người (tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 18.835.485 người, và Đồng bằng sông Cửu Long có 17.178.871 người). Và 3 tỉnh có dân số thấp nhất là Điện Biên, Lai Châu, và Bắc Kạn, đều dưới 500.000 người. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc (1225 người/km2), tập trung trong một diện tích nhỏ. Trong khi đó, ở vùng Trung du và Miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, lại thiếu nhân lực để khai thác và có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng (vùng Tây Bắc có mật độ dân là 69 người/km2). Dân số thành thị hiện chiếm 29,2% dân số toàn vùng và có tốc độ gia tăng ở mức cao, bình quân là thêm 3,4%/năm, trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Điều đó đã tạo ra nạn nhân mãn cho vùng Đồng Bằng Sông Hồng vì áp lực dân số. Ngoài ra, theo cuộc điều tra mức sống dân cư năm trong hai năm (1997 và 1998) ở riêng khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, tỷ số giới tính của trẻ em từ 1 đến 4 tuổi cao nhất nước (116), nghĩa là, trong độ tuổi từ 1 đến 4, cứ có 100 đứa con gái thì tương ứng có tới 116 con trai. Trẻ em Hmong ở vùng núi phía Bắc  Tại những vùng đông dân như Đồng Bằng Sông Hồng, cũng như các vùng kinh tế trọng điểm có mật độ dân số cao, tuy có những mặt tác động tích cực như với dân số đông là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn, là thế mạnh để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài Nhưng mặt khác cũng gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ. Trong trường hợp dân số đông mà kinh tế phát triển vẫn còn chậm thì sẽ hạn chế đến việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, dân trí đến mỗi người dân, các nhu cầu phúc lợi xã hội khác hạn hẹp hơn. Thêm vào đó là vấn đề môi trường bị gia tăng tác động, ô nhiễm và dịch bệnh, suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên b.Đặc điểm kinh tế- xã hội Mỗi tỉnh, thành phố nằm trong Vùng kinh tế duyên hải Bắc bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình ) đều có những ưu thế nhất định trong phát triển kinh tế, cũng như trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nền kinh tế - xã hội của vùng kinh tế Bắc bộ đang từng bước chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên đáng kể, những tỉnh trong vùng đều thuộc vào loại có tiềm năng về kinh tế và lao động. Do đó, tất cả các tỉnh đều có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và dự kiến tốc độ tăng trưởng cao cho thời kỳ đến năm 2010. Nhìn chung trong những năm qua. Bắc bộ đã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước o Các tỉnh trong vùng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mức bình quân cả nước. Thời kỳ 1996 - 2002 tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế Bắc bộ đạt khoảng 8,8% (gấp 1,26 lần so với mức tăng trung bình của cả nước là 7%); Trong đó giá trị gia tăng của công nghiệp đạt khoảng 11,4% (giá trị sản xuất tăng 15%/năm); nông nghiệp khoảng 3%/năm (giá trị sản xuất 4,5%/năm) và ngành dịch vụ khoảng 9%/năm. - Giai đoạn 2001 - 2003 theo ước tính của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8,7%. Năm 2002, GDP bình quân đầu người của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gấp khoảng 1,18 lần mức bình quân của cả nước (7,96/6,7 triệu đồng). Đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện (nămn (năm 2002 so với năm 1995: GDP/người gấp 2,4 lần; KWh/người gấp 3,6 lần; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm được 3,3%,…). - Cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá góp phần lôi kéo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong thời kỳ 1995 - 2002 tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng thêm được 4,46 điểm, tương ứng tỷ trọng nông lâm giảm được 4,46 điểm (nông, lâm, thủy sản giảm từ 15,42% xuống 10,96%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,46% lên 41,67%; và dịch vụ giảm từ 54,12% xuống 47,37%, - Công nghiệp phát triển khá nhanh, trong 3 năm (2001 - 2003), giá trị gia tăng đạt mức tăng bình quân khoảng 12%; cơ cấu sản phẩm đã có những chuyển dịch tích cực (ngoài những sản phẩm công nghiệp truyền thống được củng cố và tăng liên tục (năm 2002 so với năm 1995 sản xuất động cơ gấp khoảng 3 lần, sản xuất thép gấp khoảng 8 lần, xi măng gấp 1,1 lần, than gấp 1,5 lần, sơn các loại gấp 2 lần, sản xuất điện thoại tăng gần 3 lần, ), - Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu sản xuất cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng hiệu quả, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghịêp. Nông sản hàng hoá có bước phát triển khá, xuất hiện nhiều mô hình phát triển trang trại có thu nhập cao (khoảng 50 triệu đồng/ha). - Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng và có nhiều lĩnh vực phát triển khá như thương mại; dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tư vấn,… o Mức đóng góp vào thành quả chung của cả nước của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tiếp tục tăng Năm 2002, so với cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ chiếm khoảng 19,4% về GDP; 21,66% về thu ngân sách; 19,58% về kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời nếu so với năm 1995, tỷ trọng của nhiều chỉ tiêu tổng hợp (về GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, giá trị gia tăng nông nghiệp, giá trị gia tăng dịch vụ, ) của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng hơn được khoảng 1 - 1,5%. o Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn (trong thời kỳ 1995 - 2002 chiếm khoảng 43,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) đã tập trung vào một số công trình then chốt, tạo ra những điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng của vùng .Thời kỳ 1996 - 2002, đầu tư toàn xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ước đạt khoảng 120 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), bằng khoảng 20% đầu tư toàn xã hội của cả nước; trong đó vốn Nhà nước chiếm khoảng 63%, vốn FDI chiếm khoảng 22% và vốn của dân chiếm khoảng 15%. Đầu tư bước đầu tạo được tiềm lực cho phát triển lâu dài và đang hình thành được các khâu đột phá. - Về hệ thống đường bộ: quốc lộ 1A là tuyến chiến lược quan trọng đã hoàn thành việc khôi phục, cải tạo nâng cấp từ Lạng Sơn về Hà Nội đi Ninh Bình đến Thanh Hoá, đạt tiêu chuẩn cấp III; quốc lộ 18, từ Bắc Ninh đi Bãi Cháy đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III. Đoạn Bãi Cháy - Mông Dương - Móng Cái đang triển khai nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV; việc nâng cấp quốc lộ 10 hoàn thành; đường Láng - Hoà Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp I. Đã xây dựng mới các cầu như cầu Bình, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu; đang xây dựng cầu Yên Lệnh, Thanh Trì, Bãi Cháy ; Các quốc lộ khác như 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23 cũng được cải tạo. - Về hệ thống các sân bay: trong vùng có 3 sân bay hiện đang khai thác là sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi và sân bay Gia Lâm. Sân bay Nội Bài đã được đầu tư đạt công suất 4 triệu hành khách/năm, có điều kiện mở rộng để đạt 6 triệu hành khách/năm. Sân bay Cát Bi đang là sân bay nội địa hiện đảm nhận vai trò dự bị cho sân bay Nội Bài; dự kiến sẽ kéo dài đường hạ - cất cánh đạt khoảng 2800 mét dài, mở rộng nhà ga từ 4000 m 2 lên 6000 m 2 ; quy hoạch mở thêm đường bay khu vực và hướng tới xây dựng Cát Bi thành sân bay quốc tế. Sân bay Gia Lâm chủ yếu phục vụ quân sự và dịch vụ trực thăng - Về hệ thống cảng biển: đã mở rộng cảng Hải Phòng, đến năm 2002 thực tế hàng hoá thông qua cảng đã đạt 11,4 triệu tấn; cảng Cái Lân hiện đầu tư giai đoạn I đạt 1,1 triệu tấn. Đã hình thành đội tầu biển có tổng trọng tải trên 50 vạn DWT, thực hiện vận tải trên 2,4 triệu tấn (so với cả nước chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng). - Về mạng lưới đường sắt: các tuyến đường sắt: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Vinh đã được nâng cấp; hệ thống đường ray, tà vẹt đã được thay mới; các đường ngang, cầu, thông tin tín hiệu đã được sửa chữa đảm bảo an toàn chạy tàu. - Về mạng lưới đường sông: trong những năm qua đường sông đã được đầu tư và quản lý, khai thác tốt hơn (trong đó có tuyến Đáy - Ninh Phúc; tuyến Lạch Giang - Hà Nội; tuyến Quảng Ninh - Phả Lại - Việt Trì; tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình). Các cảng sông đã được nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rõ nhất là cụm cảng Hà Nội, Ninh Phúc, Việt Trì. - Mạng bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ được chú trọng đầu tư, phát triển nhanh, rộng khắp đến hầu hết các xã với công nghệ, kỹ thuật số hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ các ngành kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. - Kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện nhanh, nhất là ở các khu vực thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Kết cấu hạ tầng xã hội được phát triển khá, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đã được nâng cấp, trong đó một số trường đại học trọng điểm và dạy nghề trọng điểm đã được hiện đại hoá một bước. Năm 2003, trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có 41 trường đại học (cả nước 82 trường), 20 trường cao đẳng (cả nước 127 trường), 47 trường dạy nghề (cả nước 213 trường). . 2.Tính quy hoạch của các khu công nghiệp và khu chế xuất Phát triển bền vững về kinh tế các Khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Mười lăm năm kể từ khi 2 khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc bộ (KTTĐBB) được thành lập (KCN Nội Bài - Hà Nội và Nomura - Hải Phòng), đến nay các KCN vùng KTTĐBB đã có những đóng góp ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế của Vùng. Đến hết năm 2008, toàn vùng đã có 51 KCN với tổng diện tích trên 13.000 ha được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Các KCN đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh, là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được kể trên, việc phát triển các KCN thời gian qua còn tiềm ẩn không ít các yếu tố thiếu bền vững về kinh tế.  Các nhân tố thiếu bền vững trong phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ o Vị trí các KCN: Hầu hết các KCN vùng KTTĐBB đều nằm ở các vị trí khá đắc địa về giao thông: ven quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng), đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, Quốc lộ 2 và một số khác nằm ven Quốc lộ 18 (Bắc Ninh – Móng Cái). Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại đây trong việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, nhất là các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trong các KCN đã thành lập ở vùng KTTĐBB chiếm trên 30% tổng diện tích đất tự nhiên của KCN. Thực tế các KCN quá gần nhau và bám sát trên các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch đã và đang cản trở đến lưu thông của nhiều nơi . o Tỷ lệ lấp đầy KCN Hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Đến tháng 9/2008, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐBB là khá thấp so với 2 vùng KTTĐ còn lại. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các KCN vùng KTTĐBB hiện chỉ đạt 40,9%, trong khi tỷ lệ này của vùng KTTĐPN là 53,3% và vùng KTTĐMT đạt cao nhất, lên đến 67,8%. Nguyên nhân là do các KCN vùng KTTĐBB đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản khá cao. Số KCN được thành lập trong 3 năm, từ 2006 đến 2008 lên đến 30/51 KCN. o Quy mô diện tích các khu công nghiệp Tỷ lệ các KCN có diện tích dưới 200 ha chiếm gần 50%, tức 25/51 KCN của Vùng. Đáng chú ý là có đến 8 KCN có qui mô dưới 100 ha (4 KCN của Hà Nội, 3 KCN Hải Dương và 1 KCN Quảng Ninh). Các KCN có diện tích trên 300 ha chỉ có 15/51 khu, chiếm 29,4%, tập trung chủ yếu ở Bắc Ninh với 6 khu. Có thể thấy qui mô các KCN vùng KTTĐBB nhìn chung nhỏ hơn so với 2 vùng KTTĐ còn lại, Nếu xét với qui mô hiệu quả của KCN là 200 – 300 ha đối với VKTTĐ và 300 – 400 ha với các tỉnh thì diện tích của các KCN trên địa bàn lại càng nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư hạ tầng, nhất là hệ thống xử lý chất thải và khả năng liên kết của các doanh nghiệp. o Liên kết phát triển trong nội bộ KCN và với bên ngoài KCN ở nước ta, hoạt động liên kết kinh tế được thể hiện khá rõ ở một số KCN do các doanh nghiệp phát triển CSHT nước ngoài khai thác. Sự liên kết càng cao khi KCN có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp đến cùng quốc gia. Các liên kết này giúp các doanh nghiệp trong KCN nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua khả năng tiết giảm chi phí vận chuyển, kết hợp được sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp vì sự phát triển của mỗi công ty trong chuỗi này đều có liên hệ chặt chẽ với các công ty còn lại; các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty mẹ. o Trình độ công nghệ của doanh nghiệp Đóng góp nhiều nhất trong việc thay đổi công nghệ ở các KCN phải kể đến vai trò của các nhà ĐTNN. Tính đến nay, đã có trên 40 nước và khu vực lãnh thổ đầu tư vào các KCN, nhưng các nhà đầu tư đến từ các nước có trình độ công nghệ tiên tiến như: Hoa Kỳ, EU còn ít. Do vậy, tỷ lệ các dự án có hàm lượng công nghệ cao còn hạn chế. Hiện tượng này làm cho các KCN vùng KTTĐBB thời gian qua chỉ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, chứ chưa thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế. Mặc dù vậy, qui mô dự án FDI bình quân của vùng KTTĐBB hiện lớn nhất cả nước, gấp 1,5 lần của vùng KTTĐPN; 2 lần của vùng KTTĐMT và gần 1,5 lần của cả nước. Trong đó, mức vốn bình quân một dự án FDI ở KCN Hà Nội là 15,8 triệu USD; của Vĩnh Phúc là 22,8 triệu USD Một số doanh nghiệp cũng đầu tư sử dụng công nghệ cao như Canon, To Ho, Brother… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Việt Nam đã chủ trương xây dựng 2 khu công nghệ cao ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với nhiều ưu đãi nổi trội. Với các doanh nghiệp trong nước, các KCN vùng KTTĐBB đã có 619 doanh nghiệp đầu tư vào các KCN với số vốn đăng ký 47.326 tỷ đồng, trong đó 412 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, với tổng số vốn thực hiện đạt 13.819 tỷ đồng, bằng 29,2% tổng số vốn đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào KCN  Các khuyến nghị chính sách nhằm phát triển bền vững các KCN vùng KTTĐBB o Nâng cao chất lượng qui hoạch KCN của Vùng - Thứ nhất, việc xây dựng qui hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực tiễn. Để thực hiện điều này, công tác xây dựng qui hoạch một mặt cần được hoạch định cho những thời kỳ đủ dài để có những dự tính mang tính chất chiến lược. Phát triển các KCN của Vùng cần theo hướng chuyển bớt các KCN mới lên phía các trục Quốc lộ 21 và 18 để giảm bớt sự tập trung quá mức vào vùng Đồng bằng sông Hồng. -Thứ hai, qui hoạch cần dự tính vị trí đặt KCN đảm bảo tính bền vững. Việc bố trí các KCN gần các đô thị lớn và các khu dân cư tập trung thời gian qua đã thể hiện nhiều điểm bất cập (ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông. -Thứ ba, cần qui định về qui mô tối thiểu cho từng loại KCN. Việc phát triển các KCN có qui mô quá lớn hoặc nhỏ sẽ khó đảm bảo tính chất bền vững của chính KCN. Với KCN có diện tích quá lớn sẽ khó lấp đầy, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất; còn KCN quá nhỏ thì việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống quản lý môi trường và các dịch vụ đi kèm sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo hiệu quả hoạt động. o Thúc đẩy liên kết, phối hợp phát triển các KCN vùng KTTĐBB Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trong VKTTĐ trên cơ sở triển khai thực hiện Quy chế phối hợp ban hành theo quyết định 159/2007/QĐ- TTG. Theo dõi và chỉ đạo kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ. Các nội dung chủ yếu cần tập trung đẩy mạnh sự phối hợp và liên kết vùng cho phát triển bền vững các KCN là : (i) Trao đổi, cung cấp thông tin giữa các địa phương trong vùng; (ii) Xây dựng và đưa nội dung hợp tác vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mỗi ngành, mỗi địa phương; (iii) Hình thành và mở rộng các tổ chức hoạt động kinh tế mang tính liên kết vùng nhằm tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh và chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế hình thành các trung tâm xúc tiến đầu tư quy mô vùng và tăng cường hoạt động liên kết trong lĩnh vực này. o Tăng cường liên kết doanh nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Chúng ta cần có các chính sách giảm chi phí, tăng phần bù đắp cho việc hình thành các liên kết cho cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các công ty địa phương nhằm tạo ra và khuyến khích các liên kết làm tăng hiệu quả của sản xuất và góp phần vào việc phát tán các tri thức và kỹ năng từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tới các doanh nghiệp địa phương như: Cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được khấu trừ thuế thu nhập cho các chi phí liên quan tới việc hình thành các liên kết với các doanh nghiệp địa phương. Khích lệ kịp thời với các công ty đa quốc gia (MNC) có thành tích trong việc tạo ra mạng lưới các doanh nghiệp hỗ trợ bằng các danh hiệu cụ thể như: bằng khen, giấy khen… như nhiều nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Tránh việc sử dụng các biện pháp cứng nhắc nhằm tăng cường liên kết thường áp dụng trước đây như: đánh thuế nhập khẩu cao; quy tắc về nguồn gốc; đòi hỏi hàm lượng nội địa; đòi hỏi liên doanh hay đòi hỏi về tỷ lệ xuất khẩu… là những biện pháp mang tính mệnh lệnh, không thích hợp với quá trình hội nhập hiện nay. o Cải thiện môi trường đầu tư trong các KCN Trước hết cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đồng thời ổn định các chính sách và cơ chế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào KCN có những tính toán chiến lược dài hạn và bền vững. Tạo điều kiện giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN thông qua các chính sách trực tiếp và gián tiếp như: giảm chi phí sử dụng các dịch vụ công cộng, chi phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thu chi phí theo mức độ hoạt động thực tế (tỷ lệ lấp đầy KCN, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, ). Hoạt động xúc tiến đầu tư cần có sự tập trung với sự tham gia và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trung ương, cơ quan điều phối VKTTĐ, đặc biệt là Ban liên lạc các KCN vùng KTTĐBB thông qua việc thiết lập các kênh thông tin tập trung như: website, các chiến dịch xúc tiến đầu tư, các đoàn vận động đầu tư và liên kết chặt chẽ với các tổ chức, nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, các nước trong khu vực đang triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư như: Tạm hoãn áp dụng việc tăng mức lương tối thiểu, áp dụng thuế suất ưu đãi theo lĩnh vực, khu vực dưới dạng luật có giới hạn về thời gian. Trường hợp của Thái Lan, nước này cũng chia các khu vực hưởng ưu đãi đầu tư ra làm 3 khu vực và áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễm giảm thuế như Việt Nam. Tuy nhiên, cuối năm 2008 Chính phủ Thái đã quyết định áp dụng mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế ngang bằng với khu vực có mức ưu đãi cao nhất cho tất cả các khu vực, trừ khu vực 1 là Bangkok đến năm 2014. II. Hoạt Động Của Các Cảng Hiện Hữu 1.Tỉnh Hải Phòng  Cảng Hải Phòng [...]... sử dụng cho quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh  Cảng Cửa Cấm Tên và địa chỉ liên hệ: CẢNG CỬA CẤM Tên cảng: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CỬA CẤM Trực thuộc: Sở Giao Thông Công Chánh Tp .Hải Phòng Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ: Hải Phòng Vị trí Cảng: 20°52'N - 106°41'E Điểm đón trả hoa tiêu: 20°40'N - 106°51'E Địa chỉ: 02 Ngô Quy n, quận Ngô Quy n, Tp .Hải Phòng Luồng vào Cảng: Dài: 20 Km , độ... MT Xe vận chuyển chuyên dùng 15 Hàng hoá thông qua: 2007 2008 2009  Cảng Đoạn Xá Tên và địa chỉ liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ: Cảng vụ Hải Phòng Vị trí Cảng: 20°52’N - 106°41’E Điểm đón trả hoa tiêu: 20°40’N - 106°51’E Địa chỉ: 15 Ngô Quy n, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quy n, Tp Hải Phòng Luồng vào Cảng: Dài: 30 Km... địa và kê khai hải quan Hệ thống máy tính: 40 máy tính (modem Zoom X4), mạng LAN nội bộ kết nối toàn bộ hệ thống qua server b.Tỉnh Quảng Ninh :  Cảng Quảng Ninh Vị Trí Địa Lý • Tên cảng: CẢNG QUẢNG NINH • Trực thuộc: Tổng Cty Hàng hải VN • Vị trí Địa chỉ: 1 Cái Lân, P Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh • Điện thoại: (84.33) 3 825 62 • Điểm đón trả hoa tiêu: 20°43’04”N – 107°10’33”E ° Vị trí cảng: ... thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ an toàn, phù hợp với các phương thức vận tải, thương mại quốc tế Cảng Hải Phòng gồm ba khu vực: XNXD Hoàng Diệu (Khu Cảng Chính), XNXD Chùa Vẽ và XNXD Tân Cảng (Cảng Đình Vũ) Vị trí: 20°52’N - 106°41’E Vị trí hoa tiêu: 20°40’N - 106°51’E Luồng tàu: Dài 20 hải lý XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU Luồng vào Cảng: Luồng vào cảng từ Bến Bính... hàng hải Hệ thống máy tính: 50 máy hoạt động dùng vào việc sản xuất kinh doanh của công ty  Cảng Vật Cách Tên và địa chỉ liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG VẬT CÁCH Trực thuộc: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ: Hải Phòng Vị trí Cảng: 20°53’16" N - 106°36’48" E Điểm đón trả hoa tiêu: 20°40'N - 106°51'E Địa chỉ: Kilômét số 9, Quốc lộ 5, P Quán Toan, Q.Hồng Bàng, Tp Hải Phòng. .. SXKD  Cảng Transvina Tên và địa chỉ liên hệ: CẢNG TRANSVINA Trực thuộc : Cty TNHH Vận chuyển hàng Công nghệ cao / Tổng Cty Hàng hải VN Vị trí cảng : 20°52'N - 106°41'E Điểm đón trả hoa tiêu: 20°40'N - 106°51'E Địa chỉ: 280 Ngô Quy n, P Vạn Mỹ, Q Ngô Quy n, Tp Hải Phòng Luồng vào Cảng: Dài: 42 km Độ sâu luồng: -5.7 m Chế độ thủy triều: nhật triều Chênh lệch bình quân: 3 m Mớn nước cao nhất tàu ra và: ... Gót – Lạch Huyện Dự án xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện Đầu tư thiét bị bốc 232 tỷ VND xếp 2005-2010 Qui mô 5 bến và đã hoàn thành bến 1 và 2 2010 – 2015 Đang lập dự án tiền khả thi 2009-2010  Cảng Đình Vũ Tên và địa chỉ liên hệ: CẢNG ĐÌNH VŨ Tên gọi: C.TY CP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CẢNG ĐÌNH VŨ Cơ quan chủ quản: Cảng Hải Phòng Trong vùng quản lý hàng hải của: Vị trí Cảng: 20°54’N - 106°46’E Điểm đón... Cảng: 20°54’N - 106°46’E Điểm đón trả hoa tiêu: 20°40'N - 106°51'E Địa chỉ: Phường Đông Hải, quận Hải An, Tp Hải Phòng Luồng vào Cảng: Dài: 14 hải lý Độ sâu luồng: -5,7 m Chế độ thủy triều: nhật triều Chênh lệch bình quân: 2,7 m Mớn nước cao nhất tàu ra vào: -9 m Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 40,000 DWT Cơ sở hạ tầng và thiết bị: Cầu bến: Tên/Số hiệu Dài Sâu Loại tàu/Hàng Cầu số 1 Cầu số 2 240.0 m 185.0... mô: 4 hệ thống thiết bị xử lý và lưu trữ tại Văn Phòng Cảng, XNXD Lê Thánh Tông, XNXD Chùa Vẽ, Phòng Quân sự bảo vệ 21 máy camera quay quét được lắp đặt trong phạm vi toàn cảng • Sử dụng đồng thời hai loại công nghệ: Analog và công nghệ IP (sử dụng thông qua mạng máy vi tính) • Phạm vi: Ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành khai thác, sản xuất và bảo vệ an ninh của cảng • Phần mềm: Hệ thống quản... chỉ sâu đến – 5,0 mét đoạn cửa cấm và -5,5 mét đoạn Nam Triệu Những năm gần đây luồng vào Cảng bị cạn nhiều, sông Cấm chỉ còn –3,9 mét đến –4,0 mét nên tàu ra vào rất hạn chế về trọng tải Nếu tính bình quân Nam Triệu vét đến –6,0 mét, sông Cấm vét đến –5,5 mét thì hàng năm phải nạo vét một khối lượng khoảng 3 triệu m3 Thuỷ diện của Cảng hẹp, vị trí quay tàu khó khăn, Cảng chỉ có một vị trí qua tàu ở . Chuyên Đề 7: Quy Hoạch Cảng Biển Hải Phòng – Quảng Ninh A .Các Cảng Hiện Hữu I.Hậu phương của cụm cảng Hậu phương của cảng là một vùng lãnh thổ rộng lớn xung quanh cảng bao gồm thành phố cảng, . đầu tư và quản lý, khai thác tốt hơn (trong đó có tuyến Đáy - Ninh Phúc; tuyến Lạch Giang - Hà Nội; tuyến Quảng Ninh - Phả Lại - Việt Trì; tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình). Các cảng sông đã. của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng Hải Phòng và Cảng Quảng Ninh đã đến với thị trường các nước và ngược lại. 1. Đặc điểm diện tích, dân số, tình

Ngày đăng: 05/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dân số

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan