Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu và tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay pptx

25 584 2
Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu và tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1- Nhóm 2- kinh tế quốc tế Bài tập nhóm Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu và tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay - 2- Nhóm 2- kinh tế quốc tế CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ KHI MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHO ĐẾN NAY. I.Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu: 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu: a. Khái niệm Hoạt động xuất khẩu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán.Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc - 3- Nhóm 2- kinh tế quốc tế lẫn nhau về nền kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia nói chung và công nghiệp nói riêng. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn và là phương tiện thúc đẩy phát triển nền kinh tế.Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. b. Đặc điểm - Xuất khẩu hàng hoá thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu các khoa học quản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh với các yếu tố khác của từng quốc gia như yếu tố luật pháp, kinh tế văn hoá. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu hàng hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước, khai thác các nguồn lực cho phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân gia tăng tiến bộ xã hội và góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập, quốc tế hoá. Lợi thế so sánh đó là các lợi thế về vị trí địa lý, về lao động, về tài nguyên và sở hữu phát minh sáng chế. - Trong điều kiện hiện nay, xuất khẩu hàng hoá ở nước ta đang là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu được chú trọng. Bởi nó đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho sự phát triển nước nhà, tạo cho nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi trong việc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội. - Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, ở trong các môi trường và bối cảnh khác nhau. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có một trình độ hiểu biết và kinh nghiệm để giao lưu và học hỏi khi xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy, chúng ta không thể lấy kinh nghiệm trao đổi hàng hoá thông thường trong một quốc gia để áp đặt hoàn toàn cho hoạt động trao đổi hàng hoá với nước ngoài. - 4- Nhóm 2- kinh tế quốc tế - Hoạt động xuất khẩu có thể được tiến hành bởi tư nhân hoặc nhà nước. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì chính phủ có nhiều mục tiêu khác nhau như chính trị, ngoại giao, văn hoá Do đó, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ có thể hiện hoặc không hoàn toàn hướng về lợi nhuận. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì mục đích của họ là tối đa hoá lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là công cụ, phương tiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu thể hiện ở các mặt sau: - Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, trong mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001- 2005 có nói: “tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ”.Như vậy, để làm được điều đó tât yếu phải cần một lượng vốn lớn để thực hiện. Cho nên vốn là một nhân tố không thể thiếu được, là vấn đề sống còn với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Bởi vì khi có một lượng vốn lớn chúng ta có thể xây dựng cơ sở hạ tầng, nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế. Để có được một lượng vốn cho nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn như: liên doanh đầu tư nước ngoài với nước ta; vay nợ, viện trợ, tài trợ; - 5- Nhóm 2- kinh tế quốc tế hoạt động du lịch, dịch vụ; xuất khẩu hàng hoá,lao động Nhưng vẫn quan trọng hơn cả là xuất khẩu hàng hoá.Bởi vì các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hoặc cách khác. Ngoại tệ thu được qua các hoạt động du lịch, dịch vụ hiện nay chỉ là rất nhỏ so với nhu cầu về vốn của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu lao động không ổn định đang có xu hướng giảm dần.Do vậy, nguồn ngoại tệ quan trọng nhất chi dùng cho nhập khẩu chính là từ xuất khẩu. - Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Việc coi thị trường và đặc biệt là thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất.Điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.Sự tác động đến sản xuất thể hiện ở chỗ: + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hoặc thuốc nhuộm.Mặt khác sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. + Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định. + Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước thông qua việc thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ từ các nước phát triển và Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới. - 6- Nhóm 2- kinh tế quốc tế + Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng.Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với mọi thị trường. + Xuất khẩu còn đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh. - Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: Việc xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua các thị trường quốc tế phải cần một lượng lớn nhân công để sản xuất và hoạt động xuất khẩu thu về một lượng ngoại tệ đáng kể để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất còn kém như: ô tô,xe máy do đòi hỏi trình độ và kỹ thuật cao cho nên việc đáp ứng nhu cầu đều qua con đường nhập khẩu đến với người tiêu dùng. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta: Quan hệ kinh tế đối ngoại bao các hoạt đông giao lưu giữa các nước với nhau.Trong đó xuất khẩu là một hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại.Điều này làm cho hoạt động xuất khẩu cùng với các mối quan hệ kinh tế quốc tế khác làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Chính nhờ thông qua xuất khẩu và các quan hệ đối ngoại khác nhau mà hiện nay nước ta đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 140 nước trên thế giới, ký các hiệp định thương mại với hơn 70 nước là thành viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu vực. - 7- Nhóm 2- kinh tế quốc tế II.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường,Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và có khả năng đạt 47,5 tỷ USD trong năm 2007. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu á và thứ 8 trên thế giới). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và khả năng năm 2007 đạt 557 USD. - 8- Nhóm 2- kinh tế quốc tế Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu.Vậy từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý. Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua. Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mô xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé. Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh. Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Thứ hai,trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. - 9- Nhóm 2- kinh tế quốc tế Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo Tuy nhiên, việc "bỏ trứng vào một giỏ"cũng là điều nên tránh và việc mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá). Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn). Thứ tư,trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ, Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait, Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn. - 10- Nhóm 2- kinh tế quốc tế CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM. I: Thực trạng ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam: Việt Nam được đánh giá là nước đứng đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may. Cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu đang biến động trên thế giới thì dệt may Việt Nam cũng chịu nhiều tác động từ phía các bạn hàng khó tính. Hãy cùng nhìn vào thực trạng dệt may Việt Nam: Từ tháng 3 năm 2007 Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết với WTO.Một vấn đề đặt ra là khi cắt giảm thuế nhập khẩu và bỏ hạn ngạch, dệt may Việt Nam liệu có bất lợi trong cạnh tranh?. Theo Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam, trong toàn bộ biểu thuế gồm 10.689 dòng thuế, Việt Nam sẽ cắt giảm khoảng 3.800 dòng, chiếm 34,5% số dòng thuế của biểu thuế. Với nhóm hàng dệt - may: nhóm hàng xơ, sợi, thuế suất giảm từ 20% xuống 5%; nhóm hàng vải, thuế suất từ 40% xuống 12%; nhóm quần áo và đồ may sẵn giảm từ 50% xuống 20% Việc cắt giảm thuế nhập khẩu như trên cùng với “tự do hóa hạn ngạch”, đã làm cho dệt may Việt Nam gặp khó khi cạnh tranh với các sản phẩm dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc tràn vào. Hàng dệt may Việt Nam từ đầu năm 2007 tuy có được lợi thế trên thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng lại bất lợi trên thị trường khu vực và ngay trên sân nhà. Theo báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,834 tỷ USD, trong đó vào thị [...]... cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này EU và Nhật Bản cũng là hai thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 18% và 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. .. nhiều tác động sau sự kiện Việt Nam là thành viên của WTO Không những vậy ,từ 1/1/2009, khi Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài thì sức ép cạnh tranh ngày càng lớn Thách thức cả trong lẫn ngoài: Gia nhập WTO từ 11/1/2007, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài.Nhưng đổi lại, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các... trưởng về sản xuất và xuất khẩu trong những năm tới Đây là nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngành” - ông Ân nói - 20- Nhóm 2- kinh tế quốc tế Khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu hàng dệt may hiện nay là cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá Đây là thị trường chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất. .. ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 2009 lên tới 86,7 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm 5,8% trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ Số liệu thống kê trên đây cho thấy thị trường dệt may thế giới là rất lớn và cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển Tuy nhiên, sự phát triển ngành dệt may của nước ta bên cạ nh những... mạnh Về nguyên tắc dệt may Việt Nam đã xây dựng tập đoàn (mặc dù đang thí điểm) thì tất cả các doanh nghiệp dệt may và các tổ chức sản xuất - kinh doanh liên quan đến dệt may, như sản xuất nguyên liệu, chế tạo, sản xuất phụ kiện đều phụ thuộc và bị chi phối bởi Tập đoàn Dệt may về sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu và cơ chế chính sách tài chính Tuy nhiên, kể từ khi Quyết định được ban hành đến nay, ... cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đem lại nguồn ngoại tệ quý giá cho đất nước III: Thách thức đối với ngành xuất khẩu dệt may Việt Nam: Thời kì trước khi ra nhập WTO: Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm... xưởng, đất đai do đó hiệu quả của dệt may Việt Nam cần được đánh giá khách quan và chính xác Mặc dù hiện nay Việt Nam đang được xếp hạng ở mức 16/153 nước xuất khẩu dệt may của thế giới; Kim ngạch xuất khẩu được đánh giá là lớn, nhưng lợi nhuận ròng đem lại là rất thấp.Thực tế cho thấy Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu cho công nghiệp dệt, mặc dù Việt Nam có điều kiện để phát triển... chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả... hàng áo len của Đài Loan ) Nếu Mỹ áp dụng biện pháp này với hàng dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sẽ giảm hẳn một nửa, vì các thị trường khác chưa thể bù vào ngay được.Trong điều kiện đối xử bình thường, ngành dệt may sẽ có 3 cái lợi: Thứ nhất ,xuất khẩu không bị khống chế quota Thứ hai,một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống bình... chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trường xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lưới bán lẻ tại thị trường nước ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành Thủ tướng Nguyễn . ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ KHI MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG CHO ĐẾN NAY. I .Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu: 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu: a nhóm Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu và tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay - 2- Nhóm 2- kinh tế quốc tế CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG. viên của tổ chức kinh tế của thế giới và khu vực. - 7- Nhóm 2- kinh tế quốc tế II .Tổng quan về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ khi mở cửa thị trường cho đến nay: Tổng kim ngạch xuất khẩu

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:

    • a. Khái niệm

    • b. Đặc điểm

    • 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan