Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! pdf

8 364 0
Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! Một phụ huynh tâm sự: "Khi đưa hai con tôi về quê thăm ông bà ngoại, gặp gì chúng cũng hỏi. Từ chuyện tại sao đến Tết ông ngoại lại gói bánh chưng, bánh tét? Vì sao phải đem bánh đi biếu cho mấy cụ già neo đơn?" Thực tế, nhiều bậc phụ huynh đã quên việc truyền dạy và làm gương cho con trẻ. Trách nhiệm không chỉ nhà trường Câu chuyện trên có thể nói không hề cá biệt, khi trẻ em ngày nay thường không có cơ hội được học về ý nghĩa và trực tiếp tham gia vào các hoạt động mang tính văn hóa truyền thống. Trong tâm lý của nhiều phụ huynh, dường như miễn sao đóng đủ học phí, lo đủ chuyện ăn chuyện mặc cho con là được rồi. Có quan tâm chăng là quan tâm kết quả học tập của trẻ ra sao. Nếu trẻ vẫn được lên lớp, kết quả học tập vẫn nằm ở loại khá trở lên là mừng. Còn chuyện kết quả hạnh kiểm thế nào hay thỉnh thoảng có nghe thầy cô mắng vốn cháu có gì chưa ngoan, hay gây gổ với bạn, thiếu trung thực, lười lao động gì gì đó thì là chuyện hậu xét, không quan trọng lắm (chuyện con nít ấy mà!), và nhà trường có trách nhiệm bảo ban cho cháu! Kinh nghiệm sau gần chục năm chủ nhiệm ở các lớp tiểu học, cô H. (một giáo viên của trường Tiểu học B.V.T, Q.Tân Bình) cho biết: "Nếu trong sổ liên lạc của các cháu bị một điểm kém môn Toán, Tiếng Việt, thế nào tôi cũng nhận được những cuộc điện thoại hỏi han từ phía phụ huynh. Nhưng nếu tôi có phê vào sổ liên lạc rằng cháu lười phát biểu, thụ động, không hòa đồng với bạn bè, có hành vi thiếu trung thực, lười lao động, không biết giữ vệ sinh trong lớp thì rất hiếm khi phụ huynh chủ động quan tâm xem có chuyện gì xảy ra với cháu, cần phải phối hợp với nhà trường giáo dục cháu ra sao!". Một tỷ lệ không nhỏ phụ huynh vẫn chưa ý thức được rằng: Không phải chỉ có kiến thức sách vở mà chính việc giáo dục cho trẻ những giá trị căn bản trong cuộc sống như tình yêu lao động, tính trung thực, lòng hiếu thảo, tình nhân ái, biết hướng về cội nguồn mới là yếu tố quyết định để đứa trẻ trở thành một người tốt sau này. Và cũng có nhiều phụ huynh nhận thức sai lầm rằng, học giá trị cuộc sống cũng là học trên sách vở, do nhà trường dạy dỗ, rồi tự trẻ khi lớn lên sẽ biết cách ứng dụng. Hay như một số bậc cha mẹ khác khi được hỏi thì cho rằng, những hoạt động trong dịp lễ Tết, những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống là chuyện của người lớn, trẻ con còn nhỏ quá, đâu đã biết gì và học được gì Cha mẹ là tấm gương Một mẩu chuyện được xếp trong tập sách dành cho phụ huynh: Có người mẹ dẫn con đến quầy vé để mua vé trò chơi. Theo quy định, nếu trẻ từ 5 tuổi trở xuống thì được miễn vé, chỉ phải mua vé của người lớn thôi. Nhưng người mẹ bảo rằng con mình đã 5 tuổi rưỡi và đề nghị bán 1 vé người lớn, 1 vé trẻ em. Người bán vé ngạc nhiên: "Cháu bé trông nhỏ hơn tuổi. Nếu chị nói rằng cháu chưa tới 5 tuổi thì sẽ không ai nhận ra ". Và người mẹ mỉm cười: "Vâng, nhưng con tôi thì sẽ nhận ra và sẽ hiểu rằng tôi nói dối!". Câu chuyện rất ngắn nhưng đủ cho thấy sức ảnh hưởng đặc biệt của phụ huynh đến cách dạy dỗ trẻ nên người. Cha mẹ là tấm gương trực tiếp, gần gũi nhất để trẻ soi vào. Khi trẻ thấy cha mẹ hiếu kính với ông bà, có một món ngon cũng nhớ đến ông bà, trả lời ông bà dạ thưa lễ phép thì "tự nhiên" trẻ cũng dần biết hiếu thảo, kính trọng bố mẹ, ông bà như thế. Chị Khánh Mai (Q.Gò Vấp) bộc bạch: "Gia đình tôi thường duy trì một truyền thống từ khi các con tôi còn nhỏ là ngày mồng 1 và mồng 2 Tết luôn là ngày sum họp và đi chúc Tết các bậc ông bà hai bên nội ngoại. Rồi ngày mồng 3 sẽ là ngày để đi thăm thầy cô giáo của cả cha mẹ và con cái. Và cho đến bây giờ, khi các con tôi đã lớn, có gia đình riêng, thì tự động tụi nhỏ vẫn duy trì nền nếp này, cho dù có bận rộn cách mấy. Hoặc có những đứa ở xa, vì điều kiện công tác không về ăn Tết được, thì cũng luôn nhớ viết thư, gửi thiệp, hay điện thoại về thực hiện những lễ nghi này. Tôi nghĩ rằng, phần nhiều là do các con tôi thấy cha mẹ mình luôn gương mẫu thực hiện, qua đó hiểu được ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng của những việc làm này như một cách thể hiện sự hiếu lễ với ông bà, cha mẹ, nên tiếp nối truyền thống ấy một cách rất tự nhiên". Không chỉ làm gương, để những giá trị căn bản thấm sâu vào trẻ, phụ huynh phải rất khéo léo trong việc giúp trẻ tiếp cận và tự mình trải nghiệm với tất cả những giá trị này. Có phụ huynh chọn cách tặng con những tập sách mang tính giáo dục cao như: Tâm hồn cao thượng, Những tấm lòng cao cả, những tập truyện cổ tích với các nhân vật chăm chỉ, cần cù, hiếu thảo, nhân hậu Có phụ huynh trực tiếp đưa con cùng tham gia các chương trình từ thiện như: chăm sóc trẻ em mồ côi, người già neo đơn; góp tiền tiết kiệm giúp các gia đình kém may mắn. Có phụ huynh thì dành trọn những ngày cuối tuần để đưa con đi thăm sức khỏe ông bà nội ngoại để trẻ có dịp chăm sóc và thể hiện tình cảm yêu quý của mình. Hay đặc biệt là những dịp Tết, cha mẹ có thể khuyến khích con cùng tham gia vào những hoạt động của gia đình như: dọn dẹp vệ sinh, trang trí nhà cửa để đón Tết, sửa soạn bàn thờ, trưng bày mâm ngũ quả để cúng tổ tiên, hay đưa con đi chúc Tết họ hàng hai bên, giải thích về các mối quan hệ, thứ bậc trong gia đình để trẻ hiểu rõ về nguồn gốc, lai lịch của mình Dạy trẻ - đặc biệt dạy trẻ những giá trị cuộc sống, để trẻ nên người - rõ ràng không thể là chuyện "khoán trắng" cho nhà trường. Bằng việc hướng dẫn trẻ tham gia vào những sinh hoạt ngay trong cuộc sống gia đình thường ngày, hay những hoạt động dịp lễ Tết, giải thích về ý nghĩa của từng hoạt động và những giá trị cuộc sống qua những hoạt động đó, trẻ sẽ học được rất nhiều điều để lớn khôn. "Đừng hy vọng trẻ biết rõ về phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống hay những giá trị tốt đẹp của cuộc sống nếu phụ huynh thờ ơ với những giá trị này. Nuôi con đã khó, dạy con khó hơn. Và dạy con để trở thành một đứa con ngoan, một đứa trẻ sáng tạo, linh hoạt, thông minh, tự tin, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống quanh mình, có một trái tim nhân ái với mọi người thì lại càng rất khó!"- nỗi băn khoăn ấy của một bà mẹ đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy dỗ và uốn nắn những giá trị cuộc sống cho trẻ, đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các bậc phụ huynh. Nhà thơ Tr ần Đăng Khoa: "Mẹ và những bài học về giá trị cuộc sống" Ngày xưa, khi tôi c òn là một cậu bé, những ngày giáp Tết rậm rịch lắm. Cả nhà chu ẩn bị lá dong, g ạo nếp trước đó đến mấy ngày. Rồi gói bánh, luộc bánh, thức suốt đêm, ch ờ ăn mi ếng bánh chưng đầu tiên. Giây phút ấy sướng lắm. Người bận nhất nhà vào dịp Tết l à ẹ tôi. Chiều 29 Tết, mẹ th ường pha một thùng nước vôi, buộc ngọn chổi rơm gọn lại, ồi bảo tôi ra quét v ào các gốc cây. Tôi rất ngạc nhiên. M ẹ tôi bảo: "Để sắm áo mới cho cây c ối. Ngày Tết, mình mặc áo mới, thì cây cối nó cũng đư ợc mặc áo mới chứ !". Thế l tôi ra vư ờn, lọ mọ quét nước vôi lên từng gốc cây. Sáng mồng 1 đúng là ngày đầu năm ới, n ước vôi đã khô, cả khu vườn nhà tôi sáng rực lên, tưng bừng trong màu tr ắng đồng ục của cây cối. Trong con mắt tôi, cây cối trong vườn và nh ững con vật nuôi trong nh ũng có niềm vui, nỗi buồn nh ư những con người. Tình cảm ấy, tôi tiếp nhận đư ợc từ mẹ. ếp nhận rất tự nhi ên và nói ra trong những bài viết của mình cũng rất tự nhiên. Lúc ấy, tôi hoàn toàn không biết đó là th ủ pháp nhân hóa ở trong nghệ thuật. Mẹ tôi cũng không có ý đ ịnh dạy tôi làm nghệ thuật. Vì bà chưa từng được cắp sách đến lớp ng ày nào. Mãi đến sau này, tôi mới hiểu mẹ tôi. Đó là khi các anh ch ị tôi có con. Mẹ tôi dặn: "Phải ạy trẻ con y êu thiên nhiên, yêu cây cối và các con vật trong nhà. Một đứa trẻ bẻ ngọn cây non m ới trồng, bắn chết con chim đang bay, hay phang gẫy chân con g à, con chó thì ồi sau n ày lớn lên, chúng nó cũng sẽ làm điều ác đối với con người ". Và cũng sau n ày, khi l ớn lên, tôi hiểu thêm rằng, chính những gì mẹ làm đã nuôi dưỡng cho tôi t ình yêu lao ộng, sự đồng cảm, v à lòng nhân ái. Ngày nay, tr ẻ em được quan tâm hơn, nhưng chủ yếu về vật chất, nhất là các em có đ ầy ủ điều kiện để học h ành, vui chơi Nhưng đôi lúc nhìn lại, các em vẫn có chỗ còn thi ếu ự trải nghiệm về những nỗi vất vả, lo toan kiếm sống hằng ng ày c ủa cha mẹ, thiếu thời gian đ ể phụ giúp cha mẹ bằng những công việc lao động vừa sức mình, và thiếu cả từ nh ững cử chỉ chăm sóc, thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với cha mẹ. Mối li ên ệ gia đ ình giữa cha mẹ và con cái dường như ngày càng mang nặng xu hướng một chi ều, nghĩa là chỉ có người lớn phải chăm sóc, yêu thương, lo lắng cho con tr ẻ. Vẫn biết các em có quy ền được như vậy, và quy luật cuộc sống cũng là như vậy. Nhưng th ử hỏi, ếu chúng ta không dạy bảo, nuôi d ưỡng cho các em những đức tính căn bản như đức ếu thảo, t ình yêu lao động, lòng nhân ái, tính thật thà và cả lòng biết ơn tổ tiên, ngu ồn ội , th ì liệu sau này, các em có thể trở thành người tốt, tự mình làm chủ đư ợc cuộc sống ủa m ình, tạo dựng hạnh phúc cho chính mình, và rồi lại tiếp tục nuôi dạy con cái của chúng thành ngư ời? Ngư ời lớn chúng ta cần phải là những tấm gương, thực hành và truyền dạy cho con trẻ nh ững giá trị cuộc sống mỗi ngày để trẻ trở thành những người tốt như ta hằng mong mu ốn. . Hãy dạy trẻ có trái tim nhân ái ! Một phụ huynh tâm sự: "Khi đưa hai con tôi về quê thăm ông bà ngoại,. khó, dạy con khó hơn. Và dạy con để trở thành một đứa con ngoan, một đứa trẻ sáng tạo, linh hoạt, thông minh, tự tin, hiểu biết sâu sắc về cuộc sống quanh mình, có một trái tim nhân ái với. về các mối quan hệ, thứ bậc trong gia đình để trẻ hiểu rõ về nguồn gốc, lai lịch của mình Dạy trẻ - đặc biệt dạy trẻ những giá trị cuộc sống, để trẻ nên người - rõ ràng không thể là chuyện

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan