Người hùng của mẹ! Phần 1 pps

6 255 0
Người hùng của mẹ! Phần 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Người hùng của mẹ! - Phần 1 Khôn ngoan, độc lập, linh hoạt những đức tính mà ông bố, bà mẹ nào cũng muốn con mình có được. Nhưng bạn đã biết cách nuôi dưỡng và phát huy những đức tính ấy ở con mình chưa? Hãy cùng Webtretho tham khảo lời khuyên của chuyên gia nhé: Khi mới chập chững biết đi, Gabe đã thích mặc đồ siêu nhân, cũng may là thằng bé không thử phóng lên những tòa cao ốc chỉ bằng một cú nhảy. Hóa ra đó lại là một sự lựa chọn hoàn hảo, vì khi lớn hơn, bé khá dũng cảm và sẵn "Con! Con!" sàng đón nhận cơ hội. Nếu tại một bữa tiệc sinh nhật, ảo thuật gia hỏi ai xung phong thì Gabe sẽ giơ tay lên ngay. Chú ngựa cao nhất trong vòng xoay ngựa gỗ luôn đặc biệt hấp dẫn con tôi. Còn bạn mới? Càng đông càng vui. Khác hẳn với tôi, một bà mẹ nhút nhát, Gabe dũng cảm bẩm sinh. Nếu bạn nghĩ giống tôi thì cụm từ “mạo hiểm” luôn gợi lên hình ảnh của những chiếc xương gãy hoặc còn tệ hại hơn. Nhưng tôi phải học cách thở sâu, kiềm chế lo âu để cho phép con mạo hiểm trong mức độ an toàn. Dù là một em bé đang cố nuốt một muỗng đầy rau, đang chập chững bước đi đầu tiên, hoặc một nhóc mầm non kể cho bạn nghe sự thật về một bãi chiến trường mà bé vừa gây ra… thì mọi đứa trẻ đều cần có sự dũng cảm để tự điều chỉnh theo những thay đổi cần thiết trong quá trình trưởng thành. Một đứa trẻ biết hỏi rằng một con chó có hiền hay không trước khi chơi với nó là một đứa trẻ tự tin và thận trọng. Còn xông luôn vào giật râu của nó? Gan đấy, nhưng thật bất cẩn. Martha Hadley, tiến sĩ phát triển tâm lý ở New York cho biết: “Lòng can đảm là sự kết hợp của cảm giác đủ an toàn để vượt ra khỏi những điều quen thuộc và sự nhận thức những việc bạn làm sẽ tác động đến bạn cũng như có ảnh hưởng đến người khác.” Mức độ dũng cảm của bé thay đổi trong những trường hợp cụ thể. Tiến sĩ Susan Davis, đồng tác giả cuốn Raising Children Who Soar cho biết: “Trẻ có thể nép mình sau chân bố mẹ khi gặp người lạ nhưng lại dám thử một chiếc xe hẩy mới hoàn toàn. Tuy nhiên, tin mừng là tất cả trẻ em luôn khao khát khám phá thế giới.” Thế cho nên, việc khơi gợi sự tự tin và lòng ham thích phiêu lưu mạo hiểm nơi trẻ là rất quan trọng. Hãy tham khảo những chiến thuật khôn ngoan sau đây: 1. Là chỗ dựa an toàn cho trẻ. Trong khi nhiều trẻ hăng hái khám phá cái mới thì cũng có những trẻ khác ngập ngừng vì nhút nhát hoặc vì không muốn thử bất cứ gì cho đến khi chúng chắc chắn là có thể làm được và làm đúng. Hãy thay đổi kì vọng của bạn để giúp trẻ bớt rụt rè. Tiến sĩ Hadley tư vấn: “Nếu con cứ níu chặt lấy bạn ở lớp thể dục thì hãy cứ cho bé ngồi trên đùi bạn cho đến khi bé cảm thấy thoải mái hơn - ngay cả khi việc đó có mất thời gian khá lâu.” Nếu bạn không vội thì việc đó sẽ cho bé thời gian làm quen với không gian mới đến khi trẻ tự tin chạy nhảy. Đó là cách mà Diana Whitney, một bà mẹ có con gái 4 tuổi sợ trượt xuống chiếc cầu tuột mới ở sân chơi, đã áp dụng. Cô nói: “Tôi đợi đến khi con bé sẵn sàng. Thế rồi có một lần, khi Carmen, đứa em gái mới 9 tháng tuổi của Ava, trượt cầu tuột không chút lo sợ thì con bé cũng trượt liền theo sau đó.” Lòng can đảm cũng có tính lan truyền. Tận dụng trí tưởng tượng để giúp con hết sợ (Ảnh: Inmagine) 2. Khơi gợi trí tưởng tượng Charlotte Reznick, tiến sĩ tâm lý của UCLA cho biết: “Trẻ nhỏ sợ bóng tối hay những con quái vật là vì nhận thức của chúng chưa đủ hoàn thiện để giải thích các hiện tượng. Nhưng bạn có thể tận dụng trí tưởng tượng mạnh mẽ của con để giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi.” Hãy hỏi trẻ ở độ tuổi chưa đến trường hoặc lớn hơn một chút rằng: “Màu của cảm giác sợ hãi của con là màu gì? Màu của cảm giác dũng cảm của con là màu gì?” Rồi hãy bảo với bé là mỗi khi mà chúng sợ hãi thì hãy thở thật sâu và để cho màu dũng cảm tràn lên. Chính màu sắc ấy có vai trò như như một tấm chắn chống lại nỗi e sợ. Hơn nữa, hơi thở sâu sẽ giảm căng thẳng và đem lại tự tin cho trẻ. . Người hùng của mẹ! - Phần 1 Khôn ngoan, độc lập, linh hoạt những đức tính mà ông bố, bà mẹ nào cũng muốn. mạnh mẽ của con để giúp bé vượt qua nỗi sợ hãi.” Hãy hỏi trẻ ở độ tuổi chưa đến trường hoặc lớn hơn một chút rằng: “Màu của cảm giác sợ hãi của con là màu gì? Màu của cảm giác dũng cảm của. sự nhận thức những việc bạn làm sẽ tác động đến bạn cũng như có ảnh hưởng đến người khác.” Mức độ dũng cảm của bé thay đổi trong những trường hợp cụ thể. Tiến sĩ Susan Davis, đồng tác giả

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan