Chỉ đạo sự phối hợp giữa GVCN với Gia đình và hội cha mẹ HS

22 2.1K 16
Chỉ đạo sự phối hợp giữa GVCN với Gia đình và hội cha mẹ HS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TÊN ĐỀ TÀI “HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO SỰ PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI GIA ĐÌNH VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH” II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Quá trình giáo dục về bản chất là một quá trình tổ chức cuộc sống (học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí, ) cho học sinh. Là một quá trình chuyển hoá tự giác, tích cực những yêu cầu chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen tương ứng ở người học dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên. Thực chất vai trò của nhà giáo dục là việc tổ chức hợp lý các điều kiện và mọi ảnh hưởng tác động đến hoạt động của học sinh. Vai trò hoạt động của nhà sư phạm và nhà trường trong hoàn cảnh môi trường xã hội, quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú. Đó không chỉ là việc tổ chức tốt giáo dục trong nhà trường mà còn phải tổ chức phối hợp tất cả các tác động, các lực lượng của toàn xã hội tạo ra rự thống nhất yêu cầu, môi trường giáo dục, phát huy mọi tiềm năng của xã hội, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của các tác động xã hội đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh. Hiệu quả của hoạt động giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiện khách quan và chủ quan của các chủ thể tham gia và quá trình giáo dục. Nhưng trong quá trình thực hiện công việc này thì người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổ chức giáo dục học sinh. Như chúng ta đã biết, người GVCN ngoài chức năng cơ bản của người giáo viên là giảng dạy và giáo dục, còn có vị trí và chức năng cụ thể khác như: GVCN lớp là người thay mặt Hiệu trưởng để quản lý toàn diện học sinh trong một lớp. GVCN là cầu nối giữa Hiệu trưởng và GV khác, các tổ chức khác trong nhà trường với học sinh và tập thể lớp chủ nhiệm. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh và đặc biệt GVCN là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình, cha mẹ với học sinh và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm. 1 Thực tiển cho thấy, hiệu quả của việc tổ chức, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào khả năng liên kết phối hợp các lực lượng xã hội, phát huy mọi khả năng về mọi mặt của các lực lượng đó vào công tác giáo dục Trong những năm trước đây, việc nhà trường và GVCN lớp tổ chức phối hợp với gia đình, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác ở Trường THCS Hướng Hiệp đã diễn ra chưa đồng loạt, chưa khoa học và còn nhiều khiếm khuyết. Do nhiều nguyên nhân tạo ra - nhưng nguyên nhân chính là do phía nhà trường và những người trực tiếp làm công tác giáo dục chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vấn đề này, cũng như chưa có kế hoạch cụ thể, khoa học để chủ động tổ chức phối hợp, cho nên kết quả giáo dục tuy đạt yêu cầu nhưng chưa toàn diện. Để nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về vị trí, vai trò, chức năng của nhà trường, của đội ngũ thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Trước hết là người GVCN lớp trong công việc xây dựng môi trường, tập hợp và tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và hội cha mẹ học sinh vào công tác giáo dục học sinh. Nhằm cung cấp và củng cố cho GVCN lớp những lý luận cơ bản về phương pháp tổ chức giáo dục, rèn luyện, hình thành những kỷ năng tổ chức liên kết các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường vào công tác giáo dục. Là một người làm công tác quản lý, tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm về thực trạng và giải pháp cơ bản sau: “Hiệu trưởng chỉ đạo sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình và hội cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh ” cũng như thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương. Đó chính là lý do tôi chọn vấn đề này. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của vấn đề này: Trên cơ sở lý luận về nội dung của việc phối hợp giữa nhà trường mà đại diện là GVCN với gia đình và hội cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục, để tìm ra những điều còn hạn chế và đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm thực hiện công tác nói trên ở Trường THCS Hướng Hiệp 2 Nếu vấn đề này được trình bày thành công, có tính khả thi trong thực tiễn thì việc áp dụng nó vào công tác giáo dục ở Trường THCS Hướng Hiệp của GVCN lớp sẽ đạt kết quả cao trong công tác giáo dục cũng như việc thực hiện xã hội hoá giáo dục ở xã nhà và giúp cho các Trường trung học cơ sở khác cùng thực trạng nói trên có điều kiện tham khảo, áp dụng một số biện pháp vào đơn vị mình. Đưa sự nghiệp giáo dục của Huyện nhà nói chung và xã Hường Hiệp nói riêng ngày một đi lên. III. CƠ SỞ LÝ LUẬN Quan điểm tiếp cận tổng hợp đối với quá trình sư phạm đòi hỏi phải tổ chức đúng đắn và kết hợp chặt chẽ quá trình giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và quá trình giáo dục xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhưng muốn làm tốt công tác này, người giáo viên không những có kiến thức về giáo dục nhà trường, mà cần phải có hiểu biết về giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, tri thức và kỷ năng trong việc tổ chức phối hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong công tác giáo dục việc phồi hợp này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong chế độ chúng ta mục đích và nội dung giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất với nhau, đều nhằm đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ trở thành người có tài, có đức, có năng lực thực hành, năng động và sáng tạo thành những người chủ tương lai của đất nước. Chính vì xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc, tình thương yêu đối với con em mình mà nhà trường, gia đình và xã hội phải phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để chăm sóc, giáo dục học sinh trở thành những con người có ích cho xã hội. Mặt khác giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài và liên tục, bao gồm các ảnh hưởng khác nhau của gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy nếu kết hợp nhau lại sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục. Hơn nữa học sinh của chúng ta sinh sống và học tập không phải chỉ có ở trường mà còn sống ở gia đình và xã hội, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi nơi, mọi chổ, mọi lúc. 3 Ngoài ra việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội vừa làm cho quá trình giáo dục thống nhất, toàn vẹn, vừa làm cho giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội tốt hơn. Chính vì vậy Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã căn dặn “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” 1. Vai trò và đặc điểm của giáo dục gia đình: a. Vai trò của giáo dục gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình. Gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống của con người và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên. Không có gia đình tái sản xuất bản thân con người để góp phần quan trọng vào việc đào tạo và bồi dưỡng con người có ích, thì xã hội không thể tồn tại và phát triển. Gia đình phản ánh những thành tựu, những khó khăn, những mâu thuẩn của đời sống xã hội và đồng thời gia đình cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Vì vậy khi nói đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục học sinh, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: Đào tạo con người mới là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò vô cùng quan trọng, vì thế cha mẹ không thể tự giảm nhẹ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con em mà trái lại cần xây dựng gia đình trở thành trường học thực sự để dạy dỗ con em nên người. Giáo dục gia đình có ý nghĩa to lớn đối với việc đào tạo con người mới vì giáo dục gia đình trược tiếp tác động mạnh mẽ đến trẻ ngay trong thời kỳ thơ ấu, là thời kỳ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của con em. Gia đình là cái nôi sinh thành con người và hình thành nhân cách cho các em. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó con người sống và hoạt động. Gia đình là lực lượng giáo dục thường xuyên tác động, điều chỉnh phát triển nhân cách không phải bằng pháp luật mà bằng bầu không khí tình cảm đặc biệt lành mạnh trong gia đình. Gia đình là môi trường vi mô nhằm nhân cách hoá 4 những yêu cầu xã hội vĩ mô (từ cộng đồng, nơi ở, nơi học tập, nơi công tác đến môi trường địa phương, huyện, tỉnh, quốc gia, quốc tế ) Gia đình tiếp nhận, sàng lọc, xử lý thông tinh, có vai trò định hướng giá tri đạo đức cho mỗi công nhân, cho thế hệ trẻ là những thành viên trong gia đình. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng xã hội từ vi mô đến vĩ mô nên có ảnh hưởng mạnh mã sâu sắc và toàn diện với học sinh. b. Đặc điểm giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình có những đặc điểm khác với giáo dục của nhà trường. Trước hết, giáo dục gia đình có tính xúc cảm nhiều hơn so với bất kỳ lĩnh vực giáo dục nào khác. Vì nó dựa trên tình thương yêu của cha mẹ đối với con cái và tình cảm quyến luyến, tin cậy của con cái đối với cha mẹ. Sống trong gia đình trẻ em được che chở, đùm bọc, thương yêu, nên những suy nghĩ, tình cảm, ước muốn, lối sống của các em đều chịu ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài của gia đình. Trong gia đình trẻ em thường chỉ bắt chước sự đánh giá của người lớn về các vấn đề và phương diện khác nhau: hành vi, thói quen đạo đức, sự kiện chính trị, xã hội. Là một tế bào xã hội, gia đình dìu dắt con cái thích ứng dần vào đời sống xã hội, mở rộng từng bước nhản quang và kinh nghiệm của trẻ em. gia đình còn là một nhóm xã hội nhỏ không đồng nhất về lứa tuổi, giới tính,nghề nghiệp Điều này cho phép trẻ em biểu hiện một cách rõ hơn những năng lực trí tuệ và tình cảm của mình thuận lợi và nhanh chóng hơn các môi trường xã hội khác. Gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc trong nhân cách trẻ. Những phẩm chất, nhân cách của cha mẹ, niềm tin, bầu không khí tâm lý, lối sống, truyền thống, của gia đình thường để lại những dấu ấn sâu sắc và bền vững ở trẻ. Trong gia đình những mối quan hệ thân thiết, gắn bó, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ. Song những đặc điểm này của giáo dục gia đình có những mặt thuận lợi và những mặt không thuận lợi trong việc giáo dục học sinh. Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của cha mẹ đối với con cái và sự kính yêu, tôn trọng của con cái đối với cha mẹ chính là mặt mạnh, thuận lợi nhất trong giáo dục gia đình, không 5 có một tổ chức giáo dục nào của xã hội có thể so sánh được. Nhưng nếu không định hướng được rõ ràng, không có sự sáng suốt của nguyên tắc sư phạm, không yêu cầu cao đối với trẻ thì đây chính là nguyên nhân lớn gây ra những thói hư tật xấu cho trẻ em. Truyền thống, phong tục, tập quán của gia đình nuôi dưỡng những giá trị tinh thần, tu dưỡng tình cảm của con cái đối với thế hệ cha ông. Nhưng nếu phong tục, truyền thống của gia đình có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời thì cũng sẽ ảnh hưỡng sâu sắc đến nhân cách của trẻ. Bên cạnh những gia đình văn hoá mới, những gia đình tiến bộ, vẫn còn những gia đình có quan niệm trọng nam khinh nữ, đề cao quá mức giá trị của đồng tiền, rượu chè, cờ bạc ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ. Vì vậy để giáo dục con được tốt thì gia đình cần phải xây dựng gia đình trở thành môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng. gia đình phải là môi trường giáo dục thuận lợi. Muốn vậy phải tạo ra cuộc sống gia đình phù hợp với cuộc sống xã hội, làm cho con người có cảm giác thoải mái, thân thương, đầm ấm khi ở gia đình. Các thành viên trong gia đình phải luôn luôn tôn trọng , giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau, cha mẹ phải là gương sáng cho con trẻ noi theo. Giáo dục gia đình phải phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Cha mẹ phỉ có sự hiểu biết về khoa học giáo dục con em trong gia đình, có phương pháp giáo dục tốt để đạt được hiệu quả mong muốn. 2. Vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Hội cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của các bậc làm cha, làm mẹ, có con cùng học một lớp, một trường, tập hợp nhau nhằm bàn bạc việc thực hiện những nhiệm vụ do GVCN, BGH đề ra. Ngoài ra hội còn giúp nhà trường, GVCN giải quyết những khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Hội cha mẹ học sinh là bộ mặt chung của tất cả các cha mẹ học sinh trong một lớp, trong trường. Thông qua hội mà mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường ngày càng được cũng cố, bề vững hơn. Họ có quyền được họp hành, bàn bạc với nhà trường và GVCN về vấn đề kiểm tra, đánh giá tình hình học tập, rèn luyện tu 6 dưỡng cũng như đại diện cho tiếng nói của quần chúng nêu lên các kiến nghị với nhà trường. Hội cha mẹ học sinh có chức năng là người tập hợp những đóng góp của gia đình học sinh về mọi mặt, là người luôn theo dõi sát sao tình hình học tập, cũng như rèn luyện các hành vi và phẩm chất đạo đức của học sinh trong lớp, ở trường cũng như ở nhà. Luôn kịp thời góp ý, bàn bạc với giáo viên và cha mẹ học sinh đễ giúp đỡ kịp thời, đồng thời hội còn góp phần tổ chức các hoạt động, phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm hổ trợ cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Ngoài ra hội còn thay mặt cha mẹ học sinh trong lớp góp ý với giáo viên những vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh ở trường mà cha mẹ học sinh ngại không dám nói. Hội cha mẹ học sinh là tổ chức nhằm liên kết, phối hợp giáo dục của nhà trường với gia đình để tạo ra sự thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường, quản lý chặt chẻ thời gian hoạt động của HS Hội cha mẹ học sinh có nhiệm vụ quán triệt mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học tới các bậc phụ huynh. Truyền đạt những yêu cầu, nội dung giáo dục và tổ chức hoạt động của học sinh ngoài nhà trường, ở gia đình theo kế hoạch của lớp, trường đặt ra. Hội có nhiệm vụ tổ chức, trao đổi kinh nghiệm giáo dục, giúp nhau có những biện pháp, hình thức tổ chức cho con em tự học ở nhà có kết quả. Ngoài ra hội cha mẹ học sinh còn có nhiệm vụ liên hệ với các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chung, cơ sở sản xuất ở địa phương để giúp đở hoạt động của nhà trường, của lớp học. Hội có thể giúp đở nhà trường, GVCN tổ chức hoạt động học tập, hoạt động giáo dục của học sinh cac lớp. Hội còn có nhiệm vụ huy động các lực lượng xã hội giúp trường về mọi măt, có thể là xây dựng, sửa chữa trường lớp bàn ghế, trang thiết bị chăm sóc giúp đỡ thầy cô giáo của nhà trường như tổ chức ngày Nhà Giáo Việt Nam, giúp đỡ các thầy cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt 7 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên chủ nhiệm và học sinh trường THCS Hướng Hiệp - Đakrông 2. Phương pháp nghiên cứu: a. Nghiên cứu lý luận: Các vấn đề có liên qua đến giáo dục văn hóa, đạo đức cho học sinh Trung học cơ sở. b. Điều tra: - Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh. - Điều tra một số học sinh trong nhà trường 8 V- PHẦN NỘI DUNG A- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH 1. Thực trạng xã hội ở xã Hướng Hiệp với việc giáo dục cho con em: Muốn cho xã hội ngày một đi lên, tiến tới văn minh thì đòi hỏi con người phải có tri thức. Vấn đề giáo dục nhằm nâng cao chất lưọng cho học sinh không chỉ dừng lại ở một chuẩn mực nhất định mà nó là một quá trình giấo dục lâu dài, cho nên việc giáo dục nâng cao chất lượng rất được coi trọng . Đặc biệt thực trạng xã hội ở địa bàn xã Hướng Hiệp một địa bàn miền núi tương đối phức tạp. xã có diện tích rộng nhưng người lại thưa. Thành phần ở đây có hai dân tộc chủ yếu là Dân tộc Vân Kiều và một số người dân tộc Kinh, người dân sống chủ yếu bằng nghề lao động nương rẫy. Một số ít làm nghề buôn bán nhưng thu nhập còn rất thấp. Tình hình xã hội hết sức phức tạp, cho nên cuộc sống kinh tế của người dân còn khó khăn nhiều, nhiều gia đình có trình độ thấp kém, phong tục tập quán lạc hậu, cổ hủ làm cho việc học tập của con em phát triển theo chiều hướng chưa tốt. Ngoài xã hội ở địa bàn xã Hướng Hiệp các đoàn thể ít quan tâm đến vấn đề giáo dục, họ xem việc giáo dục cho học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của các thầy cô. 2. Thực trạng của nhà trường trong việc giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh. Trực tiếp giáo dục, giảng dạy cho học sinh là tập thể các thầy cô giáo, anh chị Tổng phụ trách và đặc biệt gần gủi nhất với các em là giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, là nơi giảng dạy văn hóa, giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng bên cạnh đó cần phải có sự phối hợp của gia đình cũng như xã hội. Phần nhiều các bậc phụ huynh học sinh ở đây chưa thực sự quan tâm đến con em từ việc dạy dỗ con em học hành đến việc giáo dục đạo đức cho con cái. Việc giảng dạy và giáo dục học sinh còn khoán trắng cho nhà trường. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm các thầy cô đã tự nhận thấy trách nhiệm nặng nề của mình là không những giảng dạy văn hóa cho học sinh mà còn phải giáo dục đạo đức 9 cho học sinh để các em trở thành một học sinh có kiến thức tốt, có phẩm chất đạo đức tốt. 3. Thực trạng của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp với gia đình và hội cha mẹ học sinh: Bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận được mà phạm vi đề tài này không đề cập đến của GVCN với việc phối hợp với gia đình học sinh, thì việc phối hợp đó còn có những mặt hạn chế sau: Đa số GVCN chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy gói gọn trong nhà trường, trên lớp học. Họ chưa xác định được ý nghĩa của việc phối hợp với gia đình học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của GVCN. Vấn đề họp phụ huynh chỉ tổ chức họp vào đầu năm, giữa và cuối năm. Trong các cuộc họp chỉ nói vấn đề học của con em, vắn đề đậu nộp, chứ ít nói đến mục tiêu, kế hoạch của nhà truờng. Không nêu lên được vị trí, chức năng của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Chưa bàn sâu về nhiệm vụ, nội dung thống nhất giữa nhà trường, gia đình trong từng tháng, từng giai đoạn. Chưa thống nhất, phân công nhiệm vụ của gia đình và nhà trường để cùng bàn bạc đề ra những biện pháp giáo dục thống nhất, phù hợp. Cho nên một số cha mẹ học sinh quan niệm công việc giáo dục là “Trăm sự nhờ thầy” cho con đi học, đến trường là được, là đủ. GVCN chưa có ké hoạch phối hợp với các giáo viên khác và nhà trường để trang bị cho cha mẹ học sinh một số kiến thức cơ bản về giáo dục gia đình, cách thức tor chức quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh ở gia đình và cộng đòng. GVCN chưa nắm được tình hình học tập của con em ở gia đình thế nào. Do không sử dụng phổ biến sổ liên lạc gia dình và do GVCN chưa tích cực, chủ động đi thăm và trao đổi trực tiếp tại gia dình học sinh để thu thập thông tin hai chiều, mà chỉ áp dụng trường hợp này đối với học sinh cá biệt, chứ không có kế hoạch cụ thể từ trước. Mặt khác ít có cha mẹ học sinh đến gặp gỡ trực tiếp giáo viên ở lớp hoặc ở nhà giáo viên để trao đỏi những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục học sinh, con em mình. 10 [...]... cụ thể và khoa học phù hợp với thực trạng này 12 B- MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH I Biện pháp phối hợp giáo dục của GVCN với gia đình học sinh Việc phối hợp với cha mẹ học sinh là nhiệm vụ chủ yếu của GVCN Song muốn cho việc phối với cha mẹ học sinh đem lại kết quả tốt, thì nhà trường và GVCN cần... là do ở GVCN trong việc phối hợp với Hội cha mẹ học sinh Việc thành lập Hội cha mẹ học sinh còn mang tính hình thức chưa dựa vào các tiêu chí cụ thể để chọn ban đại diện Hội GVCN chưa bàn bạc cụ thể kế hoạch triển khai hoạt động phối hợp giữa GVCN với Hội, cho nên Hội cha mẹ học sinh chưa nắm được chức năng nhiệm vụ của mình Việc kết hợp giữa GVCN với Hội chưa tiến hành thường xuyên, liên tục Hội chưa... trò và đặc điểm của giáo dục gia đình a/Vai trò của gia đình b/Đặc điểm của gia đình 2 Vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Hội cha mẹ học sinh 4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 5 Phần nội dung A- Thực trạng a/Thực trạng của xã Hướng Hiệp b/Thực trạng của nhà trường c/Thực trạng của GVCN trong việc phối hợp với gia đình d/Thực trạng của GVCN trong việc phối hợp với HCMHS B - Biện pháp phối hợp. .. phối hợp với gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh của lớp, của trường Hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên gặp gỡ GVCN lớp để nắm tình hình chung của học sinh và thông qua hội cha mẹ 13 học sinh có thể tổ chức mạng lưới các cộng tác viên giúp cho việc giáo dục học sinh được tốt hơn 5/ GVCN phải sử dụng phổ biến sổ liên kết giáo dục Sổ này khác với sổ liên lạc gia đình. ..11 GVCN chưa thu hút được cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường Nhà trường không tổ chức các hoạt động ngoại khoá để thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh 4 Thực trạng của GVCN lớp trong việc phối hợp với Hội cha mẹ học sinh: Mặc dù các lớp đều có bầu ra một ban đại diện cho cha mẹ các học sinh trong một lớp, nhưng xét về mọi mặt thì Hội cha mẹ học sinh ở lớp hoạt... cha mẹ học sinh cảm giác bị xúc phạm mạnh Vấn đề cốt lõi là nên bàn bạc tìm cách để giáo dục II Biên pháp phối hợp giáo dục của GVCN đối với hội cha mẹ học sinh Cần lưu ý người đứng ra chủ động tổ chức phối hợp ở phạm vi nhà trường là Hiệu trưởng, ở lớp là GVCN lớp: *Thứ nhất GVCN cần căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, của cộng đồng, gia đình học sinh để tổ chức phối hợp với hội. .. yêu cầu đối với gia đình và hội cha mẹ học sinh, ban đại diện hội cha mẹ học sinh (tạm thời) nếu có, giải pháp phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh, sau đó cha mẹ học sinh sẽ bầu ra ban đại diện chính thức Thành viên của ban đại diện cha mẹ học sinh phải là những người có trình đội văn hoá, có hiểu biết xã hội, nhiệt tình, có uy tín, tinh thần trách nhiệm cao, có thời gian và điều kiện... nhất giữa nhà trường và gia đình trong tháng hoặc từng giai đoạn Thống nhất phân công nhiệm vụ của gia đình và nhà trường, cùng bàn bạc, đề ra những biện pháp tác động giáo dục thống nhất phù hợp 4/ Trang bị cho cha mẹ học sinh một số kiến thức cơ bản về giáo dục gia đình, cách tổ chức quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh ở gia đình và ở cộng đồng Nêu lên nhiệm vụ của hội cha mẹ học sinh Có thể phối. .. lực để có sự phân công hợp lý, phát huy hết tiềm năng của hội cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt động của học sinh ở gia đình và ngoài lớp học GVCN cần phải xem hội cha mẹ học sinh là một thành phần, một lực lượng tham gia đánh giá, nhận xét học sinh của lớp học và là một thành viên của ban giáo dục ở cộng đồng nơi gia đình học sinh cư trú * Thứ tư Muốn phát huy tốt của hội cha mẹ học sinh... quả tốt, thì nhà trường và GVCN cần phải làm cho cha mẹ hiểu rõ nội dung, yêu cầu biện pháp giáo dục học sinh để gia đình biết cách phối hợp Mặt khác nhà trường phải cung cấp hoặc giúp cha mẹ học sinh nắm được các tri thức và kinh nghiệm giáo dục trong gia đình Việc phối hợp với cha mẹ có thể được tiến hành bằng các biện pháp sau: 1/ Tổ chức họp cha mẹ học sinh theo định kì: có thể tổ chức họp theo . TỐT CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ HỘI CHA MẸ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH. I. Biện pháp phối hợp giáo dục của GVCN với gia đình học sinh Việc phối hợp với cha mẹ học sinh là. của hội cha mẹ học sinh. Có thể phối hợp với gia đình thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh, hội cha mẹ học sinh của lớp, của trường. Hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên gặp gỡ GVCN lớp. sinh nói chung và công việc phối hợp giữa GVCN với gia đình và Hội cha mẹ học sinh ở trường THCS Hướng Hiệp nói riêng cần có những biện pháp cơ bản cụ thể và khoa học phù hợp với thực trạng

Ngày đăng: 04/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan