Liên Xô sự hình thành,cực thịnh và tan rã

26 909 4
Liên Xô sự hình thành,cực thịnh và tan rã

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên Xô Союз Советских Социалистических Республик Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respublik Khẩu hiệu Пролетарии всех стран, соединяйтесь! (tiếng Nga: "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!") Quốc ca The Internationale - Quốc tế ca (1922–1944) Gimn Sovetskogo Soyuza(1944–1991) (Гимн Советского Союза) Thủ đô Moskva (Москва) 55°45′B, 37°37′Đ Thành phố lớn nhất Moskva Ngôn ngữ chính thức Không có, tiếng Nga de facto Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Chủ nghĩa cộng sản - • Chủ tịch Xô viết Tối cao • Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Anatoly Lukyanov (người cuối) Ivan Silayev (người cuối) Độc lập Từ Đế quốc Nga - Cách mạng tháng Hai tháng 2, 1917 - Cách mạng tháng Mười 7 tháng 11, 1917 - Tuyên bố 30 tháng 12, 1922 - Công nhận 1 tháng 2, 1924 - Giải thể 26 tháng 12, 1991 Diện tích - Tổng số 22,402,200 km² (hạng 1 ) - Nước (%) ?% Dân số - Ước lượng 1991 293.047.571 (hạng 3 ) - Điều tra 1991 293.047.571 (hạng 3 ) - Mật độ 13,08 /km² Đơn vị tiền tệ ruble Sô viết (RUR) Múi giờ (UTC+2 đến +13) Liên Xô – tiếng Nga: СССР; cũng gọi là Liên bang Xô viết (Советский Союз), tên đầy đủ là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (tiếng Nga: Союз Советских Социалистических Республик (giúp đỡ·thông tin) , Soyuz Sovetskikh Sotsialisticheskikh Respublik) – là một cựu quốc gia chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức tan rã và sụp đổ vào ngày 25 tháng 12 năm 1991. Sự thành lập quốc gia này gắn liền với quá trình sụp đổ của Đế chế Nga trong Thế chiến thứ nhất và cuộc Cách mạng tháng Hai lật đổ chính quyền Nga hoàng và Cách mạng tháng Mười năm 1917 lật đổ Chính phủ Lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerensky tại Nga sau đó. Liên Xô hình thành là chiến thắng của những người cộng sản Nga (Bolshevik) đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin trong cách mạng và trong cuộc Nội chiến Nga (1918 – 1922) đẫm máu sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản. Là nước rộng nhất thế giới, sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô xã hội chủ nghĩa đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Trong thế kỷ 20, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Liên Xô chiến thắng trong Thế chiến thứ hai và mạnh lên thành một siêu cường của thế giới. Nửa sau thế kỷ 20 là cuộc đấu tranh giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và phe Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu mà cuộc Chiến tranh Lạnh là đỉnh cao. Lãnh thổ Liên Xô thay đổi theo thời gian, và gần đây nhất nó giống lãnh thổ Đế quốc Nga thời cuối, trừ các nước Ba Lan và Phần Lan, ngoài ra còn có phần đất Alaska Đế quốc Nga đã bán cho Mĩ trước đó vào năm 1867 Thành phần và những thay đổi về lãnh thổ Thành phần Liên bang Xô viết như sau: • theo Hiệp ước về thành lập Liên Xô (30 tháng 12, 1922) – Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Belorussia, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz (từ 1936 ở Ngoại Kavkaz đã thành lập các nước cộng hòa liên bang riêng rẽ), Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Azerbaidjan, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Armenia và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Gruzia; • năm 1925 – Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Turkmenia; • năm 1929 – Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tadjikistan; • năm 1936 – Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Kazakhstan, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Kirgizia; • năm 1940 – Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Moldavia, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Latvia, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Litva và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Estonia. Trong thời kỳ 1940 – 1954 tồn tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Karelo – Phần Lan, về sau là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia trong Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Lịch sử Bài chi tiết: Lịch sử Liên Xô Cách mạng và sự hình thành Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Thế chiến thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Lenin đứng đầu. Vào đầu thế kỷ 20 Đế quốc Nga là một cường quốc ở châu Âu có tiềm lực đất đai và dân số to lớn nhưng trình độ phát triển kinh tế – xã hội còn lạc hậu xa so với các cường quốc châu Âu khác. Xã hội ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa: xã hội Nga là xã hội chuyên chế độc tài của quý tộc và tư sản lớn, tự do tư tưởng bị bóp nghẹt không làm hài lòng giới trí thức (интеллигенция – intelligentsia), trung lưu thành thị và giới tư sản quý tộc nhỏ; giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề nhất trong số các nước ở châu Âu. Nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lenin đứng đầu với đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Những mâu thuẫn trên trong Thế chiến thứ nhất không những không được cởi bỏ mà cùng với những thất bại to lớn trong chiến tranh, xã hội Nga đi vào bất ổn. Quốc khố cạn kiệt, nợ nước ngoài cao, lạm phát không kiểm soát được, dân chúng cực khổ, chiến tranh làm phá sản hàng loạt doanh nghiệp gây thất nghiệp đô thị trầm trọng, nạn đói lan tràn tại nông thôn, các tầng lớp nhân dân, binh lính oán ghét nhà cầm quyền và chiến tranh, trong quân đội mâu thuẫn giữa binh lính và tầng lớp sỹ quan quý tộc phát triển thành chống đối. Tháng 2 năm 1917 đã nổ ra Cách mạng tháng Hai: khởi nghĩa vũ trang tại Petrograd đã lật đổ chính phủ Nga hoàng và thành lập Chính phủ Lâm thời của giai cấp tư sản do Aleksandr Fyodorovich Kerensky – một đảng viên của Đảng Cách mạng Xã hội đứng đầu. Chính phủ Lâm thời chủ trương phá bỏ chế độ độc tài chuyên chế, tự do hóa xã hội Nga theo các tiêu chuẩn như các quốc gia châu Âu đương thời, nhưng vẫn chủ trương theo đuổi chiến tranh bên phía đồng minh Anh – Pháp đến thắng lợi cuối cùng. Chính phủ cũng tuyên bố đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác. Sau Cách mạng tháng Hai, dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik đồng loạt xuất hiện các tổ chức "hội đồng" (tiếng Nga: совет) hay Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính để bảo vệ quyền lợi của chính họ. Thời gian giữa hai cuộc cách mạng là khi hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền trung ương là của Chính phủ Lâm thời nhưng các sắc lệnh muốn được thi hành phải có sự chấp thuận của các Xô viết của công – nông – binh. Đảng Bolshevik kêu gọi tiến hành làm cách mạng vô sản với khẩu hiệu "tất cả chính quyền về tay các Xô viết" và kêu gọi binh lính phản chiến làm cách mạng "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng". Chính phủ Lâm thời trong thời gian tám tháng tồn tại đã bất lực trong cả nỗ lực chiến tranh và ổn định tình hình trong nước: quân đội đang tan rã không còn tuân lệnh cấp trên, bắt giết sỹ quan và tự động rút lui. Các lực lượng bảo hoàng tiến quân về thủ đô để giải tán chính phủ (cuộc hành quân của tướng Kornilov - Корнилов). Chính phủ Lâm thời phải dựa vào các Xô viết huy động công nhân, binh sỹ để làm tan rã quân bảo hoàng, do đó thế lực của các Xô viết mạnh lên rất nhiều và Chính phủ Lâm thời không thể kiềm chế được các Xô viết nữa. Nước Nga vào đêm trước của Cách mạng tháng Mười hỗn loạn, chính phủ không còn có thể kiểm soát được tình hình. Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius), tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory, Lenin và các đảng viên Bolshevik lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười lập chính quyền Xô viết của công, nông, binh. Chính quyền lập tức ban hành sắc lệnh về hòa bình, sắc lệnh về ruộng đất và ra khỏi chiến tranh với các điều kiện rất ngặt nghèo của phía Đức (Hòa ước Brest-Litovsk). Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào thời kỳ nội chiến cực kỳ đẫm máu (1918-1922). Phía cách mạng là công nhân, binh sỹ cách mạng và một bộ phận nông dân, bên kia là các lực lượng phản cách mạng gồm bảo hoàng, thành phần trí thức, trung lưu thành thị, sỹ quan, một bộ phận nông dân, người Cô Dắc Phe phản cách mạng còn nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia châu Âu. Đặc trưng của cuộc nội chiến là tính ác liệt không khoan nhượng. Đến cuối năm 1920 về cơ bản các lực lượng phản cách mạng đã thất bại, chính quyền Xô viết được thành lập trên toàn lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga. Ngày 30 tháng 12 năm 1922 những vùng lãnh thổ còn lại của Đế quốc Nga (trừ Ba Lan, Phần Lan và vùng Baltic giành được độc lập) tuyên bố thành lập một quốc gia mới là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết. Trước Thế chiến thứ hai Ngay sau nội chiến kết thúc, nền kinh tế Liên Xô đứng trước nguy cơ phá sản: ở nông thôn, nạn đói hoành hành, cướp bóc thổ phỉ nổi lên khắp nơi, hàng đoàn dân chết đói chạy vào thành phố ăn xin; còn ở thành phố, công nghiệp đình đốn, thất nghiệp cực điểm, tiền không còn giá trị, nguyên liệu, tài chính cạn kiệt – và tình hình xã hội lúc đó cực kỳ căng thẳng. Đứng trước tình hình đó, Lenin cho tiến hành chính sách kinh tế mới, hay NEP (Новая экономическая политика – НЭП), để thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng trong nội chiến. NEP là chính sách dùng cơ chế kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, kêu gọi đầu tư tư bản dưới sự định hướng kiểm soát của nhà nước. Đối với nông nghiệp, thay vì trưng thu mọi nông sản của nông dân như trong thời chiến, NEP dùng cơ chế thuế để điều tiết, nông dân sau khi làm nghĩa vụ thuế có thể mua bán nông sản trên thị trường tự do. Tại thành phố chính sách mới khuyến khích đầu tư của tư bản trong nước và nước ngoài, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành quan trọng sống còn với quốc gia. NEP của Lenin đã nhanh chóng cho kết quả rất tốt: nạn đói nhanh chóng bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Tù nhân lao động khổ sai trong các trại tập trung GULAG của Liên Xô Ngay sau khi Lenin mất (1924), trong ban lãnh đạo đất nước này đã diễn ra cuộc đấu tranh nội bộ rất khốc liệt để tranh giành quyền lực, chủ yếu là giữa hai nhóm của Iosif Vissarionovich Stalin và Lev Davidovich Trotsky. Dần dần phe Stalin thắng thế đưa Stalin vào vị trí độc tôn trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước với hình thức tập quyền cao nhất là sùng bái cá nhân Stalin. Để củng cố vị trí tuyệt đối, Stalin thu tóm tất cả cơ cấu quyền lực vào tay cá nhân mình, dùng thanh trừng trong nội bộ đảng, nhà nước và đàn áp ngoài xã hội để xử tử, khủng bố mọi đối thủ và mọi chính kiến bất đồng ngay từ trước khi bộc lộ. Bộ máy Bộ dân ủy nội vụ (NKVD – Народный коммисариат внутренних дел – НКВД) được dùng như công cụ đàn áp của cá nhân lãnh tụ Stalin để tạo tài liệu vu khống và tiêu diệt các đối tượng cần phải thanh toán theo chỉ đạo của Stalin. Sự vu khống, tố cáo được khuyến khích, đề cao như một phẩm chất trung thành với đảng và lãnh tụ. Về mặt kinh tế và xã hội, những năm 1920 – 1930 sau Lenin được đặc trưng bởi sự chấm dứt chính sách kinh tế mới và thiết lập nền kinh tế nhà nước tập trung cao độ theo kinh tế kế hoạch hóa toàn diện. Đất nước đặc trưng bởi sự bao trùm của bộ máy đảng trong mọi chức năng xã hội. Một quá trình to lớn có ảnh hưởng lâu dài của Liên Xô ở thời gian này là việc tiến hành thành công công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay trong và ngoài nước Nga vẫn còn nhiều tranh luận về sự nghiệp công nghiệp hóa này của Liên Xô trong các thập kỷ 1920, 1930, kết quả thực tế là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp lớn của thế giới trong một thời gian rất ngắn và điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai. Mặt khác, công nghiệp hóa với tốc độ và quy mô rất lớn đã đòi hỏi các nỗ lực cực cao của xã hội và đã gây ra các căng thẳng, mất cân đối cũng như tạo nên nạn đói khủng khiếp làm chết vài triệu người, nhất là tại Ukraina. Nạn đói tại Liên Xô những năm 1930 là lý do để ban lãnh đạo Xô viết tiến hành tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức ở nông thôn. Tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bức đã vấp phải sự phản kháng dữ dội của tầng lớp nông dân khá giả (được gọi là Kulak). Để hỗ trợ cho tập thể hóa, Stalin đã cho tiến hành chiến dịch tiêu diệt tầng lớp Kulak rất quyết liệt: toàn bộ tài sản của Kulak bị tịch thu, gia đình họ bị lưu đầy đến những vùng hoang dã Sau công nghiệp hóa và tập thể hóa kinh tế Liên Xô chỉ còn hai thành phần kinh tế nhà nước và tập thể với đặc điểm tập trung hóa và kế hoạch hóa cao độ. Đời sống tâm lý xã hội tại Liên Xô trong những năm 1920 – 1930 là kết hợp của hai yếu tố: • Một mặt nỗi lo sợ bị khủng bố bao trùm xã hội: không một ai (trừ Stalin) dù ở cương vị hay tầng lớp nào mà có thể được loại trừ khỏi khả năng bị NKVD xử lý và nỗi sợ khủng bố là chính sách chính thống để duy trì kỷ luật xã hội. Quy mô thanh trừng, đàn áp là rất lớn thậm chí người ta phải lập ra GULAG (Tổng cục quản lý các trại tập trung – Главное управление лагерей – ГУЛАГ) trực thuộc bộ dân ủy nội vụ NKVD. Chức năng của GULAG không chỉ là để trấn áp, tiêu diệt mà còn là cách giải quyết vấn đề nhân lực để khai phá những vùng đất hoang dã và gian khổ của đất nước. • Mặt khác những nhân tố giải phóng tích cực của cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực lớn, gây nên những làn sóng phấn khởi trong cuộc sống xã hội, những phong trào lớn được sự hưởng ứng của nhân dân, tâm lý chung của xã hội là chấp nhận hy sinh cho tương lai tươi sáng của đất nước và Chủ nghĩa xã hội, với niềm tin tuyệt đối vào lãnh tụ Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô. Thế chiến thứ hai Năm 1939, nguy cơ chiến tranh thế giới đã hiển diện rất rõ ràng tại châu Âu. Liên Xô trước đó vài năm theo đuổi chính sách an ninh tập thể với các nước Anh, Pháp để cùng kiềm chế nước Đức phát xít của Adolf Hitler đang quân phiệt hóa rất mạnh. Năm 1939, ban lãnh đạo của Liên bang Xô viết thay đổi đột ngột chính sách đối ngoại của mình: quay sang thỏa thuận với Hitler. Liên Xô và Đức đã ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau (Hiệp ước Molotov-Ribentrop) và đi xa hơn nữa hai bên ký biên bản thỏa thuận bí mật (секретный протокол) chia sẻ lãnh thổ các nước khác giữa Đức và Liên Xô theo đó Đức sẽ tấn công Ba Lan và phần Tây Ukraina, Tây Belarusia của nước này sẽ thuộc về Liên Xô, Đức làm ngơ đối với đòi hỏi lãnh thổ của Liên Xô với 3 quốc gia vùng biển Baltic (Estonia, Latvia, Litva) (Xem: Chiến sĩ đồng thiếc), phần đất Karelia của Phần Lan và Bessarabia (Moldova ngày nay) của Romania. Đổi lại Liên Xô sẽ trung lập trong chiến tranh giữa Đức và khối Anh – Pháp. Các nhà nghiên cứu của Tây Âu trước đây và Nga ngày nay đã có lý khi cho rằng: với chính sách này, Stalin và ban lãnh đạo Liên xô khi đó phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai. Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) Theo đúng tinh thần của biên bản bí mật, sau khi Đức tấn công Ba Lan gây chiến tranh thế giới (1 tháng 9 năm 1939), Quân đội Xô viết kéo vào Ba Lan chiếm Tây Belarusia, Tây Ukraina, chiếm Bessarabia của Romania lập nên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Moldavia (ngày nay là Moldova). Năm 1940, Liên Xô sáp nhập ba quốc gia vùng biển Baltic: Estonia, Latvia, Litva lập nên ba nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa vùng Baltic không được Quốc tế công nhận và gây chiến tranh chống Phần Lan chiếm dải đất Karelia lập nên nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Karelia. Trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940) quân đội Xô viết đã bộc lộ hết những yếu kém rất trầm trọng của mình và đó cũng là một nguyên nhân để Hitler tấn công Liên Xô năm 1941. Ngày 22 tháng 6 năm 1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này là Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc Quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu 1941 – 1942 đã thất bại to lớn, bị đánh tan và đẩy lùi với tổn thất hàng triệu sỹ quan, binh lính vì những nguyên nhân sau: • Quân đội Xô viết kém rất xa Wehrmacht(lực lượng quân đội Đức Quốc Xă) về mọi mặt: trang bị vũ khí (quân đội Đức được tái vũ trang từ trước, rất hiện đại, nhất là sau khi chiếm được nước Pháp với các nguồn công nghiệp chiến tranh khổng lồ của nước này), trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu và nhất là quân đội Đức đã đi trước các nước khác khá xa về tư duy quân sự trong nghệ thuật chiến tranh đã phát kiến ra các chiến thuật chiến tranh cơ động, thực sự là cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự với sự sử dụng tập trung các mũi nhọn xe tăng thiết giáp, không quân và bộ binh cơ giới Trong khi đó quân đội Xô viết cũng như các quân đội châu Âu khác vẫn còn nặng về tư duy chiến tranh trận địa của Thế chiến thứ nhất (thảm bại của liên quân Anh – Pháp năm 1940 tại chiến trường châu Âu cũng cho thấy rất rõ điều này). • Nền kinh tế của Đức đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh và nước Đức có tiềm lực công nghiệp khổng lồ với nguồn nhân công lao động chất lượng cao của các nước châu Âu bị chiếm đóng cộng với lao động nô lệ của người Do Thái. • Sai lầm về chính trị của Stalin: tin rằng có thể tránh được chiến tranh với Đức và không cho phép quân đội cũng như toàn quốc áp dụng các biện pháp quốc phòng hữu hiệu vì sợ bị hiểu là khiêu khích Đức. Thậm chí không muốn tin vào sự thật khi chiến tranh thực sự đã sắp nổ ra. • Là hậu quả của các cuộc thanh trừng đến tận gốc rễ trong tầng lớp sỹ quan của Hồng quân Liên Xô từ năm 1935 – 1938: hầu hết các tướng lĩnh đầu bảng nổi tiếng, có kiến thức và kinh nghiệm quân sự đều đã bị tiêu diệt, và với các tổn thất về cán bộ quân sự rất to lớn đến tận hàng ngũ sỹ quan trung cấp và sơ cấp. Trong hai năm 1941 – 1942 quân Đức đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ phía tây của phần châu Âu của Liên Xô nơi có 70% dân số và tiềm lực kinh tế của đất nước. Cuộc chiến tranh này đối với Liên Xô là có tính chất sống còn: không những sự tồn tại của quốc gia bị đe doạ mà dân tộc đứng trước nguy cơ diệt chủng (đối với Đức chiến tranh chống Liên Xô không phải là để kết thúc bằng một hiệp ước có lợi như mọi cuộc chiến tranh khác trước đây, mà là để tiêu diệt số lớn giống người Slav "hạ đẳng", đuổi số còn lại sang vùng Siberia hoang dã để chiếm đất cho "không gian sinh tồn" của giống người Đức Aryan "thượng đẳng" (xem kế hoạch Barbarosa và chủ nghĩa phát xít). Chính phủ Liên Xô đã có những nỗ lực vô cùng to lớn di chuyển toàn bộ các nhà máy và nguồn lực kinh tế sang các vùng sâu sau dãy Ural và Siberia và thiết lập dây chuyền sản xuất tại chỗ mới thậm chí ngay trên đất trống ngoài trời. Chỉ sau một năm sản xuất đã đạt mức trước chiến tranh và sau đó tăng lên với tốc độ rất cao, người Xô viết đã lao động tự giác quên mình vì chiến thắng với các nỗ lực rất phi thường. Phần lớn các dân tộc các nước Cộng hòa của Liên bang Xô viết đã đoàn kết hiệp lực tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản Liên xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi mối họa phát xít. Quân đội Xô Viết tuy thất bại nặng nề bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh hàng triệu người nhưng đã chống trả rất kiên cường theo khẩu hiệu "tử thủ" (стоять насмерть) bất kể mức độ hy sinh và cuối năm 1941 đã chặn đứng được quân đội Đức quốc xã tại cửa ngõ thủ đô Moskva. Trong các năm 1942 – 1943, các nỗ lực chiến tranh và kinh tế to lớn của Liên bang Xô viết cộng với sự giúp đỡ kinh tế, vũ khí của đồng minh Anh – Mỹ trong Liên minh chống Phát xít đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Đến cuối năm 1944 Liên Xô đã giải phóng được toàn bộ đất đai của mình và đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu và Trung Âu và đưa chiến tranh vào chính nước Đức. Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng. Bộ ba lớn. Ngồi ở giữa từ trái qua phải, Churchill, Roosevelt và Stalin Ngay sau chiến thắng đối với nước Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và vào tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật tại Mãn Châu (đông bắc Trung Quốc ngày nay). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh và Thế chiến thứ hai chấm dứt. Thế chiến thứ hai đã làm hơn 20 triệu người Xô viết thiệt mạng hàng nghìn thành phố làng mạc bị phá huỷ, các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ. Nhiều dân tộc thiểu số do có thiện cảm với Hitler đã bị trục xuất khỏi quê hương bản quán và bị tái định cư cưỡng bức. Hàng triệu sỹ quan, chiến sỹ quân đội Xô viết bị Đức bắt làm tù binh sau chiến tranh lại tiếp tục bị đưa về nước giam cầm trong các trại tập trung chỉ vì tội "hèn nhát rơi vào tay giặc". Chỉ đến sau khi Stalin chết (1953) những dân tộc bị đầy ải và các tù binh Xô viết này mới được về quê hương xứ sở và được trả tự do. Trên vùng đất mới xâm chiếm trong quá trình chiến tranh xuất hiện các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới: Moldavia, Estonia, Latvia, Litva, Karelia. Mặc dù có những khó khăn to lớn hậu quả của chiến tranh, Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế người chiến thắng góp phần quan trọng nhất vào việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít với uy tín quốc tế cực kỳ cao và niềm phấn khởi tự hào lớn lao của [...]... tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn Các đảng viên cộng sản phân ly và mất hoàn toàn sự kiểm soát và kỷ luật của Đảng và trở thành các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa Ngay Xô viết Tối cao Nga, nước cộng hòa trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hòa cao hơn hiến pháp Liên Xô, quyền lực của nhà nước Liên Xô dần trở thành hình thức Lính Liên. .. bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội đã gây ra khủng hoảng chính trị và gây ra sự tan rã của Liên Xô Hệ thống Kinh tế Hội đồng tương trợ kinh tế, một hợp tác kinh tế giữa nhiều nước xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô chủ trì Mô hình hệ thống kinh tế Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập... mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 6 Hiến pháp Liên Xô) "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Liên Xô là Xô viết Tối cao Liên Xô (Верховный Совет), có cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và trực tiếp đảm nhiệm chức năng lập pháp Cơ quan thường trực của Xô viết Tối cao là Đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, nhưng... tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai Năm 1968 Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và điều này càng làm gia tăng tinh thần bài Nga, bài Xô Viết trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi Liên Xô là lực lượng chiếm đóng kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình Việc Liên Xô đem quân chiếm đóng Afghanistan (1979) và sa lầy tại đây... chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc... nguyên nhân để Liên Xô sụp đổ Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc tuy được chính quyền dấu kín nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này) dân địa phương không che dấu thái độ căm ghét người Nga, và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước Và trong nội... hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), cải cách đã thất bại và Liên Xô sụp đổ Phân chia lãnh thổ Giai đoạn 1954-1991 Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết: 1 Armenia 2 Azerbaidjan 3 Belorussia 4 Estonia 5 Gruzia 6 Kazakhstan 7 Kirghizia 8 Latvia 9 Litva 10 Moldavia 11 Nga 12 Tadjikistan 13 Turkmenia 14 Ukraina 15 Uzbekistan Và phần... cha đẻ bom nguyên tử của Liên Xô Sergei Pavlovich Korolyov (Сергей Павлович Королёв) – Viện sỹ viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Tổng công trình sư tên lửa vũ trụ Liên Xô thời vệ tinh nhân tạo đầu tiên, thời Gagarin bay vào vũ trụ Pyotr Leonidovich Kapitsa (Пётр Леонидович Капица) – Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, giải thưởng Nobel, chủ tịch viện các vấn đề Vật lý của Liên Xô Mikhail Timofeevich... các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom) Các Xô viết và. .. dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ngày 21 tháng 12 tại Alma Alta, thủ đô của Kazakhstan, tất cả các nước cộng hòa trừ ba nước vùng biển Baltic ký tuyên ngôn tôn trọng các tôn chỉ và mục đích của thỏa thuận thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên Xô chính thức chấm dứt tồn tại Hệ thống chính trị Liên Xô là nước cộng sản đầu tiên, mô hình . Cách mạng và sự hình thành Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Thế chiến thứ nhất và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) do Lenin đứng đầu. Vào đầu thế. tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941 – 1945). Liên Xô tham gia vào khối Liên minh chống phát xít gồm Anh, nước Pháp tự do và sau này. nước khác giữa Đức và Liên Xô theo đó Đức sẽ tấn công Ba Lan và phần Tây Ukraina, Tây Belarusia của nước này sẽ thuộc về Liên Xô, Đức làm ngơ đối với đòi hỏi lãnh thổ của Liên Xô với 3 quốc gia

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan