Tạo dựng một thế hệ với tâm thức Việt ppt

9 698 1
Tạo dựng một thế hệ với tâm thức Việt ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạo dựng một thế hệ với tâm thức Việt Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc - Ủy viên Ủy ban Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Cần nhận thức rằng truyền thống là một khái niệm động, nó cũng phát triển theo thời đại. Thật sai lầm khi đồng nhất truyền thống với sự nệ cổ. Do vậy, bảo tồn những giá trị truyền thống là rất cần thiết nhưng cần phải có sự lựa chọn và những phương thức truyền thụ cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của sự phát triển. Hãy hình dung những đứa trẻ Việt Nam sinh ra trong thế kỷ 21. Mười, hai mươi năm nữa các cháu lớn lên và rất giỏi ngoại ngữ, rất "sành điệu" với thời trang, thuộc làu những ca khúc pop-rock lừng danh thế giới nhưng lại ngơ ngác khi nghe nhắc đến những trang sử Việt, lại lúng túng khi được một người nước ngoài hỏi về Lang Liêu, về Mai An Tiêm, về bánh chưng bánh dày. Một cái cây không thể đứng vững, vươn cao nếu mất đi cái "gốc". Một thế hệ không thể phát triển toàn diện và vững mạnh nếu không được truyền lại đầy đủ những giá trị văn hóa quý báu từ người đi trước Chúng ta không thể bắt các em nhỏ chứng kiến cả một nghi thức tế lễ dài dằng dặc, nhưng chúng ta cần truyền cho chúng lòng kính trọng nghiêm cẩn đối với tổ tiên. Do vậy, nếu xưa kia chuyện cổ tích chỉ lưu truyền nhờ lời kể của ông bà hay cha mẹ, thì nay chúng ta có thể in thành sách, thu vào băng hay chuyển thể thành nhiều ngôn ngữ nghệ thuật hay công nghệ hiện đại. Điều quan trọng là những nghĩa lý mà các câu chuyện cổ ấy cần lưu truyền tạo nên những phẩm chất truyền thống nhưng thích ứng được với đời sống hiện đại. Do vậy, rất cần đến sự sáng tạo, những ý tưởng của nhiều người, nhiều nghề đối với cùng một mục tiêu gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc như một nền tảng hay một động lực thúc đẩy cho sự phát triển, nhất là với giới trẻ. Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Dạy ngoại ngữ, vi tính cho trẻ là rất tốt, nhưng cũng đừng quên dạy các cháu những giá trị căn bản để là một con người Việt Nam thực thụ. Bắt đầu từ những giá trị gia đình truyền thống như yêu thương cha mẹ, ông bà, hiếu thảo, lễ độ, hiểu rõ nguồn gốc của mình, nếu các cháu được nuôi dưỡng, trau dồi và thực hành thường xuyên thì sẽ là một căn bản rất tốt cho những tình cảm lớn lao hơn như yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc trang bị cho các cháu những kiến thức giáo khoa hay những thao tác kỹ thuật không khó, mà dạy cho trẻ sự hiểu biết toàn diện về đời sống xã hội mới khó. Thực tế cho thấy có những nhà khoa học nổi tiếng lại chưa từng đạt bất kỳ một giải quốc gia, quốc tế nào, mà thành công thường đến từ những kiến thức được học rất cơ bản, từ khả năng nhìn nhận các vấn đề xã hội rất rành mạch, và sự hội tụ những phẩm chất căn bản của một người tốt. Những giá trị căn bản để hình thành nên nhân cách con người là rất quan trọng, và cần phải được truyền dạy cho trẻ từ lúc còn thơ ấu, theo một cách tự nhiên và phù hợp. Với trẻ em, cách truyền dạy tốt nhất là qua những câu chuyện kể trong kho tàng cổ tích, truyền thuyết, qua lời ru của mẹ, qua những việc làm gương mẫu của chính các bậc phụ huynh. Như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết: "Mẹ nuôi cái lẽ ở đời. Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn" Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê: Ngày Tết Việt Nam đẹp đẽ vô cùng. Đó là những ngày mình bỏ đi sự bận rộn của đời thường, trở lại với những cái đẹp cái tốt của con người, trở lại với những giá trị văn hóa, những giá trị tinh thần và tâm linh. Muốn dạy cho con trẻ yêu quý ngày Tết, trước tiên cha mẹ phải làm gương. Cha mẹ có trân trọng bản sắc dân tộc của mình, trân trọng từng nét đẹp, từng giá trị văn hóa thì mới dạy được cho con. Dạy học trò học nhạc, tôi luôn bảo: Trước hết phải hiểu. Vì hiểu mới thương. Thương mới học. Học mới luyện tập. Luyện tập mới biểu diễn. Biểu diễn mới có người nghe, mới nhân rộng được những giá trị truyền thống ra. Tương tự như vậy với những giá trị ngày Tết, muốn một đứa trẻ có thể yêu ngày Tết, tự hào với ngày Tết Việt Nam thì trước hết phải dạy cho trẻ con hiểu từng giá trị truyền thống. Mà đừng chọn cách dạy cao siêu, giả tạo. Trẻ hồn nhiên thế nào thì dạy bằng cách thế đó. Dạy trẻ thông qua từng câu đồng dao, từng câu hát rao Xuân. Dạy trẻ qua từng thái độ ứng xử của mỗi người trong gia đình, qua từng trò chơi dân gian. Đó mới là dạy trẻ. Muốn một đứa trẻ phát triển toàn diện thành người tốt, chất xám là điều rất quan trọng nhưng chưa đủ. Chất xám phải đi đôi với trái tim Việt Nam, với những giá trị truyền thống của dân tộc thì mới có ý nghĩa. Tiến sĩ Đinh Phương Duy - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục TP Hồ Chí Minh: Tôi từng đọc cuốn Nguyên tắc vàng để làm cha mẹ. Trong đó, tiến sĩ Dorothy Enion có viết: "Hãy vun đắp cho trẻ các giá trị nền tảng ngay từ nhỏ, bằng những việc rất giản đơn. Ví dụ như phụ huynh có thể khéo léo giúp trẻ hiểu rằng không phải các món quà đều phải xuất phát từ cửa hàng mà ra. Hãy dạy trẻ cách sử dụng những tình cảm chân thành và sự khéo léo, để có thể tự tay mình làm những món quà tặng bạn bè, người thân. Phụ huynh cũng có thể khuyến khích trẻ chia sẻ một phần tiền túi, heo đất cho công tác từ thiện. Hãy nói cho trẻ biết về những giấc ngủ nhọc nhằn trong đêm mưa lạnh của những người không có mái ấm gia đình, về những vùng trên thế giới - nơi mà thực phẩm là điều quá ư xa xỉ". Tôi thấy đó là những ý hay. Một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá khách quan là giới trẻ hiện nay thường ít thể hiện những giá trị cuộc sống trong sinh hoạt hằng ngày. Và các chương trình đạo đức, giáo dục công dân chỉ mới dạy các cháu bé những giá trị truyền thống theo hướng lý thuyết. Các cháu được dạy yêu lao động là gì, tính trung thực là gì, lòng hiếu thảo là gì, tình nhân ái là gì, biết hướng về tổ tiên nguồn cội là gì nhưng lại chưa được hướng dẫn để "trải nghiệm" và ứng dụng tất cả những điều đó vào cuộc sống sinh động, đầy sắc màu cổ tích, tưởng tượng của mình. Cần tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hơn nữa vào những hoạt động cộng đồng, những lễ hội mang tính văn hóa truyền thống để các em có dịp học, hiểu và thực hành những giá trị cuộc sống. Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Tôi có dịp thấy một số cháu bé người Việt sống ở nước ngoài về Việt Nam ăn Tết. Các cháu ăn mặc theo ý thích của mình, rất phong cách, rất hiện đại. Nhưng sáng Mùng 1 Tết, các cháu vẫn biết đứng xếp hàng trang nghiêm, không hề đùa giỡn trước bàn thờ tổ tiên. Lần lượt từng cháu bước tới thắp nhang, kính cẩn thưa với ông bà về một năm qua của mình. Rồi khoanh tay chúc Tết ba mẹ, để nhận lại từng lời chúc kèm theo phong bao lì xì mừng tuổi. Tôi nghĩ rằng đó là một hình ảnh rất đẹp, thể hiện sâu sắc việc truyền lại những giá trị cuộc sống cho thế hệ tiếp theo. Để làm được điều đó, điều quan trọng nhất theo tôi chính là nền tảng của gia đình. Ai trước khi trở thành người lớn cũng đều từng là một đứa trẻ. Và đứa trẻ, khi nhìn ngắm cha mẹ mình thành kính thắp nhang trước ông bà tổ tiên, khoanh tay trang nghiêm chúc Tết ông bà thì chắc chắn hình ảnh đó sẽ ăn sâu vào lòng lúc nào không biết. Không cần thiết phải "luôn miệng" dạy bảo các cháu bé hay thế hệ trẻ phải giữ gìn truyền thống. Hãy để các cháu, các em cảm nhận điều đó một cách tự nhiên, thông qua cách nhìn ngắm những người trong gia đình mình, tự mình cảm nhận, chọn lọc và tiếp thu. Điều đó sẽ dần dần hình thành nên một cái gọi là tâm thức Việt. Trong b ối cảnh xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng tất bật hơn v ới những ảnh h ên ngoài, thì tr ẻ em ít có cơ hội được học, hiểu, và thực hành nh ững giá trị cuộc sống tốt đẹp v ần thiết, trong đó có những giá trị căn bản nhất l àm nền tảng cho nhân cách con người nh ư hi êu lao đ ộng, nhân ái, thật thà, hướng về nguồn cội Đây là những giá trị đã đư ợc ca tụng bởi cha ông ta t ừ rất xa xưa, th ể hiện trong rất nhiều tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, truyền thuyết. V ngay trong cu ộc sống thường ngày, việc sinh hoạt, học hành, vui chơi c ủa trẻ em đều gắn liền với ững giá trị ấy. ổi mục đíc h góp phần xây dựng thế hệ trẻ em phát triển toàn diện trong tương lai, Nh ãn hàng OMO, Công ty LD Unilever Vi ệt Nam lại tiếp tục khởi động một chương tr ình mang nhi ã h ội nhân dịp Tết Nguyên đán 2008. Chương trình "Vui Tết dân tộc, trẻ học điều hay" ằm đề cao những giá trị cuộc sống tốt đẹp m à trẻ em cần phải học và thực hành để trở th ành ời tốt. V à trong đó, vai trò của các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ là r ất quan trọng để giúp các em có cơ h ội tự do học hỏi, khám phá, sáng tạo, và trải nghi ệm những giá trị ấy theo một cách ph ợp với độ tuổi của m ình. ũng xuất phát từ sự thấu hiểu những giá trị cuộc sống, giá trị nhân văn của ng ư ời Việt Nam đ ể hiện r õ nét trong những nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc, n ên c trình khuy ến khích trẻ em tham gia mọi hoạt động gắn liền với Tết. Những ngày hội vui t ưng b ới các tr ò chơi sôi động, giúp trẻ thật sự trải nghiệm Tết theo cách của riêng mình. Ch ương tr ẽ tạo n ên cho trẻ em một cái Tết sâu sắc, ấn tượng, để học hỏi và trưởng thành. Trong kỳ trước, chúng tôi đã phản ánh thực trạng sao nhãng những giá trị cuộc sống căn bản của một bộ phận giới trẻ hiện nay; cũng như ý thức truyền dạy những giá trị ấy từ phía người lớn. Kỳ này, chúng tôi đăng tải ý kiến của các học giả, nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm lý giáo dục về vấn đề trên. . Tạo dựng một thế hệ với tâm thức Việt Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc - Ủy viên Ủy ban Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Cần nhận thức rằng truyền thống là một. sáng tạo, những ý tưởng của nhiều người, nhiều nghề đối với cùng một mục tiêu gìn giữ những bản sắc văn hóa dân tộc như một nền tảng hay một động lực thúc đẩy cho sự phát triển, nhất là với. sử Việt, lại lúng túng khi được một người nước ngoài hỏi về Lang Liêu, về Mai An Tiêm, về bánh chưng bánh dày. Một cái cây không thể đứng vững, vươn cao nếu mất đi cái "gốc". Một thế

Ngày đăng: 05/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan