Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh pdf

77 917 14
Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC Tài liệu tư tưởng 1 Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là đề tài được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Điều đó được thể hiện trong các bài viết về Người ngay từ khi Người còn sống. Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội lần thứ II đến nay đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phong cách, phương pháp, Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, từ sau khi Hồ Chí Minh qua đời, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng của Người được quan tâm và diễn ra mạnh mẽ. Nhân dịp kỷ niệm 90, 100 và 110 năm ngày sinh của Người đã diễn ra những cuộc hội thảo lớn. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn đã có các tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng của Người. Đại hội VII của Đảng ta đã xác định: “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Trên cơ sở đó Đảng ta chỉ rõ cần tổ chức học tập, nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm quán triệt và vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới. I ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1 Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2 a. Khái niệm tư tưởng. Theo nghĩa phổ thông nhất, tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh. Khái niệm tư tưởng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được dùng với nghĩa là hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho ý chí nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định. b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh . Qua quá trình nghiên cứu lâu dài, qua nhiều cuộc hội thảo đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu ra nhận thức cơ bản của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh làm định hướng cho việc nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng của Người. Đại hội IX nêu rõ: “ tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ”. Trong khái niệm này Đảng ta bước đầu làm rõ được: Một là, bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh: Đó là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính qui luật của cách mạng Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lê nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và dân tộc Việt Nam. Hai là, nguồn gốc tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lê nin; giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. 3 Ba là, nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam. Bốn là, giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh: soi đường cho cách mạng Việt Nam; tài sản tinh thần to lớn của Đảng và của dân tộc. Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, năm 2003 trong giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh các nhà khoa học đã nêu ra khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung như sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Như vây: - Tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, đạo đức và nhân văn. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân; về văn hóa, đạo đức Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm khoa học phản ánh được bản chất của vấn đề. Tư tưởng đó đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 75 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập thống nhất và CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2 Đối tượng và nhiệm vụ của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. 4 a Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là: hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Các quan điểm cơ bản của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ được phản ánh trong bài nói, bài viết mà được thể hiện trong quá trình chỉ đạo thực tiễn cách mạng phong phú của Người; được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển sáng tạo qua các giai đoạn cách mạng. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu khách quan; - Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; - Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; - Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; - Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta; - Các giá trị tư tưởng lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới. 3. Mối quan hệ giữa môn học này với môn học : những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. a. Mối quan hệ giữa môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê nin có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, thống nhất. Muốn nghiên cứu tốt, giảng dạy và học tập tốt môn tư tưởng Hồ Chí Minh 5 phải nắm vững kiến thức của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin. b. Mối quan hệ giữa môn học này với môn học: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh trang bị cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở phương pháp luận. Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin và các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. a. Đảm bảo nguyên tắc thống nhất tính Đảng và tính khoa học. b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn. c. Quan điểm lịch sử- cụ thể. d. Quan điểm toàn diện và hệ thống. e. Quan điểm kế thừa và phát triển. g. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Các phương pháp cụ thể. Muốn nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đạt kết quả cao chúng ta cần nắm vững một số vấn đề về phương pháp đó là: - Sự thống nhất giữa phương pháp lịch sử và logic. - Kết hợp với các thao tác tư duy khác như phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá III. Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN 6 1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác. Thứ nhất: Thông qua việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho sinh viên nhận thức rõ về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ. Thứ hai: Bồi dưỡng cho sinh viên lập trường quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chủ động đấu tranh chống những quan điểm sai trái bảo vệ chủ nghĩa Mác- lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị. Thứ nhất: Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Tổ quốc Việt Nam, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Thứ hai: Trên cơ sở những kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng theo con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. 7 CHƯƠNG I CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. a. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau một thời gian kháng cự yếu ớt đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền thống trị của đế quốc Pháp trên đất nước ta. - Dưới ách thống trị của thực dân Pháp xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc. Tính chất xã hội thay đổi từ một quốc gia phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. - Với truyền thống yêu nước nồng nàn, ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống lại bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Phong trào diễn ra theo hai khuynh hướng cơ bản: + Thứ nhất: Theo hệ tư tưởng phong kiến bao gồm phong trào của Trương Cộng Định, Nguyễn Trung Trực ở Nam bộ, phong trào Cần Vương 1885-1895, phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế 1883-1913 + Thứ hai: Theo hệ tư tưởng tư sản bao gồm phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh, phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu Nhưng các phong trào đó dù diễn ra dưới ngọn cờ nào đều đi đến kết cục thất bại. Nguyên nhân là do thiếu một đường lối cứu nước đung đắn, 8 thiếu một phương pháp cách mạng khoa học, không nhận thức được thời đại mới Phong trào giải phóng dân tộc trở nên hết sức bế tắc. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đó Người đã ra đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân. b. Bối cảnh thời đại - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX CNTB đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các nước đế quốc trở nên gay gắt. - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh. Nhưng tất cả đều thất bại, điều đó đặt ra yêu cầu phải có một con đường đấu tranh mới cho các dân tộc thuộc địa. - Năm 1917 cách mạng tháng 10 Nga thành công rực rỡ đã mở ra một thời đại mới- thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng tháng 10 Nga đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó lôi cuốn các nước đi theo con đường cách mạng vô sản. - Tháng 3/1919 tai Mátxcơva quốc tế III ra đời, từ đây phong trào cách mạng thế giới có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của một tổ chức cách mạng la quốc tế cộng sản. Quốc tế cộng sản có ảnh hưởng rất to lớn phong trào cách mạng thuộc địa. Đây là nơi cung cấp lý luận, nguồn tài chính, đào tạo cán bộ .v.v. cho các nước thuộc địa. Tạo ra những hạt giống đầu tiên cho cách mạng thuộc địa. Tóm lại, trong những điều kiện lịch sử như vậy, Hồ Chí Minh đã xuất hiện, Trên hành trình tìm đường cứu nước Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam - con đường cứu nước theo cách mạng vô sản. Từ người tìm đường, Hồ Chí Minh trở thành người dẫn đường cho dân tộc. Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với Đảng đưa 9 dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Tiến hành thắng lợi sự nghiệp bảo vệ và kiến thiết đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại tài sản tinh thần to lớn là tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Những tiền đề tư tưởng - lý luận a. Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam - Dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã tạo lập cho mình một nền văn hoá riêng bền vững và phong phú với những truyền thống tốt đẹp và cao quí. Trong đó nổi bật lên một số truyền thống sau: + Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước. + Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong hoạn nạn khó khăn. + Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan yêu đời. + Dân tộc Việt Nam có truyền thống cần cù, thông minh, sáng tạo và ham học hỏi. Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, có tinh thần cầu thị, sẵn sàng đón nhận và tiếp biến những giá trị mới của tinh hoa văn hoá nhân loại làm giàu thêm vốn văn hoá của dân tộc mình. Những truyền thống nêu trên trong đó tiêu biểu nhất là chủ nghĩa yêu nước đã tác động sâu sắc đến Hồ Chí Minh, là cội rễ sâu xa bền chặt nhất để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. b. Tinh hoa văn hoá nhân loại. - Tư tưởng và văn hoá phương Đông + Nho Giáo Dấu ấn đầu tiên của văn hoá phương Đông trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nho giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo đó là tinh thần nhân nghĩa đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn ôn hoà 10 [...]... CNXH 16 III GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc a Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt và là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta vì: Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa, tư tưởng vĩ đại của loài... tinh thần dám nghĩ, dám làm tư tưởng dân chủ, nhân quyền của cách mạng Mỹ Như vậy, tư tưởng và văn hoá nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh c Chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh 11 - Nguồn tư tưởng, lý luận quyết định bước phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác -... Phật giáo + Ngoài ra Hồ Chí Minh còn tiếp thu tư tưởng của nhiều nhà tư tưởng phương Đông khác như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Trọng và đặc biệt là tư tưởng “Tam dân” của Tôn Trung Sơn Tóm lại: Là một nhà Mácxít chân chính, Hồ Chí Minh đã khai thác được những yếu tố tích cực của tư tưởng và văn hoá phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng - Tư tưởng và văn hoá phương Tây Hồ Chí Minh sớm nghiên cứu và... phức tạp khác nhau, giữa nhiều học thuyết, tư tưởng lý luận, Hồ Chí Minh có thể phân tích một cách đúng đắn, có thể xử lý, chuyển hoá hình thành nên tư tưởng của mình Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc trên Sau khi ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đáp ứng được những yêu cầu bức xúc của thực tiễn cách mạng Việt Nam góp phần đưa tư tưởng và văn hoá truyền thống dân tộc, tinh... cứu và chịu ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa phương Tây + Những nguồn tư tưởng và văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh là tư tưởng tự do - bình đẳng - bác ái của cách mạng Pháp + Trên bước đường cứu nước, qua các trung tâm văn minh ở châu Âu, Hồ Chí Minh còn tiếp thu nhiều tư tưởng, văn hoá phương Tây khác cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình như tư tưởng dân chủ, phong cách dân... các hình thức này để giành thắng lợi cho cách mạng b Tư tưởng bạo lực gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình Tư tưởng bạo lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược Xuất phát từ tình yêu thương con người, quí trọng sinh mạng con người, Hồ Chí Minh luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu, tìm mọi cách để ngăn chặn xung... tiếp nhất quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 3 Nhân tố chủ quan - Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là một người có năng lực đặc biệt, đó là tư chất thông minh hơn người, tư duy độc lập tự chủ và sáng tạo cộng với đầu óc phê phán tinh tư ng sáng suốt Nhờ các khả năng đó trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khám phá các qui luật vận động xã hội,... mục tiêu cao cả Hồ Chí Minh được coi là biểu tư ng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới Người còn là một người cộng sản kiên cường đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và chủ nghĩa xã hội Trong lòng nhân dân thế giới, hình ảnh Hồ Chí Minh là bất diệt 18 CHƯƠNG II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề... nêu cao tư tưởng về quyền tự do bình đẳng của các dân tộc trên thế giới 5 Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện (1945- 1969) - Sau cách mạng tháng 8, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tiến hành hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và bước đầu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, CNXH Trong thời gian này tư tưởng Hồ Chí Minh và... tục soi sáng cho chúng ta để hiện thực hóa lý tư ng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta b Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn liên quan đến việc bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển xã hội và đảm bảo quyền con người Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường . Tài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC Tài liệu tư tưởng 1 Hồ Chí Minh 1 MỤC LỤC 2 CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ tịch Hồ. người. Như vây: - Tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tư ng quân sự, tư tưởng văn hóa,. thống tư tưởng Hồ Chí Minh; - Vai trò nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; - Quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tài liệu tư tưởng

  • Hồ Chí Minh

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan