Nghệ thuật nói "không" với con trẻ potx

10 348 0
Nghệ thuật nói "không" với con trẻ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật nói "không" với con trẻ “Không” là từ trẻ con không muốn nghe và cũng là từ mà bạn không muốn nói. Nhưng trong một số trường hợp, bạn bắt buột phải nói lời từ chối cho những hành động hay đòi hỏi của trẻ. Vậy có nhất thiết bạn phải nói “không” khi từ chối trẻ một điều gì đó? Có rất nhiều cách thông minh và khéo léo mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng để nói không với con mình một cách tế nhị mà hiệu quả. Các chuyên gia đã tiết lộ một sự thật gây ngạc nhiên là trung bình mỗi ngày trẻ con phải nghe 400 từ “không” từ cha mẹ mình. Điều này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu mà còn gây ra những tác hại lớn hơn những gì bạn nghĩ. Theo kết quả từ các cuộc nghiên cứu, những đứa trẻ phải nghe bố mẹ nói “không” quá nhiều lần sẽ có kỹ năng ngôn ngữ kém hơn những đứa trẻ thường nhận được những phản hồi tích cực từ bố mẹ. Nói "không" thường xuyên với con không phải là một cách từ chối hiệu quả. Thêm vào đó, các chuyên gia cũng cho biết rằng từ “không” sẽ không còn hiệu quả nếu nó bị lạm dụng. Một số trẻ sẽ tỏ ra quen với từ này và không biết lắng nghe nữa, số khác lại tỏ ra sợ hãi và ám ảnh với những gì cha mẹ đã nói. Cả hai cách phản ứng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về nhân cách và phép cư xử của trẻ. Vậy, cha mẹ phải làm gì để ngăn chặn hoặc từ chối một hành động không tốt của trẻ? Thay vì nói “được phép” hoặc “không được phép” với con trẻ, bạn hãy thiết lập những giới hạn để trẻ có thể vâng lời. Ngoài ra, giáo sư tâm lý học Howard Garner, đại học Harvard đưa ra 5 cách để các bậc cha mẹ có thể nói “không” với con mình một cách thông minh và hiệu quả nhất. 1. Chấp nhận đòi hỏi của trẻ một cách thông minh Khi trẻ đòi ăn kẹo hoặc yêu cầu bạn dẫn chúng đi mua sắm. Bạn thường nói: “Con không được phép ăn kẹo trước bữa tối”. Bé bắt đầu dậm chân khó chịu. Nếu bạn tiếp tục nhấn mạnh rằng trẻ không được phép làm điều đó, bé sẽ càng dậm chân mạnh hơn như một sự phản kháng. Các bậc phụ huynh dường như đã quá quen thuộc với điều này. Nhưng Tiến sĩ Bruce Grellong - chuyên gia tâm lý đứng đầu Ban dịch vụ gia đình và trẻ em – New York, cho biết: “Một số đứa trẻ sẽ không thể hiểu hoặc không thể chấp nhận sự áp đặt của bố mẹ nếu chỉ được nghe họ nói không”. Vì vậy, bạn đừng nói không với trẻ mà hãy những lời tán Cho trẻ sự lựa chọn hơn là cứ áp đặt. thành kiểu như: “Được thôi, con sẽ ăn kẹo sau bữa tối. Bây giờ con hãy ăn một quả táo nhé!”. Cách nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu và vâng lời bạn hơn rất nhiều. 2. Đưa ra lời giải thích và bày tỏ cảm xúc của bạn Tìm cách giải thích vì sao bé lại có những biểu hiện ngang bướng như đạp chân lên bàn hay vùng vằng giận dỗi và nói cho bé biết rằng cách cư xử như vậy khiến bạn rất khó chịu. Bạn có thể nói với trẻ như sau: “Chiếc bàn sẽ bị hỏng nếu con cứ tiếp tục đạp vào nó như vậy, và con đang làm mẹ buồn đấy. Đừng làm thế nữa con nhé!”. Mặc dù câu nói này có vẻ như vô ích đối với một đứa trẻ đang giận dỗi nhưng thực ra, bạn đang giảng dạy cho bé và bé sẽ tiếp thu được bài học này. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cách nói như vậy sẽ giúp con bạn hiểu ra những gì bé làm luôn ảnh hưởng đến những người xung quanh và chính bé sẽ học được sự cảm thông. Có thể, trẻ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hình thành và phát triển sự quan tâm của mình đến cảm xúc của người khác, nhưng những lời “chân tình” của bạn trong trường hợp này sẽ vô cùng hữu ích. Các bài học nhỏ này sẽ dần tác động và có ảnh hưởng sâu sắc đến con bạn. 3. Cho bé sự lựa chọn Chẳng hạn, trong trường hợp đứa trẻ hiếu động nhà bạn ném một quả bóng vào phòng khách khiến bạn giật cả mình. Thay vì nói: “Không được ném bóng trong nhà!”. Bạn hãy nói: “Con có thể lăn bóng trong nhà hoặc đem bóng ra ngoài và tự do ném nếu con thích”. Cách đưa ra hai sự lựa chọn này sẽ giúp bé cảm nhận rằng mình không hề bị thống trị mà cũng có quyền lựa chọn trong mọi tình huống. Các chuyên gia cũng nói thêm rằng, đối với những đứa trẻ từ 1 đến 3 tuổi, phụ huynh nên khuyến khích bé đưa ra những lựa chọn đơn giản để bé phát huy sự độc lập của mình. Tuy nhiên, không nên cho trẻ quá nhiều sự lựa chọn, đối với trẻ nhỏ, chỉ cần cho trẻ hai sự lựa chọn là đủ. 4. Chỉ ra và nói Ví dụ đưa ra là, một em bé hai tuổi đang thục tay vào em bé mới sinh của mình. Người mẹ hét lên: “Không được làm thế! dừng lại ngay!”. Câu nói này dường như vô dụng đối với nhiều đứa trẻ. Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng: “Bé không chịu dừng lại hành động của mình mặc cho người lớn la hét và ngăn cản bởi vì bé không biết phải làm điều gì thay cho việc đó”. Trong trường hợp như trên, một người mẹ khéo léo sẽ nói: “Con hãy hôn em bé đi, như vậy em sẽ thích hơn” hoặc những lời gợi ý tương tự cũng sẽ có tác dụng tích cực. Như vây, bạn không phải tốn hơi sức la hét mà bé vẫn ngoan ngoãn vâng lời. Trẻ em thường rất hiếu động và đôi khi có những hành Nên để bé chấm dứt sự nghịch phá bằng những câu nói hợp lý và nhẹ nhàng. Nguồn: Images. động phá phách nhưng không nhằm mục đích gì cả. Trong những trường hợp này, những câu nói “không được” hay “dừng lại ngay” dường như không hề phát huy tác dụng. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cứ để trẻ muốn làm gì thì làm. Bạn hãy yêu cầu trẻ dừng hành động nghịch phá bằng một cách nói dễ chịu nhưng hài hước. Nhiều khi, chính trẻ cũng không phát hiện ra mình đang làm việc đó trừ khi bạn nhắc nhở. Chẳng hạn, nếu bé cứ dùng chân đá liên tục vào một vật dụng nào đó, bạn hãy nói: “Con hãy nói với chân của mình là đừng đá vào đồ vật này nữa nhé”. Bé sẽ ý thức được vai trò của mình, bởi bé không hề bị mẹ ra lệnh mà chính bé đang được “ra lệnh’ cho đôi chân của mình. Có thể, bé sẽ im lặng và nghĩ ngợi trong giây lát, nhưng chắc rằng bé sẽ nghe theo lời bạn. 5. Tầm quan trọng của giọng điệu Các chuyên gia tâm lý cho rằng, trẻ em thường bước đầu hiểu từ “không” mà bố mẹ nói thông qua giọng điệu của họ. Vì vậy, bạn hãy sử dụng giọng điệu này khi nói với trẻ mà vẫn không phải dùng những từ phủ định. Đây là những giọng điệu thật đặc trưng và bạn chỉ nên sử dụng nó trong những trường hợp thực sự cần thiết để bé không bị “lờn thuốc”. Chỉ khi nào bé phá phách hay có những đòi hỏi không hợp lý bạn mới sử dụng giọng điệu này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những dấu hiệu khác như một cái nhìn, một cử chỉ để bé nhận ra rằng bạn đang không hài lòng và yêu cầu bé dừng lại. Cách ký hiệu cũng là phương pháp khá hiệu quả và được nhiều phụ huynh lựa chọn để uốn nắn con mình. Ngoài ra, bạn cũng đừng nên tỏ ra quá khắt khe ngăn cản trong khi bé đang phấn khích với trò chơi của mình. Sự giới hạn quá mức là điều không tốt cho mọi đứa trẻ. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy tham gia trò chơi cùng bé để bé xem bạn là “đồng minh”, sau đó lôi kéo sự chú ý của bé sang vấn đề khác hoặc một trò chơi khác hay dừng trò chơi đó lại. . Nghệ thuật nói "không" với con trẻ “Không” là từ trẻ con không muốn nghe và cũng là từ mà bạn không muốn nói. Nhưng trong một số trường hợp, bạn bắt buột phải nói lời. trẻ. Vậy, cha mẹ phải làm gì để ngăn chặn hoặc từ chối một hành động không tốt của trẻ? Thay vì nói “được phép” hoặc “không được phép” với con trẻ, bạn hãy thiết lập những giới hạn để trẻ. nghe họ nói không”. Vì vậy, bạn đừng nói không với trẻ mà hãy những lời tán Cho trẻ sự lựa chọn hơn là cứ áp đặt. thành kiểu như: “Được thôi, con sẽ ăn kẹo sau bữa tối. Bây giờ con hãy

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan