Đề thi thử cực hay

3 230 0
Đề thi thử cực hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC số 1 CÂU 1: X, Y là 2 đồng phân của nhau có công thức C 3 H 6 O 2 . Dùng NaOH xà phòng hoá hoàn toàn 7,4 gam hỗn hợp 2 chất đó thu được p gam hỗn hợp 2 muối và bay ra 4,25 gam hỗn hợp rượu. Giá trị của p là: A. 6,45 gam B. 6,87 gam C. 7,15 gam D. 7,45 gam. CÂU 2: Rượu A mạch thẳng, bậc 1. Đun A trong H 2 SO 4 đặc ở 170 0 C thu được hiđrocabon B, Biết tỉ khối hơi của B so với so với A là 0,6. B là: A. Eten B. Propen C. Propin D. Butađien – 1,3. CÂU 3: Hỗn hợp X có 2 mônôcácboxilic. Lấy 4,55 gam X cho vào cho vào 100 ml dung dịch Na 2 CO 3 0,5M thu được dung dịch Y. Để loại hết CO 3 2- trong dung dịch Y đã phải dùng vừa đủ là 30 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng phân tử trung bình của X có giá trị là: A. 65 B. 75,8 C. 82,7 D. 84,3. CÂU 4: Có 4 chất bột có màu sắc giống nhau: Al, Mg, Al 2 O 3 , Al 4 C 3 . Dùng 1 hoá chất làm thuốc thử, phân biệt được 4 chất là: A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch CuSO 4 D. dung dịch NH 3 . CÂU 5: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol/l; dung dịch có độ dẫn điện nhỏ nhất là: A. dung dịch KCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch CH 3 COOH D. dung dịch MgCl 2 CÂU 6: Chọn mệnh đề đúng: A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Canxi mới có 20 proton. B. Chỉ có vỏ nguyên tử Na mới có 11 electron. C. Chỉ có vỏ nguyên tử He có 2e ngoài cùng. D. Chỉ có các nguyên tử Halogen mới có 1 e đọc thân. CÂU 7: Cho các chất: Fe, CuO, Ag, BaO, Cl 2 , ZnS, H 2 S. Số các chất không có khả năng tác dụng với O 2 là: A. 2 B. 3 C.4 D.5. CÂU 8: Hỗn hợp X gồm 1 anđehit no đơn chức và 1 rượu no đơn chức mạch hở. Đốt cháy 1 lượng hỗn hợp X thu được 3,6 gam H 2 O và 4,032 lít CO 2 (đktc). Số mol rượu trong X là: A. 0,02 B. 0,025 C. 0,03 D. 0,035. CÂU 9: Dãy chất nào trong các dãy sau chứa các chất cùng tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ? A. dung dịch anđehit axetic, khí axetilen, dung dịch saccarozơ B. dung dịch axit foocmic, dung dịch glucozơ, dung dịch mantozơ. C. khí axetilen, dung dịch fomalin, dung dịch saccarozơ D. tất cả các dãy trên đều thoả mãn đề bài. CÂU 10: Chất hữu cơ mạch hở X chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm – COOH. Từ X người ta điều chế được tripeptít Y. Khối lượng phân tử của Y là 231. Vậy KLPT của X là: A. 83 B. 89 C. 90 D. 77 CÂU 11: Từ 100 tấn axit metacrilic người ta điều chế thuỷ tinh hữu cơ plexiglat với hiệu suất cả quá trình đạt 77,4%. Khối lượng thuỷ tinh hữu cơ thu được là: A. 77,4 B. 82,2 C. 90 D. 92 CÂU 12: Có 4 kim loại Al, Fe, Cu, Ag. Thứ tự tăng dần độ dẫn điện là: A. Al, Fe, Cu, Ag. B. Al, Ag, Cu, Fe. C. Ag, Fe, Cu, Al. D. Fe, Al, Cu, Ag. CÂU 13: Quặng Đôlômit có lẫn tạp chất là SiO 2 . Nung 25 gam quặng đến khi khối lượng không đổi thì thu được 14 gam bột. % tạp chất trong quặng là: A. 6% B. 8% C. 11% D. 14%. CÂU 14: Dùng 100 kg Na 2 CO 3 có thể làm mềm được bao nhiêu m 3 nước cứng có [Ca 2+ ]=4,5.10 -3 M? A. 206,6 B. 207,8 C. 208,4 D. 209,6. CÂU 15: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất lưỡng tính là: A. NaHSO 4 , Al 2 O 3 , Zn(OH) 2 B. NaHCO 3 , Al(OH) 3 , H 2 O. C. Al, ZnO, Al(OH) 3 D. NaHS, CuO, (NH 4 ) 2 CO 3 CÂU 16: Hỗn hợp X gồm 1 số ankan. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X thu được a mol CO 2 và b mol H 2 O. Kết luận nao sau đây là đúng? A. a = b B. a = b – 0,02 C. a = b – 0,05 D. a = b – 0,07. CÂU 17: Có 4 dung dịch mất nhãn: Na 2 CO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , NaHSO 4 , K 2 SO 4 . Ta kí hiệu ngẫu nhiên các dung dịch là X, Y, Z, T. Cho các dung dịch này tác dụng lần lượt với nhau từng đôi một, kết quả như sau: T + X → có khí thoát ra. X + Y → có kết tủa trắng và có khí thoát ra. Z + X → không có hiện tượng gì Công thức của X, Y, Z, T lần lượt là: A. NaHSO 4 , Ba(HCO 3 ) 2 , Na 2 CO 3 , K 2 SO 4 B. NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , K 2 SO 4 , Ba(HCO 3 ) 2 C. NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , K 2 SO 4 D. NaHSO 4 , Ba(HCO 3 ) 2 , K 2 SO 4 , Na 2 CO 3 CÂU 18: X là este của etanol với 1 axit hữu cơ no, đơn chức. Lấy 0,05 mol X tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 4% rồi đun nóng đến khô được cặn P. Đốt cháy hoàn toàn P thấy thoát ra 7,75 gam hỗn hợp CO 2 và H 2 O. Tên gọi của X là: A. Etyl propinat B. Etyl axetat C. Etyl Butirat D. Etyl panmitat CÂU 19: Ở Nhiệt độ t 0 C, độ tan của FeCl 3 là S = 92. Nồng độ C% của dung dịch bão hoà FeCl 3 ở nhiệt độ đó là: A. 46,12% B. 47,92% C. 48,08% D. 49,14%. CÂU 20: Thứ tự giảm dần tính bazơ là: A. C 3 H 7 NH 2 , CH 3 NH 2 , NH 3 , C 6 H 5 NH 2 B. C 6 H 5 NH 2 , C 3 H 7 NH 2 , CH 3 NH 2 , NH 3 , C. C 6 H 5 NH 2 ,CH 3 NH 2 , C 3 H 7 NH 2 , NH 3 D. C 6 H 5 NH 2 , CH 3 NH 2 , NH 3 , C 3 H 7 NH 2 CÂU 21: Điện phân Al 2 O 3 nóng chảy, anot làm bằng C, ở Anot thoát ra hỗn hợp khí CO 2 , CO có tỉ khối so với H 2 là 21. Khi thu được 162 tấn Nhôm thì lượng cácbon ở anốt bị đốt cháy là: A. 46,8 tấn B. 49,2 tấn C. 55,2 tấn D. 57,6 tấn. CÂU 22: Loại hợp chất nào sau đây ứng với công thức C n H 2n+2 O 2 . A. Axit no đơn chức B. Este đơn chức C. Rượu no 2 chức D. Anđêhit 2 chức. CÂU 23: Cho các chất và các ion: N 2 , NH 4 + , SO 2 , NO 3 - . Trong công thức cấu tạo của các chất trên, tổng số các liên kết σ là: A. 7 B. 8 C.9 D.10 CÂU 24: Chọn mệnh đề sai: A. Rượu tác dụng với Na nhưng không tác dụng với Zn. B. Rượu có nhóm OH nên khi tan sẽ tạo ra ion OH - . C. Đun nóng rượu etilic với H 2 SO 4 đặc nóng có thể thoát ra khí CO 2 , SO 2 . D. Từ etanol có thể điều chế được Butađien – 1,3 bằng 1 phản ứng. CÂU 25: Cho hỗn hợp X (Al 2 O 3 , CuO) tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 loãng vừa đủ được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH, lọc được dung dịch Z và kết tủa P. Nung P đến khối lượng không đổi rồi cho chất rắn thu được tác dụng với H 2 dư thu được bột Q. Cho Q vào dung dịch HCl dư thì thấy chỉ tan được 1 phần. Lấy dung dịch Z cho tác dụng với dung dịch NH 4 Cl thấy có kết tủa trắng. Thành phần dung dịch Z và bột Q lần lượt là: A. chất tan Na 2 SO 4 , NaAlO 2 , NaOH; bột Al 2 O 3 , Cu. B. chất tan Na 2 SO 4 , NaAlO 2 , ; bột Al 2 O 3 , Cu. C. chất tan Na 2 SO 4 , NaAlO 2 , ; bột Al, Cu. D. chất tan Na 2 SO 4 , ; bột Al 2 O 3 , Cu. CÂU 26: X là hợp kim (Fe, C, Fe 3 C). hàm lượng tổng cộng của Fe là 96%. Hàm lượng C đơn chất là 3,1%. Hàm lượng Fe 3 C là x% thì x có giá trị là: A. 10,5 B. 13,5 C. 14,5 D. 16 CÂU 27: Cho bột nhôm nguyên chất vào dung dịch H 2 SO 4 loãng, sau 1 thời gian nhỏ thêm 1 giọt dung dịch HgCl 2 thì thấy tốc độ thoát khí H 2 tăng lên. Nguyên nhân nào sau đây là đúng? A. HgCl 2 là chất xúc tác làm phản ứng xảy ra nhanh hơn. B. Chuyển từ ăn mòn hoá học sang hiện tượng ăn mòn điện hoá C. HgCl 2 làm tăng nhiệt độ bình phản ứng do quá trình tan của HgCl 2 trong nước toả nhiệt. D. HgCl 2 là chất kị H 2 nên làm H 2 thoát ra nhanh hơn. CÂU 28: Hỗn hợp X gồm 1 số rượu đơn chức. Đốt cháy 0,04 mol hỗn hợp X thu được 4,224 gam CO 2 và 1,8 gam nước. X M có giá trị là: A. 51,6 B. 47,2 C. 49,8 D. 54,4 CÂU 29: Hỗn hợp Y có Fe 3 O 4 và FeO với số mol 2 chất bằng nhau. Hoà tan m gam D vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, dung dịch thu được làm mất màu vừa hết 400 gam dung dịch Brom 2%. Giá trị của m là: A. 15,2 B. 18,24 C. 12,16 D. 21,28 CÂU 30: Có các quá trình oxi hoá: 1. Mg → Mg 2+ 2. Cu → Cu 2+ 3. Fe → Fe 2+ 4. Fe 2+ → Fe 3+ . Và các quá trình khử: a. Ag + → Ag b. Fe 2+ → Fe c. Cu 2+ → Cu d. Fe 3+ → Fe 2+ . Phản ứng oxi hoá khử xảy ra là: A. 1 – b; 4 – a; 3 – d; 2 – c. B. 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c. C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d. D. 1 – b; 4 – a; 2 – d; 3 – c. CÂU 31: Đốt cháy hiđrocabon X bằng lượng O 2 vừa đủ sau đó dẫn sản phẩm qua bình đựng P 2 O 5 dư thì thể tích giảm hơn 1 nửa. Hàm lượng C trong X là 83,33%. CTPT của X là: A. C 4 H 10 B. C 5 H 8 C. C 5 H 12 D. C 3 H 8 CÂU 32: Dung dịch hoà tan được bột Cu là: A. dung dịch HCl B. dung dịch KNO 3 C. dung dịch hỗn hợp KNO 3 , HCl D. dung dịch FeCl 2 CÂU 33: Lấy V 1 lít dung dịch HCl có pH = 2 trộn với V 2 lít dung dịch NaOH có pH = 13 sẽ thu được dung dịch có pH = 7. Tỉ lệ V 1 /V 2 có giá trị nào sau đây? A. 10 B. 9 C. 5 D.1 CÂU 34: Người ta thu các khí vào ống nghiệm rồi úp ngược trên 1 chậu nước thì nước sẽ dâng lên trong ống nhiệm với 1 độ cao nào đó rồi dừng lại. Làm thí nghiệm với các khí sau với các ống nghiệm giống hệt nhau. Ống 1 đựng SO 2 thấy nước dâng lên với độ cao h 1 ; ống 2 đựng O 2 thấy nước dâng lên với độ cao h 2 ; Ống 3 đựng NH 3 thấy nước có độ cao h 3 . So sánh các độ cao tương ứng, kết luận nào sau đây là đúng? A. h 1 = h 2 = h 3 B. h 1 < h 2 < h 3 C. h 2 < h 1 < h 3 D. h 3 < h 1 < h 2 CÂU 35: Hỗn hợp X có 20% là tạp chất trơ, còn lại là CaC 2 . Từ X và các chất vô cơ không chứa Cácbon người ta điều chế etyl axetat, hiệu suất chung cho cả quá trình là 60%. Hỏi nễu có 60 tấn X sẽ thu được bao nhiêu tấn etyl axetat? A. 22,18 B. 22,1 C. 22,2 D. 19,8 CÂU 36: Về bảng Hệ thống tuần hoàn, khẳng định nào sau đây là sai? A. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm diện tăng dần. B. Các nguyên tố trong cùng 1 phân nhóm chính có các đặc điểm cấu tạo nguyên tử giống hệt nhau. C. Chu kì 1,2,3 được gọi là các chu kì nhỏ. D. Các nguyên tố khởi đầu 1 chu kì đều có cấu hình e có 1 e độc thân. CÂU 37: Nguyên tố X có 52 hạt cơ bản. Vỏ nguyên tử có 1 e độc thân. Nhận định nào sau đây về X là sai? A. X ở phân nhóm chính trong bảng HTTH. B. B. X là phi kim điển hình. C. X tác dụng mạnh với O 2 . D. Đơn chất X là khí độc. CÂU 38: C 5 H 12 có a đồng phân, C 4 H 8 có b đồng phân mạch hở, C 8 H 10 có c đồng phân là hiđrocabon thơm. So sánh a, b, c có kết luận sau? A. a = b = c B. a = b < c C. a > b > c D. a < b = c CÂU 39: Dung dịch rượu etilic 13,8 0 có khối lượng riêng d (g/ml). Biết 1 ml nước có khối lượng 1 gam và 1 ml rượu có khối lượng 0,8 gam. d có giá trị là: A. 0,8877 B. 0,9255 C. 0,9724 D. 0,9863. CÂU 40: Cho phản ứng sau: N 2 + 3H 2 → 2 NH 3 , cho biết phản ứng là phản ứng toả nhiệt. Cân sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. Tăng nhiệt độ B Bơm thêm NH 3 vào bình C. Bơm thêm N 2 vào bình D. Giữ nguyên nhiệt độ nhưng tăng thể tích lên gấp đôi CÂU 41: loại tơ nào sau đây không có mạch poli péptít? A. Tơ nilon B. Tơ tằm C. Tơ e – nang D. Tơ visco. CÂU 42: Hỗn hợp X gồm 2 ankin và H 2 có d X/H2 = 4,2. Dẫn X qua Ni, đun nóng. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y có tỉ khối so với H 2 là 5,8. Hỏi khi dẫn Y vào dung dịch nước Brom dư thì khối lượng bình Brom tăng lên bao nhiêu gam? A. 0,25 gam B. 0,045 gam C. 0,84 gam D. 0,00 gam. CÂU 43: Cho 1 lượng hỗn hợp A (Fe, Cu) vào 800 ml dung dịch HNO 3 0,1M giải phóng khí NO duy nhất, (không tạo ra NH 4 NO 3 ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Hoà tan Z trong dung dịch axit HCl thấy giải phóng khí không màu. Khối lượng (gam) muối tan trong dung dịch Y là: A. 4,84 B. 5,4 C. 19,36 D. 6,453. CÂU 44: Cấu hình e của 1 số nguyên tử nguyên tố: X : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 Y: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 Z : X. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 T : 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 U: 1s 2 2s 1 Số nguyên tố thuộc vào phân nhóm chính của bảng HTTH là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 CÂU 45: Cao su lưu hoá có tính đàn hồi tốt hơn vì: A. S là chất khó nóng chảy. B. Nhờ S, các mạch cao su chuyển từ mạch thẳng sang mạch không gian. C. Thêm S vào để tăng thêm khối lượng của caosu, tăng nhiệt độ nóng chảy của cao su. D. S cắt mạch polime của cao su làm cho cao su hạ nhiệt độ hoá rắn. CÂU 46: Cho các chất và ion sau:NH 4 + , SO 3 2- , CO 3 2- , Cl - , NO 3 - . Số các chất hoặc ion có tổng số electron bằng nhau là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 CÂU 47: Chất X có KLPT là x. Một dung dịch chất X có nồng độ a mol/l, khối lượng riêng là d (gam/ml). Giả sử nồng độ của dung dịch này là C%. ta có : A. d xa C .10 . = B. a xd C .10 . = C. xd a C . .10 = D. d xa C 100 = CÂU 48: Hỗn hợp X gồm etanol và propanol có tỉ lệ 1:1 về số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 4,95 gam CO 2 . m có giá trị bằng: A. 2,385 gam B. 2.862 gam C. 3,62 gam D. 2,25 gam CÂU 49: Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp A gồm C 2 H 2 và H 2 trong bình kín với xúc tác thích hợp, sau phản ứng được hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch Brom dư thấy khối lượng bình Brom dư thấy khối lượng bình tăng 1,4 gam và còn lại hỗn hợp Y. Tính khối lượng của hỗn hợp Y? A. 3,6 gam B. 2,4 gam C. 4,4 gam D. Không xác định được CÂU 50: Giả thiết độ tan của CuSO 4 ở 80 0 C và 20 0 C lần lượt bằng 50 gam và 15 gam. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch CuSO 4 bão hoà ở 80 0 C hạ xuống 20 0 C thì số gam CuSO 4 .5H 2 O tách ra là: A. 238,9 gam B. 245,2 gam C. 236,2 gam D. 280,5 gam . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC số 1 CÂU 1: X, Y là 2 đồng phân của nhau có công thức C 3 H 6 O 2 . Dùng NaOH xà. dịch mantozơ. C. khí axetilen, dung dịch fomalin, dung dịch saccarozơ D. tất cả các dãy trên đều thoả mãn đề bài. CÂU 10: Chất hữu cơ mạch hở X chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm – COOH. Từ X người ta điều. là: A. dung dịch KCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch CH 3 COOH D. dung dịch MgCl 2 CÂU 6: Chọn mệnh đề đúng: A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Canxi mới có 20 proton. B. Chỉ có vỏ nguyên tử Na mới có 11

Ngày đăng: 05/07/2014, 08:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan