Khó hiểu… nhà đầu tư nước ngoài pdf

6 255 0
Khó hiểu… nhà đầu tư nước ngoài pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khó hiểu… nhà đầu tư nư ớc ngoài Luật sư Cao Bá Trung, Công ty Luật INCIP (Hà Nội) mới đây tiếp tục có văn bản đề nghị hướng dẫn chi tiết thế nào là "nhà đầu tư nước ngoài". Với hàng loạt quy định dẫn chiếu liên quan đến khái niệm này, ông Trung cho rằng, đang có sự không rõ ràng trong quy định, thậm chí có những cách hiểu không đúng về góc độ pháp luật hiện hành. "Thực tế này đang gây khó khăn rất lớn trong quá trình hành nghề của chúng tôi", ông Trung bức xúc. Trên các văn bản pháp lý, khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài hiện đang được thể hiện theo nhiều cách. Thứ nhất, "nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài" và cách hiểu liên đ ới tiếp theo sẽ là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư Việt Nam, là doanh nghiệp Việt Nam. Luật Thương mại còn khẳng định rõ ràng rằng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ư ớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam. Theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Chưa có một giới hạn cụ thể nào tiếp theo để l àm rõ cho khái niệm này. Trên thực tế, các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư… liên quan đến đối tượng này đang được áp dụng theo hướng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% thì được coi như hoặc áp dụng các điều kiện của nhà đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51% thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài và áp dụng các điều kiện, thủ tục đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Rõ ràng, đang tồn tại song song hai cách hành xử đối với đối tượng này. Đáng nói là, sự trái ngược nhau này đã tạo nên những rắc rối rất lớn trong hoạt động của cả nhà đầu tư, cũng như của các cơ quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh. Luật sư Lê Nga, Công ty Luật Kinh Bắc cho biết, hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam có phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ đang không biết thực hiện thủ tục đầu tư, bổ sung, sửa đổi đăng ký kinh doanh… ở đâu. Lý do là, các phòng đăng ký kinh doanh khi được yêu cầu hướng dẫn đã cho biết, họ chỉ thụ lý hồ sơ các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% theo quy định của Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp. "Về nguyên tắc, doanh nghiệp được đăng ký thành lập tại cơ quan nào thì các thủ tục thay đổi cũng do cơ quan đó thụ lý. Với thực tế này, câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các trường hợp trên và thủ tục ra sao? Doanh nghiệp sẽ được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay giấy chứng nhận đầu tư? Cơ chế phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền? ", bà Nga đặt câu hỏi. Trong khi phía cơ quan qu ản lý vẫn lúng túng, ngần ngại trong xử lý các quy định hiện hành, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đưa ra những đề nghị theo kiểu cho phép áp dụng các điều kiện đầu tư như với nhà đầu tư trong nước trong nhiều trường hợp có giới hạn với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài đang thông qua các công ty luật đề nghị cho phép áp dụng các thủ tục như doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp lĩnh vực mà doanh nghiệp thành lập trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không bị khống chế về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài nhưng đã hiện thay đổi theo cam kết của Việt Nam với WTO. Theo đó, họ đề nghị được phép mở chi nhánh khi mở rộng hoạt động thay vì buộc phải thành lập liên doanh do kh ống chế bởi các cam kết. Với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho đầu tư nước ngoài, các công ty luật cũng cho biết, nhà đầu tư mong muốn hạn mức tiếp cận thị trường trong trường hợp vốn nước ngoài trong doanh nghiệp dưới 51% giống như các doanh nghiệp trong nước… Nhiều chuyên gia xây dựng pháp luật về đầu tư cho rằng, về mặt quản lý nhà nước, sẽ không thể coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là các nhà đầu tư nước ngoài được. Tuy nhiên, cho tới điểm này, việc làm rõ khái niệm này vẫn chưa có những đề xuất chính thức và cụ thể. . của nhà đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 51% thì được coi là nhà đầu tư nước ngoài và áp dụng các điều kiện, thủ tục đầu tư. nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đưa ra những đề nghị theo kiểu cho phép áp dụng các điều kiện đầu tư như với nhà đầu tư trong nước trong nhiều trường hợp có giới hạn với nhà đầu tư nước ngoài. . cách. Thứ nhất, " ;nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài& quot; và cách hiểu liên đ ới tiếp theo sẽ là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư Việt Nam, là doanh

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan