Phát triển kinh tế hộ gia đình

19 1.4K 3
Phát triển kinh tế hộ gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội. Là đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước có sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói nghèo, vì vậy phát triển kinh tế hộ gia đình là biện pháp tốt, tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo giúp họ có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo

Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 1/19 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH SƠN PHÒNG DÂN T Ộ C ***** CHUYÊN Đ Ề PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA Đ ÌNH (Biên soạn theo Chuyên đề số 5 – cho cộng đồng, theo quyết định số 04/2007/Q Đ - UBDT ngày 19/7/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)  Báo cáo viên : Lê Xuân Nuôi - Trưởng phòng Dân tộc  Đối tượng học: Người dân, cộng đồng  Thời lượng : 8 tiết NINH SƠN THÁNG 8/2012 Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 2/19 Nhóm câu hỏi 1: HIỂU ĐÚNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 1. Phát triển kinh tế hộ gia đình là gì? 2. Vì sao phải quan tâm tới phát triển kinh tế hộ gia đình? 3. Có những cách nào để phát triển kinh tế hộ gia đình? 4. Hộ gia đình phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế? 5. Hộ gia đình được hỗ trợ như thế nào để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất? 6. Thói quen, tập quán canh tác cũ, lạc hậu cần xóa bỏ là gì? 7. Hộ gia đình cần thực hiện những biện pháp nào để phát triển kinh tế? 8. Phát triển kinh tế hộ gia đình tốt đem lại ích lợi gì? Nhóm câu hỏi 2: CÁC YÊU CẦU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA Đ ÌNH HIỆU QUẢ 1. Nguyên tắc phát triển kinh tế hộ gia đình là gì? 2. Có các bước nào để thực hiện phát triển kinh tế hộ gia đình? 3. Hộ gia đình chọn cách sản xuất nào? 4. Cần ghi nhớ điều gì khi chọn lựa sản xuất sản phẩm nào? 5. Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất ra sao? 6. Tính toán khả năng có được cho đầu vào sản xuất thế nào? 7. Hộ gia đình lập kế hoạch sản xuất như thế nào? 8. Lập dự trù chi phí và ước tính lợi nhận (lãi, lỗ) thế nào? 9. Tính toán giá cả và dự định cách tiêu thụ sản phẩm thế nào? 10. Hộ gia đình tính toán nâng cao hiệu quả sản xuất như thế nào? Nhóm câu hỏi 3: VAY VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT 1. Các tổ chức nào có thể trợ giúp vay vốn phát triển sản xuất? 2. Những quy định chung về quy trình, thủ tục vay vốn là gì? 3. Các bước vay vốn sản xuất như thế nào? 4. Nguyên tắc hoạt động của các nhóm vay vốn là gì? Nhóm câu hỏi 4: QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHI TIÊU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA Đ ÌNH 1. Hộ gia đình cần làm gì để quản lý sản xuất tốt? 2. Đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ gia đình như thế nào? 3. Chi tiêu của hộ gia đình thường được phân chia như thế nào? 4. Làm gì để tiết kiệm chi tiêu, tăng vốn đầu tư cho sản xuất? 5. Điều gì sẽ đến với cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi? Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 3/19 I. HIỂU Đ ÚNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA Đ ÌNH Hỏi: Phát triển kinh tế hộ gia đình là gì? Đ áp: Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ và mô hình canh tác thích hợp với khả năng lao động của gia đình và điều kiện đất đai, tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. Hỏi: Vì sao phải quan tâm tới phát triển kinh tế hộ gia đình trong Chương trình 135 Giai đoạn II (CT 135-II)? Đ áp : Hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở - vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là một đơn vị xã hội. Là đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế, trong thời kỳ đổi mới, kinh tế đất nước có sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn một bộ phận dân cư đang phải sống trong cảnh đói nghèo, vì vậy phát triển kinh tế hộ gia đình là biện pháp tốt, tác động trực tiếp đến người nghèo, xã nghèo giúp họ có điều kiện vươn lên xóa đói giảm nghèo. Hỏi: Có những cách nào để phát triển kinh tế hộ gia đình? Đ áp: Căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng hộ gia đình, có thể chọn cách phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: - Sản xuất nông nghiệp theo hướng: chỉ sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp (lương thực, rau, cây lâm nghiệp, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản ) hoặc làm nhiều loại kết hợp (rau-lương thực, màu, vườn-rừng, vườn-ao-chuồng ). - Vừa làm nông nghiệp, vừa làm ngành nghề: Tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống (nuôi tằm-dệt lụa, chăn nuôi-làm giò chả, trồng trọt-xây dựng, nghề rừng-nghề mộc ). - Chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống: (Chế biến nông sản, thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan, đồ gỗ gia dụng, rèn ). - Buôn bán: Buôn bán nhỏ phục vụ dân sinh tại chỗ, trung chuyển sản phẩm theo hình thức bán lẻ, bán buôn, kinh doanh gom thu phân phối Hỏi: Hộ gia đình phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế? Đ áp : Đ iều kiện cần: Đất đai, ruộng đất, sức lao động, vốn và tài sản của hộ gia đình. Đ iều kiện đủ: Kiến thức sản xuất, thị trường tiêu thụ. Hỏi: Hộ gia đình được hỗ trợ như thế nào để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất? Đ áp: Hộ gia đình được sự hỗ trợ của chính quyền, nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội khác cùng tham gia giải quyết những vấn đề ngoài nông hộ, trên cơ sở các hoạt động can thiệp, hỗ trợ, các tác động, chính sách như: được hướng dẫn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề phù Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 4/19 hợp với trình độ và điều kiện của người dân, điều kiện tự nhiên vùng, thực hiện chính sách khai hoang, phục hóa, kinh tế mới để phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn, chương trình hỗ trợ các xã trong diện đặc biệt khó khăn, các các chương trình phát triển của chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nước ngoài, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, cầu cống, trạm y tế, trường học, các công trình thuỷ lợi, các dự án v.v. tạo điều kiện cho kinh tế hộ và nông thôn phát triển. TRAO Đ Ổ I, THẢO LUẬN, ĐỀ XUẤT Ý T Ư Ở NG. - Thế nào là thói quen, tập quán canh tác lạc hậu - Phân tích các mặt không tích cực của chúng - Liên hệ với địa phương của học viên, - Có thể thay đổi được không? Làm gì để thay đổi? Hỏi: Thói quen, tập quán canh tác cũ, lạc hậu cần xóa bỏ là gì? Đ áp: Các thói quen, tập quán canh tác cũ, lạc hậu như: chỉ dựa vào sức lao động, lợi dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có (chủ yếu là dinh dưỡng của đất), dựa vào đồng cỏ tự nhiên, cây lá hoa quả sẵn trong rừng làm thức ăn gia súc, chăn thả rông gia súc, đốt rừng, cuốc rẫy, đốt nương, chọc lỗ tra hạt, xay giã, hái lượm, mất nhiều công sức bỏ ra nhưng thu nhập lại không cao, nhiều hộ gia đình vẫn đói ăn khi giáp hạt, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất, tài nguyên môi trường. Một số phong tục và quan niệm cần loại trừ như: không tìm các cách khắc phục, chế ngự các bất thường của thời tiết, phát huy lợi thế của địa phương trong sản xuất và sinh hoạt mà chỉ cầu cúng thần linh và phó mặc thiên nhiên; quan niệm chỉ xin của trời đất cho đủ sống, không được tham lam lấy quá phần chi dùng cho gia đình; phụ nữ thường phải lao động nặng nhọc trên 10 tiếng/ngày, kiếm sống là chính, ít được giao tiếp cộng đồng; tình trạng phụ nữ làm, nam giới học, hội họp và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương vẫn còn phổ biến tại các vùng dân tộc miền núi; gia đình đông con, tay làm ít hơn miệng ăn. Hỏi: Hộ gia đình cần thực hiện những biện pháp nào để phát triển kinh tế? Đ áp: 1. Phát huy các mặt tích cực của canh tác truyền thống, các phong tục tập quán địa phương, dân tộc như: Kinh nghiệm sản xuất, cách khắc phục các tác động khắc nghiệt của thiên nhiên. Các giống cây, con (giống bản địa) được chọn lọc tự nhiên có tính thích nghi cao, trong nền kinh tế hàng hóa, nhiều giống trở thành đặc sản, có giá trị hàng hóa cao nếu biết khai thác các tiềm năng của chúng, tính cộng đồng trách nhiệm, tính tự giác, công bằng trong chia xẻ các nguồn lợi thiên nhiên, biết yêu quý môi trường gắn bó với sinh hoạt, cuộc sống của mình, trung thành, kiên định làm theo những gì tin là đúng, hiểu là tốt đẹp, tính bản sắc và tự trọng dân tộc cao, không chấp Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 5/19 nhận cái xấu, độc ác 2. Tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công, tham dự các tập huấn, bồi dường kiến thức khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả, Nghe hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, chế biến nông lâm thủy hải sản… bổ túc các kiến thức kinh nghiệm quản lý kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn, đi tham quan khảo sát học tâp kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương. Tham gia xây dựng mô hình trình diễn về ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. 3. Học tập và làm theo các mô hình sản xuất thích hợp: như Mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Mô hình sản xuất gắn với chế biến , bảo quan và tiêu thụ sản phẩm nông lâm, thủy sản. Mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (VAC, VCR, VARC ), mô hình nông lâm kết hợp 4. Tích cực, chủ động tìm nguồn vốn, vật tư sản xuất (vốn vay ưu đãi và các nguồn vốn tín dụng ) đầu tư, phục vụ phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, nghề truyền thống, Giống vật nuôi: Đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm, thủy sản, Giống cây trồng: Cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu… có năng xuất chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương. Phân hóa học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác. liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5. Mạnh dạn mua sắm trang thiết bị máy móc công cụ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch như: máy sấy, công cụ, trang thiết bị phục vụ bảo quản, chế biến nông, lâm, ngư nghiệp. Hỏi: Phát triển kinh tế hộ gia đình tốt đem lại ích lợi gì? Đ áp: Đ ể thay đổi được thói quen, tập quán canh tác cũ, lạc hậu, năng xuất thấp, giúp hộ gia đình xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên đủ ăn, trở thành hộ khá và giàu, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. II. CÁC YÊU CẦU CẦN THỰC HI Ệ N ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA Đ ÌNH HIỆU QU Ả - HỌC VIÊN TRAO Đ Ổ I TH Ả O LU Ậ N, GIẢNG VIÊN TÓM TẮT, K Ế T LU Ậ N 1. Hộ gia đình bắt đầu công việc sản xuất kinh doanh như thế nào? 2. Căn cứ vào đâu hộ gia đình lập kế hoạch sản xuất 3. Cách tính toán kết quả sản xuất, làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất? 4. Làm thế nào để gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, đổi mới kỹ thuật canh tác và phát huy vai trò trợ giúp của cán bộ khuyến nông, cán bộ thôn bản trong phát triển kinh tế hộ gia đình Hỏi: Nguyên tắc phát triển kinh tế hộ gia đình là gì? Đ áp: Sản xuất phải gắn với thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm và phải đổi mới Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 6/19 kỹ thuật canh tác, áp dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp với trình độ sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của vùng. Hỏi: Có các bước nào để thực hiện phát triển kinh tế hộ gia đình? Đ áp: Các bước thực hiện gồm: - Chọn loại mô hình sản xuất, cây trồng, vật nuôi, thời vụ sẽ làm. - Chọn địa điểm để làm (với chăn nuôi, thả cá), khu ruộng, đất (với trồng cây, làm vườn ). Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 7/19 - Trực tiếp liên hệ với các hội nghề nghiệp, hội nông dân hoặc khuyến nông để được giúp đỡ về con giống, kỹ thuật và các tư vấn khác có liên quan. Nếu có điều kiện thì đi tham quan các mô hình đã làm tốt để học hỏi kinh nghiệm. - Xây dựng kế hoạch thực hiện, dự kiến chi phí đầu tư, vốn tự có và vay vốn. Dựa vào các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp (nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, hội làm vườn, chăn nuôi, nghề rừng để được hưởng lợi từ chủ trương liên kết 4 nhà, có thể kết hợp với nhiều gia đình, các cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ, chia sẻ rủi ro và phát huy lợi thế của nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Mở sổ để ghi chép theo dõi chi phí sản xuất và tính toán lãi (lỗ) sau khi thu hoạch. Hỏi: Hộ gia đình chọn cách sản xuất nào? Đ áp: - Hiện nay, nhờ các tiến bộ khoa học, các hộ gia đình làm kinh tế hiệu quả thường áp dụng các mô hình kết hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp để tận dụng thế mạnh và kinh nghiệm của địa phương, gia đình, làm giảm bớt thất thu, rủi ro, tăng thu nhập, tận dụng lao động nhà rỗi do thời vụ - Một số kiểu mô hình sản xuất điển hình sử dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ phổ biến theo trình độ phát triển, thích hợp cho vùng sinh thái tự nhiên, các khu vực địa lý mà các Hộ gia đình làm áp dụng ăn hiệu quả là: + Vùng miền núi phía Bắc: Canh tác trên đất dốc, Có các mô hình VAC, VACR tổng hợp, quy mô tương đối lớn. ngoài VAC quanh nhà còn có vườn đồi, vườn rừng cho thu nhập cao. Thực tế nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu nhanh,cho thu nhập đạt 50-100 triệu đồng, nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên trung bình, khá về kinh tế. + Vùng trung du bán sơn địa: có các mô hình vườn đồi trồng vải thiều của các hộ làm VAC, VACR ở Bắc Giang, mô hình vườn đồi còn trồng kết hợp hồng, na, xây dựng ao thả cá, chăn nuôi da dạng cả gia súc và đặc sản. Hàng năm có nhiều hộ thu nhập trên dưới 200 triệu đồng. + Vùng đồng bằng sông Hồng: diện tích VAC thường 2 sào Bắc bộ, mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản, trên 30% vườn ao được cải tạo, kết hợp với chăn nuôi gia súc hàng năm thu từ 15-20 triệu đồng, nhiều mô hình VAC ven biển, ven sông đạt 50 triệu đồng mỗi năm. + Vùng khu IV cũ: biến nhiều vùng đất trống đồi trọc, bãi cát hoang thành các mô hình VAC tổng hợp phát triển nhiều vạt nuôi có giá trị như hươu, nai, ngan Pháp, vịt siêu trứng… quy mô thu nhập khoảng 1 ha 40-50 triệu đồng. + Vùng Duyên hải miền Trung: khôi phục và phát triển các cây truyền thống có giá trị cao như thanh long, trầm, vùng cát ven biển có các loại cây chịu hạn, mô hình VAC từ 1-3 ha, trồng điều, chà là, trồng bông, nho, rau xanh, nuôi tôm, nuôi gà trứng, hộ thu nhập thấp cũng được 15-20 triệu đồng. + Vùng Miền đông Nam bộ và Tây Nguyên: Cải tạo và trẻ hóa vườn cũ, đào mương vượt liếp thả cá và trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc trồng cây xen canh cây hàng năm… cho thu nhập 10-12 triệu đồng/năm. Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 8/19 + Vùng đồng bằng sông Cửu long: cây ăn quả, nuôi gà công nghiệp, các đặc sản trăn, ba ba, cá sấu, tôm, cá… nhiều hộ có thu nhập từ 200-250 triệu đồng/năm. Hỏi: Cần ghi nhớ điều gì khi chọn lựa sản xuất sản phẩm nào? Đ áp: Cần trả lời được các câu hỏi: Nó được sử dụng với mục đích phục vụ tiêu dùng trong hộ hay vùa dùng vừa bán hoặc chỉ để bán từ đó thăm dò thị trường để biết người mua cần loại sản phẩm gì, ưa thích dùng như thế nào, sản phẩm nào được sản xuất ra dễ bán hơn cả, chất lượng sản phẩm thị trường cần như thế nào, thái độ tiếp nhận của mọi người và khả năng phục vụ của hộ ra sao? sản phẩm cần có những điều chỉnh, hoàn thiện như thế nào để thu được nhiều tiền hơn? Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ phải gắn với nghiên cứu nhu cầu của thị trường và của bản thân nông hộ để lựa chọn và quyết định sản xuất cây gì hoặc con gì, loại sản phẩm nào. Những ghi nhớ trước khi làm: Phải xác định sản phẩm phục vụ cho đối tượng nào? So với thu nhập kinh tế của người dân địa phương thì họ có thể mua được sản phẩm của mình không? Sản phẩm của mình có thể bán ra ngoài vùng cư trú không? Sản phẩm có phải cạnh tranh với ai không? Có cần giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn về kỹ thuật, quản lý không? Hỏi: Chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất ra sao? Đ áp : Cần trả lời được các câu hỏi sau - Sản xuất sản phẩm đó ở đám ruộng đất nào là hợp nhất. - Làm vào thời gian nào là đúng mùa vụ và có khả năng quay vòng, thâm canh? - Các loại chi phí sản xuất chính cần phải có được kê ra là: + Vật liệu: Cây, con, nguyên liệu, vật tư gì cần cho sản xuất? Mua ở đâu, gần hay xa, chất lượng ra sao, số lượng bao nhiêu, giá cả, vận chuyển như thế nào? + Sử dụng lao động: Hoàn toàn là lao động của gia đình hay có cần thuê lao động không, thuê mướn ở đâu, thuê thời gian bao lâu, giá ngày công bao nhiêu, có khoán sản phẩm được không? Nơi ăn nghỉ của lao động làm thuê thế nào? Thuê người có tay nghề hay lao động giản đơn? + Kỹ thuật sản xuất: có cần bổ xung kiến thức, cần được hướng dẫn, học tậo về kỹ thuật, kinh nghiệm, cách thức làm như thế nào? Học ở đâu, thời gian bao nhiêu ngày, học ai, có mất tiền không, có phải mua tài liệu gì không hay vùa làm vừa học là được. Người lao động sản xuất trực tiếp, lao động phụ học như thế nào? +Cách thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, chế biến, đem bán như thế nào? Cần làm ở khâu nào? Cách sẽ bán hàng ra sao? Do đó: Phải xem xét khả năng của gia đình, tìm hiểu quy trình kỹ thuật, nơi cung cấp giống tốt, thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, cân nhắc tính thị hiếu tiêu dùng nhất thời, khả năng số đông sẽ sản xuất sản phẩm đó, tính cạnh tranh sản Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 9/19 phẩm, sản phẩm thiết yếu, sản phẩm truyền thống có thể tiêu thụ thường xuyên, lâu dài. Hỏi: Tính toán khả năng có được cho đầu vào sản xuất thế nào? Đ áp : Đ ầu vào sản xuất gồm vốn đầu tư, lao động sẽ sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm. Trước khi chọn loại hình sản xuất nào, hộ gia đình cần xem xét và trả lời được các câu hỏi sau : - Có thời gian đầu tư vào loại hình này không? Có kỹ thuật để thực hiện loại hình sản xuất này không? Nếu không có kỹ thuật thì nhờ ai giúp hoặc chọn loại hình sản xuất nào phù hợp với khả năng của gia đình? - Sản phẩm được làm ra sẽ được sử dụng hay đem bán? Sử dụng bao nhiêu, đem bán ở đâu? - Hiện nay gia đình có bao nhiêu vốn để đầu tư sản xuất, nếu không có vốn sẽ vay của ai, ở đâu? - Tự đánh giá khả năng sản xuất của hộ: Cần có kiến thức gì để thực hiện được công việc sản xuất được chọn lựa, định đầu tư? Lãi, lỗ ra sao nếu sản xuất sản phẩm đó? Xem gia đình mình có thể làm được không: vốn, lao động (không sử dụng lao động trẻ em, phụ nữ thai sản từ tháng thứ 7 trở lên và phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 4 tháng), khả năng quản lý sản xuất và phòng chống dịch bệnh, môi trường sinh thái và địa điểm, quy mô sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hỏi: Hộ gia đình lập kế hoạch sản xuất như thế nào? Đ áp: Đ ể thực hiện các khâu công việc, cần lập bảng kế hoạch sản xuất như sau: TT Các công việc cần làm Thời gian th ự c hiện Vật tư, nguyên liệu cần có Người th ự c hiện Hỏi: Lập dự trù chi phí và ước tính lợi nhận (lãi, lỗ) thế nào? Đ áp: Tổng chi cho sản xuất: các chi phí để làm ra sản phẩm và các phụ phẩm đó gồm các chi phí trực tiếp bằng tiền mặt, chi tiêu cho hộ gia đình, chi khấu hao tài sản sử dụng trong sản xuất, công lao động của gia đình. Tổng thu từ sản xuất: Thu bằng tiền mặt các sản phẩm chính và sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đó Nếu làm nhiều loại sản phẩm: Tổng thu từ sản xuất = Cộng thu từ các loại sản phẩm sản xuất được của hộ. Lập bảng kế chi tiết: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT và KHẢ NĂNG THU L Ợ I Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng Lê Xuân Nuôi Trang 10/19 Dự kiến chi TT Dự ki ế n Phải chi &thu đư ợ c Vốn tự có Vốn vay Ước Ph ầ n thu Cân đ ố i thu- chi Những ghi nhớ chính Cân đối ước tính: Số thu lớn hơn số chi = có lãi. Số thu nhỏ hơn số chi = sản xuất thua lỗ Những ghi nhớ chính: lãi xuất vay, thời hạn trả, ai nhận mua hàng Hỏi: Tính toán giá cả và dự định cách tiêu thụ sản phẩm thế nào? Đ áp: -Xác định giá bán: xác định toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất ra sản phẩm bao gồm cả công lao động. Giá thành của sản phẩm = Chi phí bỏ ra để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm đó. Giá bán sản phẩm phải cao hơn giá thành của sản phẩm - Tiếp thị, bán hàng tiêu thụ sản phẩm: Khi có sản phẩm thì một mặt phân bổ sản phẩm một phần hợp lý cho các tiêu dùng chủ yếu trong hộ, mặt khác nông hộ phải tổ chức tốt quá trình trao đổi sản phẩm để thu được giá trị cao nhất. Sản phẩm làm ra phải được quan tâm từ mẫu mã, bao gói, bao bì, cách vận chuyển, sử dụng thuận tiện, tìm hiểu cách hấp dẫn, thu hút người tiêu dùng như: địa điểm bán hàng, địa chỉ đưa hàng, cách khuyến khích người mua quan tâm và thu hút, duy trì được khách hàng như bán tại chợ trung tâm, nơi đông người qua lại có nhu cầu mua hàng, giảm chút ít cho người mua nhiều, cân đong tươi, nhỉnh hơn thực tế một chút, chào hỏi thân tình, hướng dẫn cách dùng, chế biến, công dụng của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, cách thức sản xuất sản phẩm Hỏi: Hộ gia đình tính toán nâng cao hiệu quả sản xuất như thế nào? Đ áp: a. Xác định sản xuất có lãi hay bị thua lỗ : -Tổng chi phí sản xuất thực tế của nông hộ gồm: Những khoản tiền nông hộ trực tiếp bỏ ra để chi vào quá trình sản xuất như tiền mua sắm vật tư, máy móc, trang thiết bị, tiền đóng thuế, trả gốc và lãi vốn vay ; và những khoản chi mà hộ không thể hiện như khấu hao tài sản, chi tiêu dùng, tiền công lao động của nhà -Tổng thu từ sản xuất thực tế: giá trị bằng tiền thu từ sản phẩm chính và sản phẩm phụ trong sản xuất. Lợi nhuận (lãi) từ sản xuất được tính bằng: Tổng thu các sản phẩm chính và phụ (đ) - Tổng chi cho sản xuất sản phẩm đó (đ) - Nguyên tắc và cách tính toán: Nếu chi phí sản xuất: + Nhỏ hơn tổng giá trị sản phẩm thu vào: Có lợi nhuận (Lãi) + Lớn hơn tổng giá trị sản phẩm thu vào: Không có lợi nhuận (Thua lỗ). b. Phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, nâng cao hiệu quả sản xu ấ t: - Liên hệ mật thiết và tăng cường vai trò trợ giúp của cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ thôn bản trong phát triển kinh tế hộ gia đình vì họ nắm vững hoàn cảnh, hoạt động sản xuất của hộ, kiến thức về cây con và đặc điểm canh tác, nuôi dưỡng, chăm sóc [...]... các hội viên trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiệu quả Xây dựng quy chế quản lý và hoạt động, sử dụng lãi vốn vay, tiền tiết kiệm xử lý rủi ro, thực hiện báo cáo định kỳ, công tác kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật IV QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CHI TIÊU TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH HỌC VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN CÙNG TRAO ĐỔI 1 Làm thế nào để quản lý tốt kinh tế hộ gia đình? 2 Đánh giá hiệu quả phát triển kinh. .. Đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ gia đình như thế nào? 3 Quản lý chi tiêu hộ gia đình thế nào là hợp lý và tốt nhất Quản lý sản xuất và quản lý chi tiêu của hộ gia đình tốt chính là biết Quản lý kinh tế hộ gia đình tốt Hỏi: Hộ gia đình cần làm gì để quản lý sản xuất tốt? Đáp: a Biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất: Vận dụng kiến thức, kinh nghiệm, các hỗ trợ công nghệ... chi tiêu, tăng vốn đầu tư cho sản xuất? Đáp: Chi tiêu của hộ gia đình phản ánh thu nhập, các chi phí sản xuất của hộ Các hộ gia đình phải biết chi tiêu hợp lý để: Đáp ứng nhu cầu sản xuất, tái sản xuất; và đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của hộ Hộ gia đình cần chú ý đến vấn đề tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng xã hội, hộ gia đình và sinh hoạt cá nhân, nghĩa là cần: -Tính toán kỹ trong... hợp lý các nguồn lực hộ gia đình có thể kiểm soát được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đời sống… Hỏi: Điều gì sẽ đến với cá nhân và hộ gia đình phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi? Đáp: Bản thân sẽ tự hào, tự tin hơn vào trách nhiệm và khả năng có thể làm kinh tế gia đình hiệu quả, nâng cao vị thế trong cộng đồng, được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất... thể nuôi phát triển nuôi gà giống để đảm bảo sinh hoạt hàng ngày cho 2 mẹ con Lãi hơn nếu mua được vật tư rẻ, giữ gà không bệnh, tăng tỷ lệ nuôi sống, ít còi, bán được giá, vay lãi xuất thấp Hỏi: Đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ gia đình như thế nào? Đáp: Để kết luận hộ gia đình xác định đúng và hợp lý phướng án sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó điều chỉnh lại cho tốt hơn Hộ gia đình làm... cho UBND lịch cho vay 7 UBND thông báo tới Ban quản lý và tổ, hộ được vay 8.Tổ thông báo tới hộ và hẹn lịch, địa điểm đến nhận tiền vay 9 Ngân hàng trực tiếp đem tiền giao cho từng hộ vay Một số mô hình tín dụng phát triển sản xuất hiệu quả, hộ gia đình có thể chọn lựa tham gia: Mô hình 1: Vay vốn –tiết kiệm Thích hợp áp dụng cho các nhóm hộ nghèo, trung bình Nhóm vay vốn sản xuất đồng thời hàng tháng... THẢO LUẬN -Học viên Thống kê các chi tiêu của hộ gia đình nói chung - Nêu các chi tiêu của hộ gia đình học viên: Thế nào là chi tiêu hợp lý? -Theo học viên nên quản lý chi tiêu như thế nào? - Tổng chi tiêu của hộ; phân bổ thường thấy trong chi tiêu - Cần quan tâm và tăng giảm tỷ lệ chi tiêu nào và vấn đề tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng xã hội, hộ gia đình và sinh hoạt cá nhân Lê Xuân Nuôi Trang... nhóm hoặc trực tiếp tới từng hộ, có thể quan tâm ưu tiên được cho các hộ đặc biệt lhó khăn Mô hình 4: Tín dụng vay vốn lồng ghép, vay vốn giáo dục đồng đẳng Thích hợp cho các hoạt động thu hút hội viên, các hộ, các nhóm dân cư yếu thế, các đối tượng cần quan tâm đặc biệt tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội như những hộ đói nghèo do sinh nhiều con, nhóm phụ nữ, nhóm hộ đơn thân… Hỏi: Nguyên tắc... cộng đồng, được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sản xuất của các cán bộ khuyến nông, các hộ gia đình làm kinh tế giỏi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn Tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho gia đình, cung cấp sản phẩm cho xã hội và góp phần xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo./ Lê Xuân Nuôi Trang 19/19 ... Chi tiêu của hộ gia đình thường được phân chia như thế nào? Đáp: Tổng chi tiêu của hộ thường được phân chia như sau: So sánh thực tế chi tiêu của Nhóm hộ giàu Nhóm hộ nghèo Chỉ tiêu 1.Chi cho sản xuất kinh doanh: > 35% 25% >45% 47% 57% Lương thực Thực phẩm 45% 33% Nhu yếu phẩm khác 8% 10% 3.Chi cho sinh hoạt , trong đó Văn hóa - văn nghệ Giáo dục Y tế - chăm sóc . TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 1. Phát triển kinh tế hộ gia đình là gì? 2. Vì sao phải quan tâm tới phát triển kinh tế hộ gia đình? 3. Có những cách nào để phát triển kinh tế hộ gia đình? 4. Hộ gia. triển kinh tế? 8. Phát triển kinh tế hộ gia đình tốt đem lại ích lợi gì? Nhóm câu hỏi 2: CÁC YÊU CẦU CẦN THỰC HIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA Đ ÌNH HIỆU QUẢ 1. Nguyên tắc phát triển kinh. TRI Ể N KINH TẾ HỘ GIA Đ ÌNH HỌC VIÊN VÀ GIẢNG VIÊN CÙNG TRAO Đ Ổ I 1. Làm thế nào để quản lý tốt kinh tế hộ gia đình? 2. Đ ánh giá hiệu quả phát triển kinh tế hộ gia đình

Ngày đăng: 04/07/2014, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan