Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lí 7

32 5.4K 7
Hướng dẫn dạy bài thực hành địa lí 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỊA LÍ LỚP 7 Bài 4 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Nhận biết được hình dáng của tháp tuổi liên quan đến số dân các nhóm tuổi khác nhau. - Hiểu được sự phân bố dân cư ở châu Á 2. Kĩ năng - Đọc biểu đồ tháp tuổi và biểu đồ gia tăng dân số, hiểu cách xây dựng tháp tuổi. - Đọc bản đồ phân bố dân cư II. CHUẨN BỊ - SGK với các hình 4.1, 4.2, 4.3, 4.4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Quan sát hình 4.1, cho biết sự khác nhau về mật độ dân số - HS theo nhóm nhỏ quan sát hình 4.1 (Lược đồ mật độ dân số tỉnh Thái Bình năm 2000). GV hướng dẫn HS dựa vào màu sắc ở bản chú giải để tìm và ghi vào vở thực hành : + Nơi có mật độ dân số cao nhất. Mật độ là bao nhiêu ? + Nơi có mật độ dân số thấp nhất. Mật độ là bao nhiêu ? - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát lược đồ để xác định các ý kiến đúng. 24 * Hoạt động 2 : Quan sát tháp tuổi của TP. Hồ Chí Minh qua hai đợt tổng điều tra - HS theo nhóm nhỏ quan sát hình 4.2 và 4.3. GV hướng dẫn HS : quan sát sự thay đổi hình dáng tháp tuổi (đáy, thân tháp tuổi) năm 1999 so với 1989 và giải thích tại sao có sự thay đổi đó. Từ đó trả lời câu hỏi thứ hai : nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ, nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ) - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát tháp tuổi để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 3 : Làm việc với lược đồ phân bố dân cư châu Á - HS theo nhóm nhỏ quan sát hình 4.4. GV hướng dẫn HS dựa vào màu sắc ở bản chú giải để tìm : + Những khu vực tập trung đông dân. + Nơi thường phân bố của các đô thị lớn châu Á. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát hình 4.4 để xác định các ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Quan sát hình 4.1 a) Nơi có mật độ dân số cao nhất : thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình). Mật độ : trên 3000 người/km 2 . b) Nơi có mật độ dân số thấp nhất : huyện Tiền Hải. Mật độ : dưới 1000 người/km 2 . 2. Quan sát hình 4.1 và 4.2. Sau 10 năm (1989 - 1999) : a) Hình dáng tháp tuổi thay đổi - Đáy tháp thu hẹp cả hai phía. - Thân tháp mở rộng và nâng cao cả hai phía. b) Tỉ lệ các nhóm tuổi thay đổi - Nhóm tuổi 15 - 59 (tuổi lao động) tăng, trong đó các độ tuổi 20 - 24 và 25 - 29 cả hai giới nam nữ từ 5% (1989) tăng đến gần 6% (1999). - Nhóm tuổi 0 - 14 (tuổi dưới lao động) giảm, trong đó hai độ tuổi 0 - 4 và 5 - 9 giảm từ 5% xuống 4% ở cả hai giới. 3. Tìm trên hình 4.4 (lược đồ phân bố dân cư ở châu Á) 25 a) Những khu vực tập trung đông dân : - Đông Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - Đông Nam Á: In-đô-nê-xia, Phi-lip-pin, Việt nam, Thái Lan. - Nam Á : Ấn Độ, Pa-kit-xtan, Băng-la-đét. b) Các đô thị lớn ở châu Á (quy mô trên 5 triệu người) thường phân bố ở ven biển (ví dụ : Tô-ki-ô, Mum-bai, Ma-ni-la, Thượng Hải) hoặc ở các đồng bằng lớn (Niu Đê-li, Băng Cốc, Bắc Kinh, ). 26 Bài 12 NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Nhận biết được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới nóng. 2. Kĩ năng - Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở đới nóng. - Đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường ở đới nóng. II. CHUẨN BỊ - SGK với các hình ở trang 40 và 41. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Quan sát các ảnh về các kiểu môi trường đới nóng, xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào - HS theo nhóm nhỏ quan sát 3 ảnh (A. Xa-ha-ra, B. Công viên quốc gia Se-ra-gat, C. Bắc Công-gô). - GV hướng dẫn HS chú ý thảm thực vật, suy luận đến tác động của khí hậu, từ đó xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào. Cung cấp cho HS bảng trống theo mẫu sau, yêu cầu các em điền các kết quả thảo luận nhóm vào : SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC KIỂU MÔI TRƯỜNG VỚI BA ẢNH Tên ảnh Thảm thực vật Đất đai Nguồn nước Kiểu môi trường A - Xa-ha-ra B - Công viên quốc gia Se-ra-gat (Tan-da-ni-a) C - Bắc Công-gô 27 - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát các ảnh để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 2 : Chọn biểu đồ phù hợp với ảnh xavan kèm theo - HS theo nhóm nhỏ quan sát ảnh xavan và các biểu đồ khí hậu (A, B, C). - GV hướng dẫn HS : + Quan sát ảnh xa van và xác định ảnh thể hiện kiểu môi trường nào. + Quan sát 3 biểu đồ khí hậu, xác định mỗi biểu đồ ứng với kiểu khí hậu nào. + Chọn một biểu đồ tương ứng với ảnh xavan. - HS làm việc nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ thực hành theo yêu cầu của GV. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát ảnh xavan và ba biểu đồ để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 3 : Chọn và sắp xếp các biểu đồ thành cặp - HS theo nhóm nhỏ quan sát ba biểu đồ lượng mưa (A- B - C) và hai biểu đồ lưu lượng nước của các con sông (X - Y). - GV hướng dẫn HS quan sát các tháng mưa nhiều và mưa ít trên biểu đồ lượng mưa, sau đó tiếp tục quan sát các tháng sông đầy nước và cạn nước trên biểu đồ lưu lượng nước của các sông. Tìm sự tương ứng tháng mưa nhiều, mưa ít với tháng sông đầy nước và cạn nước, xác định cặp biểu đồ phù hợp. - HS làm việc nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ thực hành theo yêu cầu của GV. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát các biểu đồ để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 4 : Chọn biểu đồ thuộc đới nóng và cho biết lí do chọn - HS theo nhóm nhỏ quan sát 5 biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa. - GV hướng dẫn HS quan sát đường biểu diễn nhiệt độ và cột thể hiện lượng mưa, chú ý đến các biểu đồ có nhiệt độ trên 20 0 C (vì đó là nhiệt độ trung bình năm của đới nóng). - HS làm việc nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ thực hành theo yêu cầu của GV. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát các biểu đồ để xác định các ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 28 1. Xác định ảnh tương ứng với kiểu môi trường CÁC KIỂU MÔI TRƯỜNG TƯƠNG ỨNG VỚI BA ẢNH Tên ảnh Thảm thực vật Đất đai Nguồn nước Kiểu môi trường A - Xa-ha-ra Trơ trọi Cồn cát Hiếm hoi Hoang mạc B - Công viên quốc gia Se-ra-gat (Tan- da-ni-a) Rừng thưa và xavan cỏ Đất đồng cỏ Hạn chế Nhiệt đới C - Bắc Công-gô Rừng rậm nhiều tầng Feralit đỏ vàng Phong phú Xích đạo ẩm 2. Chọn biểu đồ phù hợp với ảnh xavan kèm theo - Cảnh quan ở bức ảnh xavan : + Thực vật : chủ yếu là rừng thưa và đồng cỏ xavan. + Động vật : trâu đàn. + Ảnh thể hiện cảnh quan nhiệt đới - Các biểu đồ khí hậu + Biểu đồ A : Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở môi trường xích đạo ẩm. + Biểu đồ B : Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở môi trường nhiệt đới. + Biểu đồ C : Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở môi trường hoang mạc. - Biểu đồ phù hợp với ảnh xavan kèm theo : biểu đồ B 3. Chọn và sắp thành cặp biểu đồ lượng mưa (A,B,C) và biểu đồ lưu lượng nước (X, Y) phù hợp Dựa vào tính chất tương ứng giữa lượng mưa và lưu lượng nước ở vùng nhiệt đới (mùa mưa gần trùng khớp với mùa lũ), nhận xét : - Biểu đồ A có lượng mưa lớn gần quanh năm. Biểu đồ X cũng có lưu lượng nước cao gần quanh năm Do đó A - X là cặp biểu đồ phù hợp. - Biểu đồ C có lượng mưa khá cao và tập trung vào mùa hạ. Biểu đồ Y cũng có lưu lượng nước cao tập trung vào mùa hạ. Do đó C - Y là cặp biểu đồ phù hợp. 4. Chọn biểu đồ thuộc đới nóng và cho biết lí do chọn - Biểu đồ thuộc đới nóng : biểu đồ B 29 - Lí do : trên biểu đồ này thể hiện rõ những đặc điểm của nhiệt độ và lượng mưa đới nóng : + Nhiệt độ trung bình > 20 0 C, có hai lần cực đại (tháng IV, IX). + Lượng mưa cao trên1500 m, có sự phân mùa (mưa tập trung vào mùa hạ). 30 Bài 18 NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Nhận biết được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới ôn hòa. 2. Kĩ năng - Nhận biết môi trường đới ôn hòa qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu. - Vẽ biểu đồ. II. CHUẨN BỊ - SGK với các hình ở trang 59, 60. - Thước kẻ, bút chì màu. - Biểu đồ mẫu của GV về sự gia tăng lượng khí thải CO 2 từ năm 1840 đến 1997 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC * Hoạt động 1 : Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm tương ứng với các môi trường của đới ôn hòa - HS theo nhóm nhỏ quan sát 3 biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm (A, B, C). - GV hướng dẫn HS chú ý đường biểu diễn nhiệt độ, lượng mưa ở mỗi biểu đồ liên hệ với đặc điểm đã học về các kiểu môi trường ôn đới đã học (hải dương, lục địa, địa trung hải). Cung cấp cho HS bảng trống theo mẫu sau, yêu cầu các em điền các kết quả thảo luận nhóm vào : SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN NHIỆT - ẨM VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỚI ÔN HÒA Biểu đồ Nhiệt độ Lượng mưa, phân bố mưa Môi trường 31 - HS làm việc theo nhóm, thực hiện các yêu cầu của bài thực hành. Chú ý nhớ lại kiến thức đã học về các kiểu môi trường ôn đới. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát các ảnh để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 2 : Xác định kiểu rừng trong từng ảnh - HS theo nhóm nhỏ quan sát ảnh các kiểu rừng ở đới ôn hòa : rừng hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng. - GV hướng dẫn HS chú ý đến đặc điểm thảm rừng (rậm rạp hay thưa, lá kim hay lá rộng, hay xen kẽ lá kim và lá rộng) - HS làm việc nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ thực hành theo yêu cầu của GV. - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý HS toàn lớp quan sát ảnh các kiểu rừng để xác định các ý kiến đúng. * Hoạt động 3 : Vẽ biểu đồ - HS (cá nhân) dựa vào số liệu bài thực hành SGK, vẽ biểu đồ. - GV hướng dẫn HS chọn biểu đồ cột và hướng dẫn cách vẽ biểu đồ. - HS vẽ biểu đồ cột vào vở thực hành và tiến hành nhận xét. - Sau khi HS hoàn thành, GV treo biểu đồ mẫu lên bảng để HS đối chiếu, tự phát hiện các lỗi của bài thực hành bản thân. - GV yêu cầu một số HS nêu nhận xét của sự gia tăng lượng CO 2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 1997. GV khẳng định ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm tương ứng với các môi trường của đới ôn hòa SỰ TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC BIỂU ĐỒ TƯƠNG QUAN NHIỆT - ẨM VỚI CÁC MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỚI ÔN HÒA Biểu đồ Nhiệt độ, biên độ nhiệt Lượng mưa, phân bố mưa Môi trường A - Nhiệt độ TB : -10 0 C - Biên độ nhiệt: 40 0 C - Ít. Cao nhất : tháng 7 (< 50mm) - Có 9 tháng mưa tuyết (< 0 0 C) - Ôn đới lục địa cận cực 32 B - Nhiệt độ TB : 18 0 C - Biên độ nhiệt : 15 0 C - Trung bình. - Mưa chủ yếu vào thu đông. Mùa hạ khô hạn - Ôn đới địa trung hải C - Nhiệt độ TB: 8 0 C - Biên độ nhiệt :< 10 0 C - Mưa khá cao, phân bố đều, 4 tháng mùa hạ hơi thấp (80 mm) - Ôn đới hải dương 2. Xác định các kiểu rừng ở đới ôn hòa CÁC KIỂU RỪNG Ở ĐỚI ÔN HÒA Tên ảnh Đặc điểm cây, lá Kiểu rừng Rừng của Thụy Điển vào màu xuân Cây lá kim thuần nhất, mọc dày, xanh tốt Rừng lá kim Rừng của Pháp vào mùa hạ Cây lá rộng, nhiều cành, tương đối thưa Rừng lá rộng Rừng của Ca-na-đa vào mùa thu Cây lá kim (thông xanh) xen kẽ cây lá rộng (phong đỏ), cảnh quan rực rỡ Rừng hỗn giao 3. Vẽ biểu đồ về sự gia tăng lượng khí thải CO 2 từ năm 1840 đến 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng a) Vẽ biểu đồ b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân - Cho đến năm1840, lượng khí thải CO 2 trong không khí vẫn ổn định ở mức 275 33 [...]... kiểu khí hậu Lí do - Để thực hiện yêu cầu thứ 4, GV hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học về sự tương ứng giữa thực vật với khí hậu (ví dụ : khí hậu ôn đới hải dương, có thảm thực vật rừng lá rộng ; khí hậu ôn đới lục địa, có thảm thực vật rừng lá kim ; khí hậu địa trung hải, có thảm thực vật cây bụi, cây lá cứng xanh quanh năm) - HS làm việc nhóm với các biểu đồ theo yêu cầu của bài thực hành - Đại... mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a Giải thích sự phân bố đó - GV hướng dẫn HS : để giải thích sự phân bố lượng mưa và hoang mạc trên lục địa Ô-xtrây-li-a, cần dựa vào các kiến thức như : hướng gió trong sự kết hợp với địa hình, tác động của hải lưu, của cao áp cận chí tuyến - HS làm việc nhóm với các lược đồ và biểu đồ theo yêu cầu của bài thực hành - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp GV hướng dẫn HS toàn... Dương 43 Bài 46 SỰ PHÂN HÓA CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY AN-ĐET A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1 Kiến thức - Hiểu được sự phân hóa của môi trường theo độ cao và theo sườn đông và sườn tây dãy An-đet 2 Kĩ năng - Phân tích sự phân hóa của môi trường tự nhiên theo độ cao và hướng sườn ở dãy An-đet II CHUẨN BỊ - SGK và các hình 46.1, 46.2 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC... để xác định các ý kiến đúng B BÀI LÀM THỰC HÀNH 1 Trình bày đặc điểm địa hình Ô-xtrây-lia ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH Ô-XTRÂY-LI-A Các khu vực Miền Tây Miền Trung tâm Miền Đông Yếu tố địa hình Đặc điểm địa hình và độ - Cao nguyên cổ - Đồng bằng thấp - Dãy núi ven cao chủ yếu biển - Cao khoảng trũng 500m - Cao khoảng 100 - Cao dưới 1000m - 200m Đỉnh núi cao nhất và độ cao - Núi mao 47 Rao-đơ- - Độ cao : khoảng... độ cao - Núi mao 47 Rao-đơ- - Độ cao : khoảng 1500m 2 Nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a - Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a + Gió Tín phong : hướng đông nam + Gió mùa : hướng tây bắc chủ yếu, ngoài ra có hướng đông bắc + Gió Tây ôn đới : hướng tây - Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a và nguyên nhân + Ven biển phía đông : mưa khá lớn (từ 1001 – 1500mm),... trình bày trước lớp GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát sơ đồ ở SGK, kết hợp với kiến thức đã học để xác định các ý kiến đúng B BÀI LÀM THỰC HÀNH 1 Các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây An-đet + 0 - 1000m : thực vật nửa hoang mạc + 1000 - 2000m : cây bụi xương rồng + 2000 - 3000m : đồng cỏ cây bụi + 3000 - 5000m : đồng cỏ núi cao + trên 5000m : băng tuyết vĩnh cửu 2 Các đai thực vật theo chiều cao... 1000m, sườn tây An-đet là thực vật nửa hoang mạc, vì : do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đet mưa ít, khí hậu khô - Từ độ cao từ 0m đến 1000 m, sườn đông An-đet có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều 45 Bài 50 VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô-XTRÂY-LI-A A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1 Kiến thức... trước lớp GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát hình 48.1 và 50.1 ở SGK để xác định các ý kiến đúng * Hoạt động 2 : Dựa vào hình 48.1, 50.2, 50.3, nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a - HS theo nhóm nhỏ quan sát hình 48.1, 50.2, 50.3, nêu nhận xét về khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a theo gợi ý : + Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtrây-li-a + Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtrây-li-a... dãy Đông Ô-xtrây-li-a + Giải thích sự phân bố hoang mạc : do sự thống trị của áp cao chí tuyến lục địa kết hợp với ảnh hưởng của dòng biển lạnh chảy ven bờ biển phía tây của lục địa Ô-xtrây-lia 48 Bài 53 ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1 Kiến thức - Hiểu được đặc điểm khí hậu của châu Âu 2 Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để... triệu ( 275 p.p.m) - Từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp đến nay, lượng khí thải CO 2 không ngừng gia tăng; năm 19 97 đã đạt đến 355 p.p.m - Nguyên nhân: do các chất khí thải CO 2 trong công nghiệp, trong đời sống và trong đốt rừng ngày càng nhiều 34 Bài 28 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI A GỢI Ý DẠY HỌC I MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS . số liệu bài thực hành SGK, vẽ biểu đồ. - GV hướng dẫn HS chọn biểu đồ cột và hướng dẫn cách vẽ biểu đồ. - HS vẽ biểu đồ cột vào vở thực hành và tiến hành nhận xét. - Sau khi HS hoàn thành, GV. ĐỊA LÍ LỚP 7 Bài 4 PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI A. GỢI Ý DẠY HỌC I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức - Nhận biết được. lỗi của bài thực hành bản thân. - GV yêu cầu một số HS nêu nhận xét của sự gia tăng lượng CO 2 trong không khí từ năm 1840 đến năm 19 97. GV khẳng định ý kiến đúng. B. BÀI LÀM THỰC HÀNH 1.

Ngày đăng: 05/07/2014, 02:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan