Giúp trẻ biết kiềm chế ppt

7 347 1
Giúp trẻ biết kiềm chế ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp trẻ biết kiềm chế “Trẻ con mà!” không ít bố mẹ phải chịu đựng cảnh con trẻ hay “lộn xộn” khi gia đình đi dự tiệc, thăm nhà khách quý Vì nuông chiều con nên các yêu cầu của trẻ thường được bố mẹ đáp ứng ngay, thay vì rèn cho chúng biết tự kiềm chế. Năng động hay thiếu kiên nhẫn? Ông Trần Hà Giang, phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu thủy sản, rất tự hào về cậu con trai lên bốn, thông minh, nhanh nhẹn. Thế nhưng, vợ chồng ông cũng hay “mất đoàn kết” vì con. Khi cùng gia đình đi dự tiệc, thằng bé thường chạy lung tung trong khách sạn, khi thì đâm sầm vào cô tiếp tân đang bê một khay nước trà, lúc thì nhảy xuống hồ cá Để ngăn chặn con, ông quát tháo, trừng mắt, còn vợ ông lại chạy theo con năn nỉ, nhỏ nhẹ Thế nhưng, thằng bé cứ như chim sổ lồng. Ông trách vợ quá chiều con. Vợ trách ông “đi suốt” không dạy con. Khổ nhất là vào giờ ăn, thằng bé không thể chờ đến lúc “tuyên bố lý do”. Nên bao giờ, ông cũng xin lỗi khách vì “con tôi háu đói lắm!”. Có lần, vào một nhà hàng nổi tiếng, ông ngạc nhiên và ấn tượng khi thấy một cặp vợ chồng người nước ngoài, cùng dùng bữa với hai con nhỏ. Hai đứa trẻ trạc tuổi con ông, nhưng chững chạc, đàng hoàng với muỗng nĩa, tự gắp thức ăn, vừa ăn vừa trò chuyện với bố mẹ. Ông quay lại nhìn thằng con mình đang la khóc đòi leo lên bậc cửa sổ, để lấy bong bóng mà rầu rĩ. Bà Hồ Ngọc Minh, doanh nhân ngành may mặc, dù bận rộn, nhưng luôn tranh thủ thực hiện mọi yêu cầu của cô con gái 12 tuổi. Một lần, bà hứa đưa con đi siêu thị, nhưng lại có việc đột xuất, phải hoãn lại. Thế là, cô bé giãy nảy bắt đền Bà cảm thấy buồn phiền, song lại tự an ủi rằng con gái có tính quyết đoán, muốn gì là làm cho bằng được, sau này dám đương đầu với mọi việc, không dễ đầu hàng. Có lần, sau khi xem một bộ phim, cô bé đã tìm mọi cách để có được một bộ trang phục giống nhân vật trong phim. Thế nhưng, khi làm bài tập, nó lại không kiên nhẫn như thế, mà thường bỏ qua ngay những bài tập khó. Bà còn buồn hơn, khi nghĩ đến cậu con trai đầu cứ đi làm vài bữa là bỏ việc. Bà vất vả xin việc cho con, nhưng mỗi lần gặp khó khăn, là cậu lại than phiền “không thể nào chịu nổi” Từ bé, con trai bà rất hiếu động, khiến bà cứ tưởng cậu sẽ dễ dàng đạt được thành công. Những đứa trẻ thiếu khả năng tự kiềm chế, thường kém tập trung. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng “trời sinh tính”, nên không nỗ lực tìm cách giúp con thay đổi hành vi. Theo các nhà tâm lý, những đứa trẻ “lăng xăng, lộn xộn”, nhất là khi xuất hiện ở nơi công cộng, thường là do ở nhà chúng chưa được quan tâm đúng mực. Sự “biểu diễn” của chúng nhằm lôi kéo sự chú ý của cha mẹ và những người xung quanh. Nhiều ông bố bà mẹ mua cho con rất nhiều đồ chơi, để mình được yên tĩnh, không bị con quấy rầy. Một số cha mẹ lại dùng tivi làm phương tiện “giữ” trẻ Khi cảm thấy thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ, một số trẻ mang cảm giác cô đơn, lặng lẽ, hoặc có biểu hiện mất tập trung, hiếu động quá mức, giảm khả năng kiềm chế trong suy nghĩ, hành vi. Không ít ông bố, bà mẹ còn vô tình động viên con với lối nghĩ: “Quậy là tốt, là năng động”. Hầu như các bậc cha mẹ đều hiểu rằng, sự giáo dục của gia đình góp phần tạo ra nhân cách của trẻ. Thế nhưng, khi trẻ không biết kiềm chế cảm xúc, “hậu quả nghiêm trọng” không xảy ra ngay trước mắt, nên các bậc bố mẹ thường nghĩ “không sao đâu, rồi chúng sẽ thay đổi!”. Tiết chế và điều chỉnh Tiến sĩ tâm lý Daniel Goleman, thành viên của Hiệp hội Vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, đã thực hiện một trắc nghiệm về năng lực kiềm chế ở trẻ em từ bốn- năm tuổi. Sau khi trẻ được yêu cầu làm một chuyện gì đó như chạy hay hát, kể chuyện chúng sẽ nhận được ngay một viên kẹo, nhưng nếu chờ đợi khoảng năm phút, sẽ được nhận hai viên. Trắc nghiệm này cho phép thăm dò tâm lý ở trẻ, đo được mức xung đột giữa ham muốn và chế ngự bản thân, giữa niềm thích thú tức khắc và biết chờ đợi. Sự lựa chọn để được nhận một viên kẹo hay hai viên kẹo, chỉ ra tính cách của trẻ. Goleman nhận ra, một số đứa trẻ vì muốn được nhận quà nhiều hơn, đã dùng một số “chiêu” như bịt mắt để không nhìn thấy kẹo, nói chuyện, chơi đồ chơi, xem tivi Những đứa trẻ này biết rèn luyện tính kiên nhẫn, tỏ ra quyết tâm theo đuổi mục đích. Theo các nhà tâm lý, những đứa trẻ biết “vượt lên sự cám dỗ”, khi lớn lên, chúng sẵn sàng đương đầu với khó khăn một cách tự tin. Chúng ít hoài nghi, sợ hãi, và biết giữ bình tĩnh; biết chấp nhận thử thách và cố gắng vượt qua. Trái lại, những đứa trẻ hấp tấp, vội vàng, về sau thường tỏ ra bướng bỉnh, dễ chán nản khi gặp thất bại và thường có những suy nghĩ tiêu cực, kém tự tin. Trong sự thành công, kiên nhẫn, sức chịu đựng, biết chấp nhận và vượt qua thất bại là những yếu tố quan trọng. Năng lực này phụ thuộc một phần vào tính khí bẩm sinh của từng đứa trẻ. Nhưng những tính khí bất lợi có thể điều chỉnh bằng cách học tập, rèn luyện. Có nhiều cách giúp con đạt được khả năng tập trung, kiềm chế, biết đặt ra mục tiêu, và kiên nhẫn thực hiện để đạt được. Ngay từ khi con còn bé, trong các trò chơi, bố mẹ cứ để con tự xếp hình, gắn ô chữ, ghép tranh Đừng thấy con chậm chạp, mà vội vàng mắng con, hoặc làm thay cho con. Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ giúp con đề ra những mục tiêu ngắn, phù hợp và động viên con đạt được mục đích. . Giúp trẻ biết kiềm chế Trẻ con mà!” không ít bố mẹ phải chịu đựng cảnh con trẻ hay “lộn xộn” khi gia đình đi dự tiệc, thăm nhà khách quý Vì nuông chiều con nên các yêu cầu của trẻ. của trẻ. Thế nhưng, khi trẻ không biết kiềm chế cảm xúc, “hậu quả nghiêm trọng” không xảy ra ngay trước mắt, nên các bậc bố mẹ thường nghĩ “không sao đâu, rồi chúng sẽ thay đổi!”. Tiết chế. bẩm sinh của từng đứa trẻ. Nhưng những tính khí bất lợi có thể điều chỉnh bằng cách học tập, rèn luyện. Có nhiều cách giúp con đạt được khả năng tập trung, kiềm chế, biết đặt ra mục tiêu,

Ngày đăng: 05/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan