Một số vấn đề về kĩ năng

10 164 0
Một số vấn đề về kĩ năng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG 1. Lí thuyết và nghiên cứu xung quanh vấn đề thực hành Ở mức độ cảm tính bạn cũng có thể thấy rõ rằng thực hành cần thiết cho việc học bất cứ một loại kiến thức nào. Hai khái quát từ các nghiên cứu về thực hành như sau: *) Để thông thạo một kĩ năng đòi hỏi phải thực hành có trọng điểm với một thời lượng nhất định - Các nghiên cứu về tâm lí học nhận thức cho thấy việc học một kĩ năng thường diễn ra theo một cách đặc biệt (Xem Anderson, JR, 1995; Newell & Roselbloom, 1982). 1 Mối quan hệ giữa số lần thực hành và mức độ thành thục một kĩ năng Số lần thực hành Mức độ gia tăng hiểu biết (%) sau mỗi lần thực hành Mức độ thành thạo một kĩ năng (%) sau mỗi lần thực hành 1 22,918 22,918 2 11,741 34,659 3 7,659 42,318 4 5,593 47,911 5 4,349 52,26 6 3,534 55.798 7 2,960 58,754 8 2,535 61,289 9 2,205 63,494 10 1,945 65,439 11 1,740 67,179 12 1,562 68,741 13 1,426 70,167 14 1,305 71,472 15 1,198 72,670 16 1,108 73,778 2 17 1,034 74,812 18 0,963 75,775 19 0,897 76,672 20 0,849 77,521 21 0,802 78,323 22 0,761 79,084 23 0,721 79,805 24 0,618 80,423 Qua nghiên cứu, các tác giả cho thấy HS phải thực hành đến lần thứ 24 trở lên họ mới đạt được 80% độ thành thục kĩ năng ấy. Mặt khác, sự gia tăng hiểu biết trong việc thành thạo kĩ năng giảm dần đi sau mỗi lần thực hành. - Bảng trªn cho thấy, sau 4 lần thực tập đầu tiên, kết quả của việc thành thục kĩ năng này là 47,9%. Tuy vậy trong 4 lần thực tập tiếp theo, mức độ gia tăng chỉ còn 14%. 3 Vì vậy, học một nội dung mới không xảy ra một cách nhanh chóng. Nó yêu cầu một sự thực hành trải dài trong một khoảng thời gian nhất định. Kết quả việc thực hành như vậy, làm cho mức độ nhận thức tăng lên rất nhiều ở giai đoạn đầu, nhưng dần dần sẽ trở nên ngày càng nhỏ hơn khi HS nắm bắt được kiến thức và kĩ năng. Chỉ sau rất nhiều lần thực hành, HS mới có thể thực hiện một kĩ năng một cách nhanh nhẹn và chính xác. 4 *) Trong khi thực hành HS cần phải thay đổi và định hình những gì mình đã học được Một phát hiện trong các nghiên cứu về thực hành đưa ra một hàm ý mạnh mẽ rằng HS phải thích nghi hoặc định hình những kĩ năng trong quá trình học. Trong thực tế, bạn có thể nghĩ kĩ năng học như là “một giai đoạn định hướng có liên quan”. Trong giai đoạn định hướng này người học quan tâm đến những hiểu biết có tính học thuật về một kĩ năng. Khi HS thiếu hiểu biết về kĩ năng, họ thường có khuynh hướng thực hiện các bước một cách mò mẫm và không hiệu quả (Xem Clement, Lockhead & Mink, 1979; David , RB, 1984; Mathematical Science Education board, 1990; Romberg & Carpenter, 1986). 5 2. TiÕn hành trên lớp về các kĩ năng thực hành *) Lập đồ thị biểu hiện mối tương quan giữa sự chính xác và tốc độ trong thực hành - Khái quát đầu tiên về thực hành cho thấy một kĩ năng chỉ được coi là thành thục khi HS có thể thực hiện kĩ năng đó nhanh và chính xác. Để phát triển kĩ năng, HS phải đảm bảo được cả về tốc độ và mức độ chính xác. Một trong những biện pháp tốt là lập biểu đồ biểu diễn mối tương quan giữa tốc độ và độ chính xác trong quá trình thực hành một kĩ năng nào đó. 6 - Ví dụ: GV giao cho HS bài tập về nhà với một số bài cụ thể, phải hoàn thành trong khoảng 30 phút, nhằm rèn luyện một kĩ năng nào đó. Sau đó GV kiểm tra lại việc làm của HS, sửa chữa bài tập đã giao về nhà đó, qua đó HS thống kê lại xem trong 30 phút đó họ làm được bao nhiêu bài tập, trong đó có bao nhiêu bài làm đúng. Sau đó họ kẻ bảng biểu diễn đồ thị về sự nhanh chóng và chính xác để kiểm tra số bài làm đúng có tăng lên cùng với tốc độ làm bài không. 7 *) Thiết kế các bài thực hành cục bộ cho một kĩ năng hoặc quá trình phức tạp - Ý tưởng về thực hành cục bộ đặc biệt quan trọng khi HS thực hành một kĩ năng hoặc một quá trình phức tạp gồm nhiều bước như là quá trình nghiên cứu, điều tra khoa học hoặc quá trình viết. - Chẳng hạn, khi một mặt nào đó của quá trình này tỏ ra đặc biệt khó đối với HS, họ có thể cần đến những hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp họ tập trung thực hành vào mặt nào đó. Loại thực hành này được gọi là thực hành cục bộ bởi vì người học vẫn tham gia vào một kĩ năng hoặc quá trình một cách tổng thể, nhưng mục tiêu lại phải chú ý đến một mặt nào đó của quá trình này. 8 - Ví dụ: Đứng trước một nhiệm vụ nhận thức (một bài tập), HS cảm thấy khó có thể vượt qua, GV hiểu được khó khăn đó, buộc phải tìm cách hạ thấp yêu cầu, hoặc luyện tập bổ sung một kĩ năng mà HS cần có để có thể vượt qua khó khăn đang vướng. Việc luyện tập kĩ năng này đến một mức độ nào đó giúp HS tự nhận ra cách vượt qua khó khăn ban đầu. Trong trường hợp này, kĩ năng được rèn luyện bổ trợ được gọi là thực hành cục bộ. 3. Lời khuyên cho GV: - Dành thời gian giúp HS gia tăng hiểu biết kiến thức, kĩ năng hoặc quá trình. - Trong khi lập chương trình dạy học, GV cần xác định các kĩ năng và quá trình mà HS phải học, sau đó mới quyết định xem khoảng thời gian hướng dẫn và làm bài tập như thế nào là vừa đủ cho mỗi kĩ năng và quá trình ấy. 9 - GV dành thời gian cho việc làm mẫu một kĩ năng hoặc một quá trình, đưa ra các bước thực hành có hướng dẫn, phù hợp với các bước trong kĩ năng và quá trình đó, sau đó giao các bài tập thực hành từng phần hoặc độc lập. - Tuy vậy điều quan trọng là HS phải hiểu một kĩ năng hoặc một quá trình diễn ra như thế nào. Trong khi soạn giáo án, GV phải thực hiện các mục tiêu sao cho có thể gia tăng hiểu biết của HS về kĩ năng và quá trình, sau đó xác định những hoạt động có thể giúp HS đạt được những mục tiêu đó. (Tài liệu tham khảo: Classroom Instruction that Works Reseach- Based Strategies for Increasing Student Achievement. Robert J.Mazano, Debra J.Pickering, Jane E. Pollock – Beauregard Street, Alexandria, VA 22311 – 1714 USA) 10 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KĨ NĂNG 1. Lí thuyết và nghiên cứu xung quanh vấn đề thực hành Ở mức độ cảm tính bạn cũng có thể thấy rõ rằng thực hành cần thiết cho việc học bất cứ một loại kiến. cứu về thực hành như sau: *) Để thông thạo một kĩ năng đòi hỏi phải thực hành có trọng điểm với một thời lượng nhất định - Các nghiên cứu về tâm lí học nhận thức cho thấy việc học một kĩ năng. trong quá trình thực hành một kĩ năng nào đó. 6 - Ví dụ: GV giao cho HS bài tập về nhà với một số bài cụ thể, phải hoàn thành trong khoảng 30 phút, nhằm rèn luyện một kĩ năng nào đó. Sau đó

Ngày đăng: 05/07/2014, 05:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan